Đồng nghiệp, cấp trên mắc phải chứng rối loạn nhân cách và thường xuyên có những hành vi, biểu hiện tiêu cực gây ảnh hưởng đến bạn? Bạn hoang mang, lo lắng không biết phải ứng xử như thế nào trong các trường hợp đó? Vậy thì hãy theo chân Blogvieclam.edu.vn tìm hiểu 9 cách hóa giải những hành vi rối loạn nhân cách qua nội dung bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Bật mí 9 cách hóa giải những hành vi rối loạn nhân cách nơi công sở
Lạm dụng tâm lý, cảm xúc
Gaslighting hay còn được hiểu là “kỹ xảo tâm lý”. Đây chính là một hình thức lạm dụng về tâm lý, cảm xúc, trong đó kẻ xấu sẽ lạm dụng những thông tin không chính xác, bị bóp méo đi để khiến bạn bị lo lắng và dẫn đến tự nghi ngờ bản thân, không còn cảm nhận về thực tế.
Để các bạn dễ hiểu hơn về hành vi này, Blogvieclam.edu.vn sẽ đưa ra một ví dụ như sau: đồng nghiệp của bạn sử dụng những từ ngữ tiêu cực, làm tổn thương bạn, phủ nhận đi toàn bộ sự việc tốt đẹp đã từng xảy ra hay dựng chuyện khiến bạn bị oan,… Cụ thể, họ sẽ thường nói rằng “làm gì có chuyện đó”, “bạn tưởng tượng ra à?” hay “đây là chuyện thật điên rồ”,… Thực tế, có thể những câu nói, từ ngữ này chưa đủ để thuyết phục, song nếu bạn càng nghe nhiều thì đầu óc sẽ càng mụ mị, nghi ngờ bản thân.
Và giải pháp được đưa ra ở đây là bạn hãy luôn giữ vững lập trường của bản thân bằng việc ghi lại sự việc hoặc kể cho những đồng nghiệp, bạn thân thiết để họ có thể giúp bạn chống lại tác dụng của hành vi lạm dụng tâm lý này.
Nhìn nhận vấn đề quá đại khái
Hiểu nôm na thì đây là những người luôn làm việc, nhìn nhận mọi thứ một cách đại khái. Hãy thử tưởng tượng, bạn cùng một đồng nghiệp khác làm chung dự án và bạn nói với họ như thế này: “Dự án này sẽ không hiệu quả được nếu chúng ta triển khai theo hướng A”. Thế nhưng sau đó, họ lại nói với sếp rằng bạn nói “lần hợp tác này sẽ là một thất bại”.
Những người mắc chứng rối loạn nhân cách không phải lúc nào cũng thông minh mà đa số họ lười suy nghĩ. Thay vì nhìn nhận mọi thứ cẩn thận, chi tiết thì họ lại rất qua loa, đại khái, đưa ra một tổng kết rất chung chung, không thể hiện hết hay đúng ý kiến của bạn.
Giải pháp đưa ra dành cho bạn đó là hãy luôn giữ vững chính kiến của mình, không ngại ngần bác bỏ những kết luận trắng đen hay đơn giản hoá vấn đề. Nếu đồng nghiệp chưa diễn giải hết ý, bạn hãy mạnh dạn nói “không” và giải thích, trình bày cho đến khi họ hiểu thì thôi.
Đổ lỗi cho người khác
Có những người không bao giờ biết nhận sai, họ luôn tìm cách để cáo buộc tất cả những rắc rối, điều không đúng của bạn thân lên người khác. Ví dụ đơn giản như là “lúc tôi nhờ thì bạn không giúp, giờ tôi bị trách móc chính là do bạn” hay “bạn đừng làm tôi tức giận nữa”,…
Với những trường hợp này, bạn tuyệt đối không được tỏ ra cảm thông hay chấp nhận cáo buộc lên mình. Điều đó sẽ chỉ khiến người kia tiếp tục “được nước làm tới” và lợi dụng bạn mà thôi.
Đổi mục tiêu
Thường những người rối loạn nhân cách sẽ luôn sử dụng lối suy luận logic đó là “đổi mục tiêu”. Điều này đảm bảo họ sẽ luôn có những lý do khác nhau để không hài lòng về bạn.
Ví dụ như khi bạn đã cố gắng để đưa ra những ý kiến, luận điểm chứng minh cho điều mình làm hoặc bạn cũng đã thực hiện đúng theo yêu cầu của họ nhưng họ lại bắt đầu đưa ra một kỳ vọng khác, đòi hỏi bạn cần phải đạt được. Trường hợp này thường xảy ra trong các kỳ đánh giá kết quả cuối quý hoặc cuối năm. Sếp đưa ra KPI là bạn hoàn thành 300 bài viết thì sẽ được thưởng, nhưng cuối cùng, dù bạn đã đảm bảo, sếp lại nói rằng vì traffic không tăng nên phần thưởng sẽ rút lại. Như vậy, rõ ràng sếp đã đổi mục tiêu từ số lượng bài viết sang traffic của website và nó không giống với thỏa thuận ban đầu.
Cách để bạn ứng xử khi gặp tình huống này đó là thẳng thắn trao đổi, khẳng định giá trị của bản thân. Bạn tuyệt đối không nhún nhường và để người khác phủ nhận thành quả bạn làm được.
Tìm hiểu thêm: Big 4 là gì? Điều gì tạo nên sức hút của Big 4 với giới trẻ hiện nay?
Thay đổi chủ đề
Thay đổi chủ đề hay theo thuật ngữ dân gian gọi là “đánh trống lảng”. Những người rối loạn nhân cách sẽ luôn tìm cách để trốn tránh trách nhiệm, tìm cách để điều hướng câu chuyện làm sao cho có lợi với họ.
Để ngăn chặn thói quen này, bạn hãy mạnh mẽ, dứt khoát “tôi không nói đến chuyện đó”. Điều này sẽ buộc họ phải tập trung vào những lý lẽ, bằng chứng mà bạn đưa ra, họ phải nhìn ra cái sai của bản thân mình.
Mắng chửi trực tiếp
Đây chắc chắn là hành vi dễ dàng nhận ra nhất. Nếu có đồng nghiệp hay cấp trên nào mắng chửi, xỉ vả, có ý làm nhục bạn nơi công sở, bạn đừng dại mà chịu đựng. Ngay lập tức, bạn hãy dừng câu chuyện lại, nói rõ với họ rằng bạn không thích, không muốn bị mang ra làm trò đùa để họ thích đối xử như thế nào cũng được. Điều quan trọng nhất là bạn cũng đừng để bụng, cảm thấy khó chịu, uất hận trong lòng nhé.
Hạ thấp năng lực, giá trị của người khác
Trong môi trường công sở, bạn cũng cần lưu ý đến những trường hợp cố tình hạ thấp giá trị, năng lực của người khác. Cho dù đồng nghiệp đang có ý tâng bốc bạn lên, nhưng bên cạnh đó họ cũng chê bai một người khác. Lúc này, bạn sẽ cần cảnh giác và tốt nhất là nên tránh xa loại người như vậy. Bởi rất có thể vào một ngày nào đó, chính họ cũng đi nói xấu, hạ thấp bạn.
Tất nhiên, chúng ta không thể đánh đồng tất cả mọi người nhưng bạn cũng không nên quá thờ ơ.
Đùa giỡn quá ác ý
Với người rối loạn nhân cách, họ thường có thói quen nói những câu bông đùa ác ý nhưng lại thể hiện hết sức tự nhiên. Nếu bạn cảm thấy khó chịu, tức giận vì những câu nói đó thì họ sẽ cho rằng bạn khó gần, không có khiếu hài hước.
Chẳng hạn như đồng nghiệp nói với bạn như thế này: “thánh trễ deadline nay lại hoàn thành công việc sớm, lạ nhỉ?” hay “cô gái quê mùa nay lại lộng lẫy thế?”,… Đây đều là những câu nói tiêu cực nhằm khịa đểu, hạ nhục người khác. Và bản thân bạn có quyền chấp nhận nó hoặc không. Nếu thấy không vui, bạn hãy thẳng thắn nói ra để đồng nghiệp biết và lần sau không làm như vậy nữa.
Tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thứ ba
Đây còn được gọi với cái tên hoa mỹ hơn là “tam giác hoá các mối quan hệ”. Bạn hãy thử tưởng tượng, bạn đứng trên đỉnh một hình tam giác, khi nhìn xuống thì bạn chỉ có thể tập trung được vào một trong hai đỉnh còn lại. Và những người rối loạn nhân cách sẽ lợi dụng điều đó để hướng sự chú ý của bạn vào người khác.
>>>>>Xem thêm: Khách du lịch là gì? Phân loại khách du lịch ra sao?
Đơn giản như họ sẽ nói với bạn là “chị C ngồi cạnh bạn rất hay nói xấu bạn với sếp. Chị ấy nói bạn hay làm việc riêng trong giờ, chắc cũng vì thế mà dạo này sếp hay khó tính với bạn”. Với những lời nói này, bạn có hai sự lựa chọn, tin hoặc không tin. Thế nhưng, suy cùng, chị C kia cũng không phải kẻ thù của bạn, có thể chị ấy mới chính là người bị hại.
Với trường hợp này, tốt nhất bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên thứ ba để tránh gặp phải những rắc rối về sau.
Như vậy, bài viết trên đây đã chia sẻ đến bạn đọc 9 cách hóa giải những hành vi rối loạn nhân cách nơi công sở. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp các bạn có thể tránh xa được những vấn đề thị phi, không tốt đẹp ở nơi làm việc nhé.