Ai cũng mong muốn tìm được một môi trường làm việc hòa đồng vui vẻ, có cơ hội phát triển bản thân. Nhưng chẳng may, nếu bạn gặp phải một vị sếp thiên vị người thân tại công sở thì bạn sẽ làm thế nào? Tham khảo bài viết dưới đây để biết cách ứng xử trong tình huống đó nhé!
Bạn đang đọc: Bí quyết công sở: Đối phó với sự thiên vị người thân tại công sở của Sếp
Có sếp thiên vị người thân là cảm giác thế nào?
Mặc dù ai cũng biết, tại một xã hội thu nhỏ như công sở, chuyện gì cũng có thể xảy ra. Thế nhưng, trong môi trường mà “năng lực được đánh giá bằng mối quan hệ gia đình” thì người trong cuộc vẫn có những cảm giác không mấy tích cực, chẳng hạn như:
Với quan hệ gia đình, cấp trên có thể nâng đỡ, tìm cách chiếu cố cho người thân của mình. Thế nhưng, việc không phân minh, đánh giá năng lực nhân viên theo quan hệ thân thiết rất dễ khiến nhân viên có những phản ứng tiêu cực, bất mãn và làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn không đáng có.
Những dấu hiệu nhận biết sếp thiên vị
Như thế nào được coi là một người sếp thiên vị người thân? Hãy cùng Blogvieclam.edu.vn điểm mặt những biểu hiện nổi bật của kiểu sếp này qua những nội dung dưới đây:
- Sếp đưa người nhà đảm nhiệm những vị trí quan trọng trong công ty mà không thông qua quy trình tuyển dụng như thông thường.
- Không khiển trách, áp dụng hình phạt khi người nhà mắc lỗi như mọi nhân viên khác.
- Đánh giá năng lực nhân viên không công bằng: luôn đánh giá người nhà cao hơn, khen thưởng nhiều hơn mặc dù các nhân viên khác cũng đảm nhiệm những công việc tương tự và hoàn thành tốt, thậm chí là tốt hơn người thân của sếp.
- Phân công công việc không đồng đều: luôn luôn giao những nhiệm vụ quan trọng cho người nhà mà không cân nhắc tới năng lực của các nhân viên khác.
Làm thế nào để đối phó với chuyện sếp thiên vị người thân?
Vậy làm thế nào để đối phó với chuyện sếp thiên vị người thân? Chống đối gay gắt hay im hơi lặng tiếng? Cùng tham khảo những bí quyết dưới đây nhé!
Cố gắng hơn trong công việc
Tìm hiểu thêm: Tuyệt chiêu viết CV xin việc thủ kho “đốn tim” nhà tuyển dụng
Thay vì buồn bực, khó chịu về sự thiên vị của sếp, bạn hãy cố gắng hoàn thành công việc thật tốt. Như vậy, bạn có thể chứng minh năng lực bản thân thông qua hiệu suất công việc, số dự án thực hiện và số hợp đồng ký kết được… Blogvieclam.edu.vn tin rằng, khi bạn có năng lực thực sự, cấp trên sẽ chẳng có lý do gì để ngó lơ hay không trọng dụng bạn.
Không đối đầu trực diện với sếp
Trước thái độ “bên trọng bên khinh” của cấp trên, dù bạn có khó chịu thế nào thì cũng không nên tỏ thái độ gay gắt, đối đầu trực tiếp với sếp. Đó là hành động kém khôn ngoan. Bằng việc thể hiện thái độ tiêu cực, bạn không chỉ không giúp sếp nhận ra cách đối xử thiếu công bằng của mình mà còn vô tình biến bạn trở thành cái “gai” trong mắt họ. Và như thế, chắc chắn, cuộc sống công sở sau này của bạn sẽ chẳng hề dễ dàng một chút nào.
Không tỏ thái độ với người được “ưu ái”
Bên cạnh đó, bạn cũng không được lên mặt hay cố tình tỏ thái độ với người được ưu ái hơn. Đơn giản vì với quan hệ thân cận với sếp, bạn sẽ chẳng bao giờ thắng được trong cuộc tranh cãi với họ. Thêm nữa, việc bạn gây gổ với họ còn dễ làm mất hòa khí công ty, khiến bầu không khí nơi làm việc trở nên ngột ngạt, khó chịu. Như vậy, bạn sẽ trực tiếp làm ảnh hưởng tới đồng nghiệp xung quanh.
Tìm kiếm môi trường khác phù hợp hơn
Nếu như mọi cách bạn làm không thể khiến sếp thay đổi suy nghĩ và hành động, thậm chí còn cố tình chèn ép, bắt nạt bạn thì Blogvieclam.edu.vn khuyên bạn nên tìm một môi trường phù hợp với bạn hơn, nơi mà họ đối xử công bằng, tôn trọng nhân viên của mình. Bởi việc bạn cố gắng chịu đựng sự thiên vị sẽ khiến bạn luôn chìm đắm trong trạng thái chán nản, thất vọng, không có động lực làm việc. Và như thế, hiệu suất công việc của bạn sẽ không cao.
>>>>>Xem thêm: 5 cách giúp bạn trở thành nhân viên “không thể thay thế” trong công ty
Thêm nữa, một công ty đối xử thiếu công bằng với nhân viên sẽ khó có thể níu chân được những nhân sự có năng lực. Như vậy, sớm muộn, công ty cũng sẽ gặp phải những thách thức vô cùng lớn, đồng thời khó có thể tạo được những đột phá trong kinh doanh. Do đó, nếu bạn cố gắng ở lại đồng nghĩa với việc bạn tự hủy hoại tương lai của mình.
Hy vọng, với những chia sẻ ở trên, các bạn đã biết cách ứng xử khi làm việc với một vị sếp thiên vị người thân tại công sở. Dù thế nào thì hãy luôn bình tĩnh để giải quyết vấn đề nhé!