Nhắc đến một bộ phim hay, một chương trình đình đám không thể thiếu sự đóng góp to lớn của nhà biên kịch. Vậy thực chất biên kịch là gì? Công việc phía sau hậu trường này có gì thú vị? Nếu bạn tò mò hãy để Blogvieclam.edu.vn giúp bạn khám phá ở bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Biên kịch là gì? Giải đáp thắc mắc xoay quanh nghề biên kịch
Khái niệm biên kịch là gì?
Hiểu một cách đơn giản, biên kịch là những người phác thảo ra các nội dung, kịch bản hấp dẫn để giúp nhà sản xuất, đạo diễn tạo nên các ấn phẩm, chương trình, bộ phim thu hút người xem.
Công việc của biên kịch khá tự do và thoải mái khi họ được làm chủ thời gian và không gian của mình. Tuy nhiên để gắn bó lâu dài đòi hỏi mỗi người phải không ngừng sáng tạo và nỗ lực có như vậy mới tạo ra nguồn thu nhập ổn định và khẳng định được thương hiệu cho bản thân.
Muốn làm biên kịch học ngành gì?
Để trở thành biên kịch, bạn có thể theo học ngành Biên kịch điện ảnh truyền hình.
Mục tiêu đào tạo của ngành là trang bị cho sinh viên những kiến thức chung về khoa học xã hội – nhân văn, kỹ năng sáng tác và biên tập kịch bản. Sau khi tốt nghiệp, các bạn sinh viên sẽ có cho mình một kho tàng kiến thức và kỹ năng đầy đủ để biên soạn kịch bản, sáng tạo nội dung trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Hiện nay ở Việt Nam chỉ có 2 khối thi vào ngành này đó là:
- Khối S00 (Ngữ văn – Năng khiếu SKĐA 1 – Năng khiếu SKĐA 2)
- Khối S01 (Toán – Năng khiếu 1 – Năng khiếu 2)
Trong đó, môn Năng khiếu SKĐA sẽ được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau tùy theo sự sắp xếp của mỗi cơ sở giáo dục. 2 hình thức thường gặp nhất là vấn đáp trực tiếp một vấn đề xã hội và trình bày quan điểm cá nhân về hiện tượng cho sẵn (viết trên giấy).
Trường nào đào tạo ngành biên kịch tốt nhất?
Ngày nay, ngành điện ảnh Việt Nam đang trên đà phát triển và chứng tỏ vị thế của mình trên trường quốc tế. Với tư duy đổi mới có không ít bạn trẻ lựa chọn biên kịch làm ước mơ cho mình. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện chỉ có trường đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội có đào tạo ngành Biên kịch chính quy trong khi trường đại học Sân khấu Điện ảnh TP. HCM vẫn chưa có.
Thế nên, với những bạn thực sự đam mê với ngành Biên kịch có thể lựa chọn các khóa học ngắn hạn do người trong nghề tổ chức để nâng cao khả năng của bản thân. Hoặc có thể lựa chọn con đường du học để chinh phục ước mơ của mình.
Dưới đây là một số trung tâm đào tạo biên kịch uy tín bạn có thể tham khảo
- Trung tâm hỗ trợ phát triển tài năng điện ảnh TPD
- Trung tâm Tư vấn và Đào tạo Báo chí – Truyền thông
- Trung tâm Điện Ảnh ABV
- Trung tâm biểu diễn nghệ thuật Thăng Long
Một số khóa học HOT dành cho ngành biên kịch
- Khóa học Biên kịch đa phương tiện – Comic Media Academy
- Khóa học Biên kịch bạn là ai – Unica
- …
Tìm hiểu thêm: Học kiến trúc ra làm gì? 6 công việc tiềm năng cho SV kiến trúc
Để trở thành biên kịch bạn cần có tố chất gì?
Nhắc đến biên kịch người ta nghĩ ngay đến những con người giàu trí tưởng tượng, sáng tạo và tư duy logic. Tuy nhiên không đơn giản chỉ dừng lại ở đó, để trở thành một nhà biên kịch giỏi bạn cần phải đảm bảo những yếu tố sau:
Có niềm đam mê với viết lách
Muốn trở thành một tác giả kịch bản bạn cần phải có năng khiếu và niềm đam mê với viết lách. Bởi lẽ, ngôn ngữ của biên kịch đòi hỏi sự sắc bén, logic trong từng câu chữ. Bên cạnh đó, thông qua mỗi lời thoại người viết kịch bản còn phải truyền tải được nội tâm của nhân vật cũng như những thông điệp tích cực dành cho khán giả. Đồng thời, họ cũng cần có sự am hiểu nhất định trong cách xây dựng các ấn phẩm, tác phẩm truyền hình để thu hút tối đa lượt tiếp cận của người xem.
Sáng tạo không ngừng nghỉ
Người làm kịch bản chắc chắn sẽ không thể thiếu được khả năng sáng tạo. Vì nếu không có sự bứt phá các tác phẩm sẽ vô cùng nhàm chán và không nhận được tín hiệu tích cực từ phía khán giả. Do đó, nhà biên kịch phải luôn không ngừng học hỏi, trau dồi thêm kỹ năng, biết lắng nghe ý kiến của mọi người để ngày càng hoàn thiện các tác phẩm của mình.
Chịu được áp lực cao
Không có con đường nào là dễ dàng, đặc biệt đối với nghề biên kịch đầy tính cạnh tranh này. Để đạt được thành công bạn không được phép lười biếng, phải chuẩn tinh thần đối diện với mọi ý kiến trái chiều xung quanh. Nên đã xác định theo nghề thì phải chịu được áp lực mà công việc mang đến.
>>>>>Xem thêm: Yêu đương quá lộ liễu chốn công sở: Nên hay không?
Cơ hội việc làm của ngành Biên kịch như thế nào?
Công việc của ngành Biên kịch hiện nay rất đa dạng. Cụ thể là sau khi tốt nghiệp ra trường các bạn có thể thử sức với những công việc như:
- Biên kịch phim: Đây là nghề có sức cạnh tranh cao, đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian. Nếu là một biên kịch trẻ chưa có tên tuổi bạn sẽ gặp vô vàn thử thách trên bước đường hành nghề.
- Biên kịch chương trình giải trí: Làm biên kịch cho các gameshow thường không đòi hỏi bạn phải có tên tuổi. Tuy nhiên, bạn phải năng động, chăm chỉ và “bắt trend” nhanh.
- Biên tập tại các hãng phim: Mặc dù đây không phải là “cha đẻ” trực tiếp của kịch bản nhưng công việc mà bạn đảm nhận sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong khâu sản xuất các bộ phim, chương trình.
Tóm lại, nghề biên kịch là một vùng đất màu mỡ dành cho những bạn trẻ yêu thích sự sáng tạo. Do đó, bạn hãy cứ đam mê và cố gắng cơ hội chắc chắn sẽ rộng mở với bạn.
Hy vọng với những chia sẻ trên của Blogvieclam.edu.vn đã giúp bạn phần nào hiểu hơn về cuộc sống của biên kịch và những điều thú vị xoay quanh những người đứng sau hậu trường này. Chúc các bạn sẽ sớm thành công trên con đường trở thành nhà biên kịch tài năng nhé!