Big idea là gì? Vai trò của big idea trong chiến dịch Marketing

5/5 – (1 vote)

Bạn đang đọc: Big idea là gì? Vai trò của big idea trong chiến dịch Marketing

Trong các chiến dịch Marketing hiện nay, nếu như Insight là vấn đề khiến nhiều nhãn hàng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm, xác định thì Big Idea giống như một giải pháp. Vậy Big Idea là gì? Các bước phát triển Big Idea hiệu quả bao gồm những gì, hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thể có câu trả lời nhé.

1. Big Idea là gì? Big Idea trong Marketing là gì?

Big Idea là gì? Big Idea có thể được hiểu là một thông điệp bao quát xuất phát từ mục tiêu giải quyết Insight khách hàng, được tổng hợp từ tất cả yếu tố liên quan có thể tác động tới khách hàng mục tiêu của thương hiệu.

Nói cách khác, Big Idea chính là cách mà các thương hiệu kể câu chuyện của mình hay truyền tải thông điệp để xích lại gần hơn với khách hàng. Big Idea trong Marketing là gì?

Trong Marketing, Big Idea là yếu tố vô cùng quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, làm thế nào để sáng tạo và vận dụng Big Idea một cách hiệu quả thì không phải công ty, nhãn hàng nào cũng có thể làm được.

Big Idea là gì? Big Idea trong Marketing là gì?

Sau khi đã hiểu rõ Big Idea là gì rồi thì cách để phát triển Big Idea trong chiến dịch Marketing như thế nào? Cùng tiếp tục tìm hiểu trong phần tiếp theo bạn nhé!

2. Vai trò của Big Idea là gì?

Vai trò của Big Idea là gì? Có thể nói, Big Idea chính là “trái tim” của một chiến dịch. Bởi tất cả các hoạt động đều được triển khai như một quỹ đạo vòng tròn, nhằm truyền tải một thông điệp truyền thông xuyên suốt, nhất quán.

Nhờ có Big Idea, người làm truyền thông sẽ xác định được điều mà điều mà mình mong muốn khách hàng nhớ đến thương hiệu của mình là gì. Từ đó, xây dựng, đề xuất được kế hoạch cụ thể để tác động vào nhận thức, trí nhớ của khách hàng, nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

3. Tiêu chí đánh giá một Big Idea là gì?

Tiêu chí đánh giá một Big Idea là gì?

Các tiêu chí để đánh giá một Big Idea là gì? Nó cần đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chí sau:

3.1 Có khả năng thay đổi

Mục tiêu của doanh nghiệp trong việc xây dựng Big Idea là để gây tác động và ảnh hưởng tới thị trường, cụ thể hơn là tới đối thủ, khách hàng hiện tại hay nhóm khách hàng tiềm năng của công ty. Chính vì thế, Big Idea tốt cần phải có khả năng thay đổi thái độ, niềm tin, nhận thức, hành vi của mọi người về một vấn đề nào đó. Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần dựa trên những sự thật trong suy nghĩ của con người để đề ra giải pháp phù hợp, nhằm hướng hành vi khách hàng theo mong muốn của doanh nghiệp.

3.2 Có thể sở hữu được

Một Big Idea có thể sở hữu được tức là Big Idea này là dành riêng cho thương hiệu, chỉ thuộc về thương hiệu. Nó phải được xây dựng từ định vị thương hiệu, từ những bản sắc rất riêng để giúp khách hàng biết đến và dễ dàng ghi nhớ về thương hiệu.

3.3 Đơn giản

Hiện nay, khách hàng có quá ít thời gian mà lại có rất nhiều sự lựa chọn. Chính vì thế, đơn giản, ngắn gọn là yếu tố mà người dùng luôn rất đề cao. Thật vậy, ý tưởng dù có hay đến mấy nhưng nếu truyền tải một cách rườm rà, phức tạp cũng sẽ không tạo được ấn tượng với khách hàng. Thay vào đó, một Big Idea tối giản, thể hiện nét tinh túy nhất của thương hiệu và có giá trị truyền tải xuyên suốt mới được đánh giá là Big Idea tốt.

3.4 Độc đáo

Bộ não con người được lập trình để bỏ qua những thông tin tương tự nhau. Chính vì thế, nếu muốn tác động và thay đổi nhận thức, hành vi của khách hàng, Big Idea cần phải thể hiện được yếu tố độc đáo. Nếu ý tưởng đó không có gì khác biệt, người làm Marketing cần thông qua hình ảnh, Video để làm nó trở nên đặc biệt và ấn tượng trong mắt mọi người.

3.5 Có sức hút

Một Big Idea thành công cần phải tạo được sức hút mạnh mẽ với người tiêu dùng. Cụ thể, ý tưởng triển khai cần thúc đẩy họ tham gia vào các hoạt động được tạo ra trong chiến dịch, nói tốt về thương hiệu và xa hơn là sẵn sàng mua hàng.

3.6 Có khả năng lan tỏa tự nhiên

Có khả năng lan tỏa tự nhiên

So với việc đầu tư ngân sách để tiếp cận người dùng thông qua các kênh truyền thông đắt đỏ, việc Big Idea được lan tỏa một cách tự nhiên thông qua chính người tiêu dùng sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Một ý tưởng tốt phải đủ sức thuyết phục người tiêu dùng chia sẻ tới bạn bè, đồng nghiệp hay người thân. Hay nói cách khác, Big Idea cần có sức len lỏi vào tiềm thức của người nghe và trở thành một phần trong cuộc trò chuyện hàng ngày giữa mọi người.

3.7 Xoay quanh cái tôi

Trong vô vàn những câu chuyện khác nhau, khách hàng thường dễ bị thu hút, hấp dẫn bởi những câu chuyện về chính mình. Chính vì thế, Big Idea tốt nên được xây dựng dựa trên hình ảnh về một cá nhân có những nét tương đồng với họ. Để làm được điều này, các Marketer cần phải khám phá nội tâm và định hình cái tôi muốn truyền tải qua Big Idea.

4. Cách phát triển Big Idea trong chiến dịch Marketing

Xây dựng Big Idea đơn giản hay phức tạp phụ thuộc rất nhiều vào bản thân các thương hiệu. Theo đó, nếu thực hiện bài bản từng bước, đây không phải việc quá phức tạp.

Tuy nhiên, nếu thực hiện mọi thứ theo cảm tính thì mọi thứ đương nhiên là vô cùng khó khăn. Vì vậy, để có thể phát triển Big Idea một cách hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số bước dưới đây của chúng tôi:

4.1 Nghiên cứu Brief

Trước khi bắt tay vào tìm kiếm Big Idea là gì, bạn nên bắt đầu bằng việc xây dựng, nghiên cứu Brief, ý tưởng sáng tạo cũng như xác định thách thức. Để làm tốt điều này, bạn cần chú ý:

  • Xác định mục tiêu: Hãy cẩn trọng xem xét mục tiêu bạn muốn gửi gắm qua Big Idea là gì? Là đơn giản muốn tăng doanh số hay mở rộng thị trường ở khu vực mới, kết nối gần hơn với khách hàng,…
  • Xác định chân dung khách hàng mục tiêu: Chân dung khách hàng càng cụ thể và rõ ràng, việc xây dựng Big Idea của bạn càng dễ dàng.

4.2 Tìm kiếm Insight khách hàng

Tìm hiểu thêm: Sai lầm marketing của doanh nghiệp khiến họ thất bại

Cách phát triển Big Idea trong chiến dịch Marketing

Tìm kiếm Insight khách hàng (những mong muốn ẩn chứa bên trong mỗi khách hàng mà thương hiệu cần tìm ra để giải quyết) là bước tiếp theo bạn cần thực hiện để có được Big Idea tốt nhất.

Với bản chất là những điều thầm kín, những trạng thái tâm lý giấu kín, các thương hiệu cần áp dụng các phương pháp nghiên cứu hành vi, trạng thái, sở thích tiêu dùng,… của khách hàng để có được câu trả lời cho bài toán xây dựng Big Idea của mình.

4.3 Tìm cách kết nối thương hiệu

Xác định được Insight khách hàng đã khó, nhưng tìm được cách giải quyết nó càng là điều khó hơn. Ở bước này, bạn cần:

  • Nghiên cứu tỉ mỉ về tính cách thương hiệu của mình.
  • Xác định rõ phân khúc khách hàng.
  • Tìm cách giải quyết mong muốn, nỗi đau, khúc mắc tâm lý khách hàng.
  • Xác định lợi thế thương hiệu, giọng điệu, ngữ cảnh, câu chuyện phù hợp.

4.4 Chuẩn bị các yếu tố quan trọng cho Big Idea hoàn chỉnh

Big Idea là gì? Các bước chuẩn bị các yếu tố quan trọng cho Big Idea hoàn chỉnh

Trải qua giai đoạn nghiên cứu chi tiết, tỉ mỉ kể trên, bạn có thể bắt tay ngay hoàn thiện Big Idea với các bước chuẩn bị quan trọng như sau:

  • Xác định các yếu tố kết nối Big Idea như tên gọi, câu chuyện, ý nghĩa,kênh quảng bá giới thiệu.
  • Xác định thông điệp quan trọng (key message) để giải quyết vấn đề của khách hàng và giúp công chúng ghi nhớ điểm nổi bật của Big Idea. Key message cần vừa đánh được vào tâm lý của khách hàng lại vừa đúng với tính chất, màu sắc của sản phẩm, thương hiệu.

5. Ví dụ về Big Idea hay của thương hiệu nổi tiếng

Để bạn có thể dễ hình dung cũng như áp dụng hiệu quả các bước xây dựng Big Idea kể trên, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn một số Big Idea nổi bật điển hình nhất.

5.1 Casestudy “Đi để trở về” của Biti’s

Nhắc đến các ví dụ về Big Idea ấn tượng, chắc chắn không thể bỏ qua case “Đi để trở về” với dòng sản phẩm Biti’s Hunter thu hút giới trẻ. Theo đó, đây thực sự là bước đi với Big Idea đầy táo bạo khi hướng đến mục tiêu là giới trẻ của Biti’s – Một thương hiệu lâu đời và được nhận định có phần “lỗi mốt”.

Với định vị chuẩn xác, gắn dòng sản phẩm giày thể thao Biti’s Hunter với định vị trải nghiệm và thông điệp “Đi để trở về” Biti’s đã có cú lội ngược dòng đầy ngoạn mục trên thị trường đầy rẫy những đối thủ cạnh tranh mạnh như Nike, Adidas, Puma,…

Casestudy “Đi để trở về” của Biti’s

Không những vậy, Biti’s cũng vô cùng tinh tế khi lựa chọn đặt ra những câu hỏi được giới trẻ quan tâm như: “Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như Tết là để đi?”. Cùng với đó, cách chuyển tải câu chuyện độc đáo thông qua bài hát chủ đề cũng giúp Biti’s giữ được sức nóng qua nhiều năm liên tiếp với “Đi để trở về”; “Đi để trở về 2”; “Đi để trở về 3”;…

Thành công ngoài sức mong đợi, ở thời điểm hiện tại, các ca khúc trong chiến dịch quảng cáo cũng như thông điệp của Biti’s cũng vẫn được yêu thích và đón nhận mạnh mẽ, đặc biệt là dịp Tết đến xuân về.

5.2 Case study chiến dịch “Yêu thương thành lời” của Vinacafe với Big Idea “The cup of love”

Nhìn lại quá khứ, chiến dịch “Yêu thương thành lời” được Vinacafe tung ra vào dịp Tết năm 2015 cũng đã tạo ra được những thành công vang dội. Khi đó, đây là nội dung quảng cáo thu hút được nhiều sự quan tâm nhất trên Youtube.

Chiến dịch “Yêu thương thành lời” được Vinacafe thực hiện nhằm chinh phục nhóm đối tượng giới trẻ. Cụ thể, họ là những người trẻ trong độ tuổi 18 – 25, sống tại các thành phố lớn, dành rất nhiều tình cảm cho cha mẹ nhưng ngại trong việc biểu hiện thành lời. Trong khi đó, cha mẹ lại rất mong chờ những câu “Con thương ba”, “Con yêu mẹ”… từ những đứa con của mình.

>>>>>Xem thêm: Kỹ năng ra quyết định: Quy trình 7 bước đưa ra quyết định

Case study chiến dịch “Yêu thương thành lời” của Vinacafe với Big Idea “The cup of love”

Thông qua chiến dịch “Yêu thương thành lời”, Vinacafe muốn trở thành một đại sứ kết nối giữa cha mẹ và con cái. Thông qua việc khám phá sự thật tâm lý của nhóm đối tượng mục tiêu, ý tưởng lớn được triển khai xuyên suốt toàn bộ chiến dịch là “The cup of love”. Mỗi bộ sản phẩm của Vinacafe đều được đính kèm một tách cafe với những lời thủ thỉ, tâm tình đầy nhẹ nhàng, dễ thương với ba mẹ của mình. Chẳng hạn như “Ba khó gần nhưng con cần là có” hay “Mẹ hay càm ràm nhưng làm vì con tất cả”… Thông qua đó, Vinacafe đã giúp xóa đi những giây phút ngại ngùng giữa các thành viên trong gia đình, giúp họ tự nhiên bày tỏ những lời yêu thương tới người thân của mình.

Hy vọng thông tin chia sẻ trong bài viết có thể hữu ích và giúp bạn trả lời câu hỏi: “Big Idea là gì?” và có thể áp dụng hiệu quả trên thực tế. Đừng quên chia sẻ bài viết cũng như theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ các thông tin bổ ích tiếp theo.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *