BPO là gì? Tầm quan trọng của BPO với doanh nghiệp như thế nào? Trong nội dung bài viết này Blogvieclam.edu.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ này và lưu ý quan trọng khi quyết định thuê BPO làm việc.
Bạn đang đọc: BPO là gì? Tầm quan trọng của BPO đối với doanh nghiệp
1. BPO là gì?
BPO (Business Process Outsourcing) là hoạt động thuê một doanh nghiệp khác thực hiện khối lượng công việc mà công ty bạn đang cần. Hầu hết doanh nghiệp chọn thuê ngoài bởi họ cho rằng công ty dịch vụ kia có chuyên môn hơn, có thể xử lý công việc tốt hơn là tự làm.
Hiện nay có rất nhiều công ty làm Outsourcing, họ cung cấp các dịch vụ khác nhau cho khách hàng như: Quảng cáo, SEO, công nghệ,…
Doanh nghiệp muốn thuê Business Process Outsourcing họ sẽ thường sắp xếp khối lượng công việc muốn thuê thành 2 loại:
- Back-office outsourcing: Loại này chỉ chủ yếu giải quyết các nhu cầu thiết yếu trong nội bộ công ty như: Bảng lương, thanh toán,…
- Front office BPO: Loại này sẽ là những dịch vụ khách hàng như tiếp thị hoặc hỗ trợ về kỹ thuật.
2. BPO ra đời như thế nào?
Trên thế giới, nhiều người vẫn cho rằng BPO xuất hiện ở Ấn Độ đầu tiên. Thế nhưng về sau người ta phát hiện ra Philippines nói tiếng Anh tốt hơn người Ấn Độ, trình độ nhân lực của đất nước này cao. Đặc biệt Philippines còn được tạo điều kiện để các dịch vụ thuê ngoài phát triển. Trong suốt những năm 1990 thì Philippines được cho là nơi phát triển đỉnh cao của BPO.
Tại Việt Nam, BPO được nhắc đến từ cuối năm 2005, nhưng đến mãi năm 2007 mới có khoảng 17% doanh nghiệp sử dụng dịch vụ này. Các năm về sau, BPO phát triển mạnh mẽ ở nước ta, hầu hết các doanh nghiệp đều thuê ngoài một mảng nào đó.
3. Lợi ích và rủi ro BPO mang đến cho doanh nghiệp
Việc sử dụng BPO cũng có những lợi ích và rủi ro cho doanh nghiệp. Chính vì thế mà doanh nghiệp cần phải nắm chắc điều này để không mắc sai lầm.
Lợi ích
- Đem lại lợi ích tài chính
Những công ty cung cấp BPO có thể hoàn thành một quy trình kinh doanh với chi phí thấp hơn nếu chính công ty đó thực hiện, điển hình là tiết kiệm tiền thuế.
- Có sẵn đội ngũ nhân lực giàu kinh nghiệm:
Trong trường hợp doanh nghiệp tuyển nhân viên mới sẽ mất rất nhiều thời gian và chi phí cho việc đào tạo, giúp họ thích nghi với môi trường làm việc. Tuy nhiên khi thuê ngoài thì BPO đã có cả một đội ngũ nhân lực tốt để làm việc đó. Như vậy sẽ giúp doanh nghiệp loại bỏ khó khăn trong khâu đào tạo, tuyển dụng, đặc biệt còn được sử dụng nhân tài mọi lúc.
- Hiệu quả, chất lượng:
Bên BPO có khả năng, chuyên môn để giúp doanh nghiệp bạn hoàn thành công việc với độ chính xác cao, tiết kiệm thời gian rất nhiều.
- Mở rộng phạm vi kinh doanh:
Khi có một đội ngũ nhân lực ngoài giúp doanh nghiệp bạn xử lý các công việc không phải chuyên môn thì giờ đây bạn có thể tập trung nhân lực, đưa ra nhiều ý tưởng và mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.
Rủi ro
- Vi phạm vào an ninh mạng:
Vấn đề kết nối công ty tuyển dụng và nhà cung cấp BPO sẽ tạo ra lỗ hổng an ninh, lợi dụng điều đó tổ chức xấu sẽ truy cập vào hệ thống và lấy cắp dữ liệu. Vì vậy doanh nghiệp thuê dịch vụ BPO cần lưu ý đến vấn đề này.
- Yêu cầu tuân thủ quy định:
Doanh nghiệp của bạn phải chắc chắn rằng BPO thuê ngoài phải tuân thủ luật pháp, quy định, quy tắc.
- Chi phí có thể cao hơn dự kiến:
Có nhiều doanh nghiệp không thật sự nắm chắc khối lượng công việc cần hoàn thành. Cho đến khi bên BPO nhúng tay vào bị phát sinh quá nhiều cái khiến cho chi phí dự kiến cao hơn bình thường.
- Thách thức trong mối quan hệ:
Doanh nghiệp có thể gặp vấn đề về văn hóa làm việc, giao tiếp, trao đổi trực tiếp thường xuyên,… Chính những điều này khiến cho đôi bên gặp rào cản và hiệu quả không còn tốt.
- Bị phụ thuộc vào nhà cung cấp bên ngoài:
Đôi khi công ty bạn sẽ bị phụ thuộc vào BPO, khi gặp vấn đề hay lỗi thì phải nhờ đến họ xử lý. Vì chỉ có họ mới hiểu quy trình và nắm được cách làm.
4. Các hình thức BPO
Tìm hiểu thêm: Lòng tốt nơi công sở đem lại cho bạn những phiền toái nào?
Căn cứ vào tiêu chí của đơn vị cung cấp dịch vụ mà BPO được chia thành những loại như sau:
- Offshore outsourcing: Công ty tiến hành ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ với công ty nước ngoài.
- Onshore outsourcing: Công ty ký hợp đồng dịch vụ với một doanh nghiệp trong cùng quốc gia.
- Nearshore outsourcing: Công ty ký hợp đồng dịch vụ với doanh nghiệp có trụ sở tại nước láng giềng.
5. Những lưu ý quan trọng về BPO
Song song với việc hiểu rõ BPO là gì thì bạn cũng cần phải nắm được những lưu ý quan trọng về nó như:
An ninh và quy định
Đối với các doanh nghiệp đang thực hiện BPO cần phải giải quyết tận gốc mối quan tâm, hạn chế về độ bảo mật và quy định. Điều này có thể giúp doanh nghiệp ngăn chặn được việc sử dụng nhà cung cấp ở nước ngoài.
Chính vì thế, các công ty thuê ngoài nên có sự giúp đỡ, hỗ trợ từ nhà điều hành công nghệ, bảo mật, pháp luật,… trong các hoạt động giao dịch. Đặc biệt, giám đốc điều hành cũng phải tham gia đánh giá định kỳ về chức năng thuê ngoài để từ đó đánh giá được có nhất thiết phải thuê nữa hay không.
Phạm vi công việc
Một khi công ty chuyển đổi chức năng cho nhà cung cấp dịch vụ BPO thì nên xác định phạm vi công việc ngay từ đầu, chuyển nhân viên công ty sang đơn vị thuê. Trong khi đó, người quản lý phải biết được quy trình công việc có bị ảnh hưởng vì những thay đổi không và điều chỉnh sao cho phù hợp với bên BPO.
Người lãnh đạo công ty cũng nên xác định mục tiêu thuê ngoài là gì, đưa ra các tiêu chí để tìm nhà cung cấp dịch vụ thuê ngoài thích hợp.
6. Một số công ty BPO lớn tại Việt Nam
>>>>>Xem thêm: Mô tả công việc hỗ trợ kỹ thuật
Hiện nay lĩnh vực BPO đang phát triển mạnh mẽ ở nước ta. Trong phần này Blogvieclam.edu.vn sẽ giúp bạn điểm qua một số công ty BPO lớn nhé.
- FPT Software
FPT Software được chính thức thành lập từ năm 1988, tính đến thời điểm hiện tại đã có 3 trụ sở chính ở Việt Nam và một số nước lớn như: Hoa Kỳ, Mỹ, Đức, Úc,… Để nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp thì FPT Software đã cung cấp dịch vụ BPO. Với các dịch vụ này, FPT tin rằng sẽ giúp các công ty tiết kiệm được rất nhiều chi phí.
- NashTech Việt Nam
Hiện nay NashTech Việt Nam đang tiến hành cung cấp dịch vụ thuê ngoài về gia công phần mềm cho khách hàng trên toàn thế giới. Công ty này có độ dày về kinh nghiệm cao, đặc biệt còn luôn đi đầu về chuyên môn. Một vài dự án lớn mà NashTech Việt Nam đã hợp tác như: Blockchain, RPA, Big Data, Internet of Things,…
- Sài Gòn BPO
Sài Gòn BPO là một công ty làm trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ nhập liệu, quản lý và lưu trữ tài liệu, phát triển phần mềm,… Dịch vụ mà phía cung Sài Gòn BPO cung cấp luôn đảm bảo về chất lượng và chi phí thấp cho khách hàng, nhất là với công ty tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.
- USOL Việt Nam
USOL Việt Nam là công ty con trực thuộc tập đoàn về công nghệ hàng đầu Nhật Bản (Nihon UNISYS). Công ty chính thức thành lập từ năm 2006 với mục tiêu là đem đến cơ hội phát triển nhân lực tiềm năng ở nước ta. Công ty này hoạt động chính trong lĩnh vực phần mềm, bán sản phẩm H/W, S/W.
Bài viết trên đây bạn đã cùng Blogvieclam.edu.vn tìm hiểu xong về “BPO là gì” và tầm quan trọng của nó trong sự phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên khi quá lạm dụng BPO cũng sẽ đem lại rủi ro lớn, vì vậy doanh nghiệp cần thật sự tỉnh táo khi thuê dịch vụ ngoài.