4.5/5 – (1 vote)
Bạn đang đọc: Các bước giải quyết vấn đề hiệu quả
Cuộc sống của chúng ta luôn luôn tồn tại những thứ ngoài ý muốn, những vấn đề mà chẳng bao giờ bạn muốn dính phải. Không phải ai cũng biết cách xử lý những vấn đề đó để phù hợp với từng trường hợp, hoàn cảnh mà chúng ta phải giải quyết theo quy trình. Vậy các bước để giải quyết vấn đề hiệu quả là gì?
1. Suy nghĩ về nguồn gốc vấn đề
Thông thường khi gặp một vấn đề phát sinh, chúng ta sẽ có xu hướng mất bình tĩnh và tìm cách để giải quyết nó một cách nhanh nhất. Nhưng bạn có biết nếu xử lý nhanh mà không đúng chỗ thì sẽ làm cho mọi việc trở nên rối hơn.
Ví dụ, khi bạn thực hiện một dự án nào đó, đi đến giữa chặng đường thì gặp vấn đề bế tắc khó giải quyết khiến cho toàn bộ kế hoạch bị chậm lại. Lúc này thay vì tiếp tục cố gắng hoàn thành công việc, hãy nhìn lại toàn bộ kế hoạch xem vấn đề nằm ở đâu, nguyên nhân nào đã khiến cho kế hoạch bị đình trệ như vậy. Sau khi hiểu được nguồn gốc vấn đề bắt đầu từ đâu thì bạn mới có biện pháp xử lý tốt để giải quyết vấn đề hiệu quả và không ảnh hưởng đến cả quá trình được.
2. Phân tích vấn đề
Tìm hiểu thêm: Quy tắc 2 phút: Dẹp tan sự lười biếng và trì hoãn
Khi bạn đã hiểu được bản chất, nguyên nhân của vấn đề thì giờ là lúc cần phân tích nó. Đôi khi có thể sẽ có nhiều vấn đề nhưng chỉ có một nguyên nhân chủ chốt. Hãy đặt ra những câu hỏi như:
– Vấn đề sai ở đâu, nguyên nhân do đâu?
– Bạn có bao nhiêu thời gian để giải quyết vấn đề này trước khi nó trở nên nghiêm trọng hơn?
– Những giả thiết nào bạn đưa ra có thể chưa chính xác?
Đừng làm quá mọi chuyện lên và luôn giữ cho đầu óc của mình được thoải mái là điều quan trọng nhất. Chỉ cần tập trung phân tích thì chắc chắn sẽ tìm ra được vấn đề giải quyết. Hoảng sợ vì những vấn đề phóng đại sẽ chẳng giúp ích được gì cho bạn đâu. Có như vậy thì mới có thể giải quyết vấn đề hiệu quả được.
>> Kỹ năng mềm cần thiết để thăng tiến trong công việc
3. Lật ngược vấn đề
Đôi khi bạn đã gặp nhiều vấn đề khác nhau và đều có thể xử lý chúng một cách nhanh gọn bằng một biện pháp chung và đến với vấn đề này bạn cũng sử dụng chúng nhưng không còn hữu hiệu nữa. Có thể là do bạn chỉ áp dụng mãi một biện pháp và đã bỏ qua nhiều cách giải quyết vấn đề khác thì sao? Chính vì vậy, bạn hãy thử thay đổi cách nhìn nhận mọi việc bằng cách lật ngược lại vấn đề, bỏ qua những lối mòn mà trước đây bạn thường áp dụng để tìm ra những giải pháp khác vì mỗi vấn đề đều có đặc điểm riêng của nó. Không phải cứ áp dụng chung hết vào là sẽ tìm thấy cách giải quyết, hãy là người tiên phong, mạnh dạn thay đổi, kết quả bất ngờ đang chờ bạn ở phía cuối con đường.Lật ngược vấn đề
4. Xem xét vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau
Hãy nhìn vấn đề rộng ra, đừng gò bó bản thân theo một khuôn khổ bắt buộc. Chỉ có như vậy thì bạn mới có thể xem xét vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau từ đó biết được mấu chốt vấn đề nằm ở đâu. Mỗi khía cạnh bạn sẽ biết được mình đã làm được những gì, chưa làm được gì hay vấn đề gì làm chưa tốt để sửa chữa lại và thoát ra khỏi vấn đề đó.
5. Chọn giải pháp khả thi
>>>>>Xem thêm: Thời Hạn Quyết Toán Thuế TNCN – Thông Tin Mới Nhất 2024
Sau khi đã tìm hiểu được nguyên nhân cũng như phân tích vấn đề thì điều quan trọng tiếp theo đó chính là chọn giải pháp khả thi. Hãy thử các giải pháp kể cả khi chúng có kỳ quặc đi chăng nữa vì biết đâu chính sự kỳ quặc ấy lại đem đến cho bạn kết quả đáng mong đợi thì sao. Không có giải pháp nào là kém hiệu quả hết, thực tế đã chỉ ra rằng rất nhiều giải pháp thành công đều bắt nguồn từ chính những ý tưởng tưởng chừng như điên rồ đó.
Nhìn chung sẽ có hai chiến lược cụ thể để hình thành giải pháp khả thi:
– Phân tích và xử lý: Trường hợp vấn đề của bạn là một mớ hỗn độn gồm nhiều thứ phức tạp, hãy bóc tách thành từng vấn đề con và nghĩ hướng giải quyết cho từng vấn đề đó.
– Tìm điểm tương đồng giống nhau: Hãy thử nghĩ xem vấn đề mà bạn đang gặp phải có giống với vấn đề nào ngoài cuộc sống hay vấn đề đã từng xảy ra với bạn hay không? Nhiều lúc bạn sẽ có thể cóp nhặt lại được một phần hay áp dụng lại những giải pháp đó cho vấn đề của mình.
Mặc dù vậy thì bạn nên nhớ rằng đối với một giải pháp được cho là tối ưu sẽ phải đáp ứng đủ 3 yếu tố sau: khắc phục để giải quyết vấn đề lâu dài, hiệu quả đem lại càng nhanh càng tốt và phải đáp ứng được tính khả thi với tình hình thực tế.
6. Thực hiện
Mọi thứ đã sẵn sàng và nhiệm vụ của bạn lúc này là bắt tay vào thực hiện. Nếu cảm thấy vẫn còn thời gian cho vấn đề thì chúng ta nên giải quyết một cách bình tĩnh từ tốn để có thời gian quan sát tiến triển cũng như kết quả của nó. Giai đoạn thực hiện này vô cùng quan trọng vì những vấn đề có thể nảy sinh tại đây. Biết đâu có những kẽ hở mà chính chúng ta cũng không lường trước được. Do đó, thay vì thực hiện theo giải pháp đã vạch sẵn, hãy luôn tỉnh táo để chủ động đối phó với các vấn đề phát sinh để đảm bảo nó mang lại hiệu quả tốt nhất.
>> Mục kĩ năng trong CV nên viết thế nào?
7. Đánh giá lại kết quả vấn đề
Đánh giá lại kết quả vấn đề có nghĩa là nhìn lại một lần từ đầu đến cuối từ nguồn gốc vấn đề, phân tích vấn đề, chọn giải pháp cho đến thực hiện. Việc làm này là để giúp cho bạn có cái nhìn tổng quát về vấn đề mà mình mắc phải cũng như cách thức giải quyết để từ đó bạn sẽ rút ra được bài học kinh nghiệm cũng như tích lũy thêm được những cách giải quyết vấn đề cho lần sau.
Giải quyết vấn đề không phải ngày một ngày hai là có thể làm được. Nó là cả một quá trình không ngừng nỗ lực, phải tự rèn luyện bằng chính những tình huống thực tế. Đừng bao giờ nghĩ rằng mọi việc bạn làm đã đi theo một quỹ đạo nhất định và sẽ chẳng bao giờ phát sinh vấn đề nào hết. Trong cuộc sống chẳng có gì là chắc chắn hết phải không nào!