Phỏng vấn là khâu vô cùng quan trọng trong quy trình tuyển dụng. Một buổi phỏng vấn hoàn hảo sẽ yêu cầu sự chuẩn bị kỹ càng từ 2 phía, cả nhà tuyển dụng và ứng viên. Việc chuẩn bị các dạng câu hỏi phỏng vấn sẽ giúp nhà tuyển dụng tránh lan man và ứng viên không bị động trước những câu hỏi được đưa ra.
Bạn đang đọc: Các dạng câu hỏi phỏng vấn chuẩn nhất dành cho nhà tuyển dụng
Hiện nay, việc tuyển dụng nhân sự luôn là mối quan tâm hàng đầu đối với nhà tuyển dụng. Làm sao để cuộc phỏng vấn diễn ra thành công? Làm sao để tuyển dụng được người tài cho công ty? Đây là những câu hỏi luôn thường trực trong duy nghĩ của người làm nhân sự. Vì vậy, việc xây dựng các dạng câu hỏi cần sử dụng trong cuộc phỏng vấn là giải pháp hữu ích dành cho nhà tuyển dụng. Dưới đây, Blogvieclam.edu.vn sẽ giới thiệu đến bạn các dạng câu hỏi phỏng vấn đầy đủ nhất cho nhà tuyển dụng trong cuộc phỏng vấn.
1. Dạng câu hỏi về thông tin cá nhân
Khi bắt đầu một buổi phỏng vấn, chắc chắn bạn sẽ cần ứng viên giới thiệu về bản thân cũng như hỏi những câu hỏi về thông tin cá nhân của ứng viên. Mặc dù có thể những thông tin này đã được liệt kê trong CV, nhưng sẽ có những điều mà nhà tuyển dụng thấy thú vị, muốn khai thác thêm
Đó có thể là những câu hỏi về giới thiệu bản thân, học vấn hay hoài bão ước mơ như:
1.1 Giới thiệu bản thân
- Giới thiệu tên, tuổi hay thông tin về nơi ứng viên theo học
- Điểm mạnh, điểm yếu của bạn là gì?
- Bạn có những điểm nào phù hợp với vị trí này?
1.2 Học vấn
- Bạn có thể nói cụ thể hơn về chuyên ngành mà bạn đã theo học không? Nó liên quan như thế nào đến công việc này?
- Nếu công ty đầu tư tiền đào tạo bạn, bạn sẽ chọn những khóa học nào? Tại sao?
1.3 Ước mơ
- Mục tiêu trong 5 tháng tới của bạn là gì?
- Bạn có mong muốn gì đối với công việc này?
- Bạn đã từng ra quyết định quan trọng nào trong quá khứ?
Những dạng câu hỏi trên sẽ giúp công ty biết được bạn có điểm mạnh, điểm yếu gì hay nắm bắt được sự tự tin cũng như kỹ năng giao tiếp của bạn đang nằm ở đâu. Từ đó, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được bạn có phù hợp với văn hóa và môi trường làm việc của công ty hay không.
2. Dạng câu hỏi về nghiệp vụ chuyên môn
Đây có lẽ là dạng câu hỏi ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực làm việc của ứng viên. Với mỗi một vị trí sẽ yêu cầu những chuyên môn khác nhau. Cũng có những vị trí có những nghiệp vụ tương tự, bổ trợ cho nhau nhưng cũng có những công việc có tính đặc thù cao, đòi hỏi ứng viên phải có hiểu biết và kinh nghiệm về đúng ngành.
>>>>>Xem thêm: 4 kênh Youtube cần phải xem trong hành trình tìm việc và đi làm.
Blogvieclam.edu.vn sẽ đưa ra ví dụ để bạn có thể dễ hình dung như: vị trí sale và vị trí chăm sóc khách hàng có liên quan mật thiết và yêu cầu những kỹ năng tương tự nhau. Tuy nhiên với vị trí kế toán lại khác, nhân viên sale không thể sang làm việc của nhân viên kế toán và ngược lại. Hai vị trí đòi hỏi những kỹ năng và nghiệp vụ hoàn toàn khác nhau.
Để đánh giá được đúng năng lực của ứng viên, nhà tuyển dụng có thể xây dựng dạng câu hỏi này theo 2 kiểu:
2.1 Câu hỏi tình huống:
- Khi gặp một khách hàng phàn nàn về sản phẩm, bạn sẽ giải quyết như thế nào?
- Nếu bạn tính toán sai số liệu làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, cách giải quyết tốt nhất là gì?
2.2 Câu hỏi kinh nghiệm:
- Hãy kể lại chiến lược marketing mà bạn đã từng tham gia? Sự thành công/thất bại của chiến lược là do đâu?
- Giới thiệu về sản phẩm mà bạn từng thiết kế. Bạn có gặp khó khăn nào trong quá trình làm việc không? Cách giải quyết?
- Hãy đưa ra một chiến lược quảng bá sản phẩm của chúng tôi mà bạn thấy phù hợp.
3. Dạng câu hỏi kỹ năng mềm
Bên cạnh những kỹ năng chuyên môn ở trên, nhà tuyển dụng cần quan tâm đến những kỹ năng mềm. Những kỹ năng này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc hòa nhập với môi trường và hiệu quả làm việc của nhân viên.
Nếu kỹ năng cứng cần thiết để mở đầu sự nghiệp thì kỹ năng mềm sẽ giúp ứng viên phát triển và duy trì sự nghiệp. Ví dụ như với vị trí Marketing, ngoài những hiểu biết về chuyên môn Marketing, ứng viên cũng cần có những kỹ năng như: tư duy chiến lực, kỹ năng hoạch định kế hoạch, kỹ năng quản trị rủi ro, kỹ năng thu thập thông tin,….
Tìm hiểu thêm: Ngành hướng dẫn viên du lịch: Học ở đâu? Ra trường làm gì?
Để đánh giá được kỹ năng mềm của ứng viên, HR phải có sự linh hoạt và khôn khéo. Blogvieclam.edu.vn sẽ đưa ra một vài gợi ý để đánh giá được những kỹ năng mềm này
3.1 Yêu cầu ứng viên tự đánh giá
- Bạn nghĩ kỹ năng giao tiếp của mình đang ở mức độ nào? Tại sao?
- Bạn nghĩ rằng kỹ năng làm việc nhóm của mình có tốt không?
3.2 Câu hỏi hành vi
- Bạn đã từng tranh cãi với đồng nghiệp chưa? Bạn đã giải quyết như thế nào?
- Bạn đã mắc lỗi bao giờ chưa? Cách tốt nhất để sửa lỗi là gì?
- Nếu sếp và bạn có quan điểm khác nhau? Bạn sẽ xử lý vấn đề ấy như thế nào?
- Bạn đã chuẩn bị gì cho buổi phỏng vấn hôm nay?
3.3 Câu hỏi tình huống
- Bạn xử lý như thế nào nếu khách hàng giận dữ?
- Với sản phẩm của công ty, bạn sẽ thuyết phục khách hàng như thế nào?
- Tình huống khó khăn nhất mà bạn từng trải qua là gì?
Dựa vào những kiểu câu hỏi trên, nhà tuyển dụng hoàn toàn có thể nắm được mức độ kỹ năng mềm của các ứng viên, mức độ như thế đã phù hợp với vị trí công việc hay chưa? Từ đó, bạn sec có thể đưa ra những quyết định đúng đắn nhất.
4. Dạng câu hỏi về tính cách, sở thích
Nếu như các câu hỏi kỹ năng có thể cho bạn biết năng lực, điểm mạnh điểm yếu của ứng viên thì câu hỏi về tính cách và sở thích có thể cho bạn biết về mức độ phù hợp của ứng viên với văn hóa công ty cũng như thời gian gắn bó ngắn hay dài của ứng viên.
Chúng ta đều biết rằng chi phí cho việc tuyển dụng và đào tạo khá tốn kém. Nếu chúng ta tuyển không đúng người hoặc tuyển phải người không có ý định gắn bó với công ty thì cả 2 bên đều sẽ mất công.
>>>>>Xem thêm: 4 kênh Youtube cần phải xem trong hành trình tìm việc và đi làm.
Với các câu hỏi về tính cách và sở thích, nhà tuyển dụng nên sử dụng những câu hỏi đuổi.
Ví dụ như đối với vị trí nhân viên Marketing, nếu như ứng viên trả lời rằng: “Tôi có đam mê rất lớn với Marketing” , HR nên sử dụng câu hỏi đuổi dạng “Bạn định nghĩa thế nào là đam mê?” hay “Vậy thần tượng trong giới Marketing của bạn là ai”.
Việc này sẽ giúp bạn xác định được độ thành thật trong câu trả lời và không bị lầm tưởng về khả năng của ứng viên.
Kết:
Trên đây là những dạng câu hỏi bắt buộc cần có trong những buổi phỏng vấn. Nó gắn liền chặt chẽ với các tiêu chí đánh giá cũng như JD mà nhà tuyển dụng đã xây dựng. Blogvieclam.edu.vn hiện cũng đang triển khai dịch vụ tư vấn hỗ trợ viết JD cũng như xây dựng thương hiệu cho nhà tuyển dụng. Các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin chi tiết tại đây.
Với mỗi cuộc phỏng vấn, các nhà tuyển dụng cần có sự chuẩn bị trước bộ câu hỏi phỏng vấn phù hợp để đánh giá được ứng viên một cách tổng thể. Blogvieclam.edu.vn mong đây sẽ là những thông tin hữu ích dành cho các bạn.