Nghỉ việc không còn xa lạ với chúng ta nữa. Có rất nhiều lý do khiến cho bạn phải rời đi. Để thuận lợi cho quá trình xin nghỉ cũng như tạo ấn tượng tốt đẹp, bạn hãy tham khảo ngay cách nói chuyện với sếp khi nghỉ việc nhé.
Bạn đang đọc: Cách nói chuyện với sếp khi nghỉ việc để lại ấn tượng đẹp
Công ty là một môi trường tập thể, hành động của mỗi cá nhân sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động và hiệu quả chung. Chính vì thế mà trước khi có quyết định nghỉ việc bạn cần hoàn thành các nhiệm vụ trước đó và một điều quan trọng không thể thiếu đó là nói chuyện với cấp trên của mình. Ngay dưới đây sẽ là các cách nói chuyện với cấp trên khi nghỉ việc để tránh làm mất lòng.
1. Những điều cần nói với Sếp trước khi nghỉ việc
1.1. Nói về lý do xin nghỉ
Mặc dù đây là buổi nói chuyện thẳng thắn, tuy nhiên tế nhị và khéo léo vẫn luôn là yếu tố cần được ưu tiên nếu như bạn muốn giữ lại hình ảnh đẹp, mối quan hệ tốt với sếp. Bất kể lý do bạn xin nghỉ là gì, không cùng quan điểm hay bất mãn với cách làm việc của cấp trên,… thì cũng không nên lỗ mãng, nói câu thiếu tôn trọng.
Đầu tiên hãy cố gắng đúng thời gian, thông báo nghỉ việc đúng quy định trong hợp đồng. Như vậy vừa giúp bạn nhận đủ tiền lương mà phía công ty cũng đủ thời gian tìm nhân sự thay thế. Tiếp theo đó bạn nên tìm cách truyền đạt lý do xin nghỉ rõ ràng và tinh tế nhất có thể.
Ví dụ: Bạn đã tìm được môi trường tốt, lương cao hơn và chế độ đãi ngộ cũng tốt hơn. Hãy tế nhị nói rằng: “Tôi muốn thay đổi môi trường làm việc để được trải nghiệm nhiều hơn và khám phá khả năng bản thân”.
Bạn không nên nói dối về lý do, cần nói sự thật nhưng cách nói phải thật thông minh và khéo léo.
1.2. Lời hứa với cấp trên
Có rất nhiều bạn bỏ qua vấn đề này khi xin nghỉ, thế nhưng đây lại là cách vô cùng khéo léo giúp bạn nhanh chóng được phê duyệt đơn. Lời hứa hẹn ở đây không phải cho tương lai, cho công việc mới của bạn mà là hoàn thành tốt công việc đang dang dở.
Không phải chuẩn bị rời đi là có tâm lý làm việc hời hợt, kém chất lượng. Lúc này bạn càng cần thể hiện là người có trách nhiệm trong công việc. Chính vì thế mà hãy đảm bảo hoàn thành công việc thật tốt và bàn giao lại cho người sau nhé.
1.3. Đừng quên cảm ơn sếp trước khi nghỉ việc
Cho dù lý do thật sự bạn nghỉ là gì đi nữa thì hãy dành một lời cảm ơn chân thành đến cấp trên của mình. Bởi ít nhất bạn và họ cũng đã có khoảng thời gian làm việc với nhau. Họ chính là người dạy bạn kinh nghiệm thực tiễn, trải nghiệm mà bạn chưa từng có. Vì thế, đừng cảm thấy khó khăn khi nói ra lời cảm ơn trước khi đi. Đó còn là phép lịch sự tối thiểu mà bạn nên biết. Đôi khi nó còn giúp hóa giải những điều chưa hài lòng về nhau và biết đâu họ sẽ giới thiệu cho bạn một môi trường phù hợp hơn.
Tìm hiểu thêm: Mô tả công việc Nhân viên phay
2. Cách nhắn tin xin nghỉ việc
Trong trường hợp đột xuất thì có thể nhắn tin cho cấp trên của mình. Hãy cùng xem cách nhắn tin xin nghỉ khéo léo nhé.
Thông thường nói chuyện trực tiếp sẽ thể hiện tôn trọng hơn. Thế nhưng với những trường hợp đặc biệt bạn cũng có thể nhắn tin. Tuy nhiên tin nhắn xin nghỉ phải đầy đủ nội dung, có đầu có đuôi. Điều này vừa là tôn trọng cấp trên vừa là phép lịch sự.
Trong tin nhắn cũng phải thể hiện được lý do xin nghỉ, tuy nhiên không đi sâu vào từng chi tiết nhỏ. Bạn cũng nên gửi lời xin lỗi khi không thể xin nghỉ việc trực tiếp và bày tỏ tiếc nuối khi hoàn cảnh không cho phép, cuối cùng là cảm ơn cấp trên của mình.
3. Những việc bạn cần làm sau cuộc nói chuyện với cấp trên
Những điều bạn nói với cấp trên không phải là nói suông. Ngay sau đó hãy thực hiện và hoàn thành tất cả những điều cần làm.
- Hoàn thiện các công việc được giao, thực hiện lời hứa với sếp.
- Tiến hành làm thủ tục về mặt hành chính như viết đơn xin nghỉ việc, bàn giao công việc, bàn dao đồ dùng, thiết bị (nếu cần),…
- Liên hoan chia tay với đồng nghiệp/chào hỏi đồng nghiệp. Tùy thuộc vào mức độ, mối quan hệ của bạn với đồng nghiệp mà có thể tổ chức buổi liên hoan chia tay. Nếu không có điều kiện thì ít nhất cũng nên chào một tiếng trước khi rời đi.
- Tùy thuộc vào từng vị trí bạn đảm nhận tại công ty mà sẽ phải đào tạo người thay thế cho mình hoặc ý kiến người thay thế phù hợp.
- Để lại những ấn tượng tốt đẹp trong mắt sếp và đồng nghiệp.
>>>>>Xem thêm: Tổng hợp 50+ lời chúc 20/11 hay, ngắn gọn, ý nghĩa gửi tới thầy cô
Những việc bạn cần làm sau cuộc nói chuyện với cấp trên
Trên đây là các cách nói khéo cho nhân viên nghỉ việc mà Blogvieclam.edu.vn muốn giới thiệu cho bạn. Nghỉ việc là chuyện bình thường, đây cũng là cơ hội bạn tìm kiếm môi trường mới, khám phá bản thân mình. Thế nhưng hãy làm sao để tạo ấn tượng tốt đẹp trong mắt mọi người.
Bạn cũng đừng quên thường xuyên ghé thăm Blogvieclam.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích với đa dạng lĩnh vực khác nhau nhé.