Bản cam kết là văn bản được sử dụng phổ biến trong mọi lĩnh vực của cuộc sống hằng ngày. Vậy nên, để hạn chế những sai sót không đáng có xảy ra khi viết bản cam kết, bạn hãy tham khảo cách viết bản cam kết chuẩn kèm mẫu chi tiết trong bài viết dưới đây!
Bạn đang đọc: Cách viết bản cam kết và mẫu bản cam kết mới nhất 2024
1. Bản cam kết là gì?
Bản cam kết là loại văn bản được sử dụng để thể hiện sự thống nhất giữa 2 bên về một vấn đề nào đó. Khi bản cam kết có chữ ký đồng thuận của cả 2 và được cơ quan có thẩm quyền công chứng thì nó sẽ mang giá trị pháp lý. Pháp luật sẽ phát huy hiệu lực trong trường hợp có bên nào đó không thực hiện đúng, đủ những điều khoản của bản cam kết.
2. Khi nào cần sử dụng bản cam kết?
Hiện nay, bản cam kết có thể được sử dụng trong nhiều hoàn cảnh. Một số trường hợp có thể kể đến là:
- Trong trường hợp thuê lao động, doanh nghiệp cũng có thể yêu cầu bên lao động làm đơn cam kết. Điều này góp phần đảm bảo người lao động sẽ chấp hành đúng nội quy của doanh nghiệp cũng như thực tuân thủ bản hợp đồng lao động đã ký trước đó.
- Trong việc thực hiện mua bán tài sản, bản cam kết cũng nên được sử dụng để chứng thực quyền sở hữu tài sản hợp pháp của người bán, nhằm hạn chế rủi ro cho người mua.
- Trong trường hợp cho vay/ mượn, bản cam kết cũng cần được sử dụng để cam kết về nghĩa vụ trả nợ của bên mượn. Nếu không thực hiện hoàn trả tiền đã vay đúng hạn hoặc có ý định quỵt nợ, bên cho vay có thể sử dụng bản cam kết để kiện ra tòa.
- …
Nhìn chung, bản cam kết có thể được sử dụng trong rất nhiều trường hợp. Khi đã ký kết vào bản cam kết, mỗi người cần đảm bảo thực hiện đúng, đủ nội dung đã đề cập để tránh những rắc rối về pháp lý.
3. Hướng dẫn cách viết bản cam kết chuẩn
Nhiều người gặp khá nhiều khó khăn trong việc làm đơn cam kết. Vậy nên, Blogvieclam.edu.vn sẽ hướng dẫn bạn cách viết bản cam kết đúng, chuẩn trong nội dung sau đây:
3.1 Phần mở đầu
Ngoài phần quốc hiệu tiêu ngữ, phần mở đầu của bản cam kết sẽ cần ghi đối tượng nhận cam kết. Họ có thể là cá nhân, cơ quan hoặc đoàn thể. Tiếp đến là phần thông tin của người làm cam kết. Những thông tin này sẽ bao gồm:
- Họ và tên người làm đơn.
- Mã số thuế (nếu có): ghi chính xác mã số thuế của cá nhân, tổ chức/ cơ quan.
- Số CMND/ hộ chiếu/ ĐKKD: Trong trường hợp người làm đơn là cá nhân thì cần ghi số CMND/ hộ chiếu. Còn đối với tổ chức hay cơ quan thì bạn cần điền giấy đăng ký kinh doanh.
- Ngày cấp CMND hoặc ĐKKD.
- Nơi cấp CMND hoặc ĐKKD.
- Địa chỉ cư trú/ trụ sở: ghi rõ địa chỉ của cá nhân hoặc trụ sở của tổ chức.
- Nơi làm việc (nếu có).
- Điện thoại liên hệ: Ghi số điện thoại để có thể liên lạc trong tình huống cần thiết.
3.2 Phần nội dung
Nội dung của bản cam kết sẽ được hình thành dựa trên mục đích cam kết. Bạn có thể tham khảo cách viết phần nội dung như sau:
- Xác định lĩnh vực của bản cam kết: Đây là cam kết trả nợ, cam kết bảo lãnh hay cam kết không có tranh chấp…
- Tiếp đến bạn trình bày cụ thể về các điều khoản mà 2 bên cần thực hiện trong bản cam kết như thời gian trả nợ…
- Với những bản cam kết chịu trách nhiệm (nghĩa là có giá trị pháp lý): bạn cần ghi rõ về trách nhiệm phải chịu nếu vi phạm các điều khoản đã nêu trong bản cam kết.
3.3 Phần kết
Phần cuối cùng trong bản cam kết sẽ là sự xác nhận, ký tên hay đóng dấu của những bên liên quan như bên viết cam kết, bên liên quan tới nội dung cam kết hay cơ quan pháp luật có thẩm quyền.
Với cách viết bản cam kết đơn giản, dễ hiểu như trên, chắc hẳn gỡ bỏ toàn bộ khó khăn đang gặp phải trong việc làm đơn cam kết.
4. Tham khảo một số mẫu bản cam kết phổ biến
Dưới đây là một số mẫu bản cam kết phổ biến mà bạn có thể tham khảo
4.1 Mẫu cam kết dành cho học sinh/ sinh viên
Mẫu bản cam kết dành cho học sinh/ sinh viên thường là văn bản thể hiện lời hứa, sự cam đoan của học sinh đối với nhà trường. Các nội dung cam kết có thể là: việc chấp hành đúng nội quy lớp/ trường học, cam kết
4.2 Mẫu cam kết không có tranh chấp
Giấy cam kết không có tranh chấp đất là văn bản được soạn thảo nhằm chứng minh quyền sở hữu tài sản của người làm đơn. Bản cam kết để đảm bảo rằng tài sản của họ được mua bán một cách hợp pháp, không có dấu hiệu tranh chấp hay vi phạm quyền lợi của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào.
Tìm hiểu thêm: C&B Là Gì? 7 Nhiệm Vụ, 9 Kỹ Năng Quan Trọng Với C&B
4.3 Mẫu bản cam kết trả nợ
Trong thực tế, đã có rất nhiều trường hợp bên cho vay, mượn tiền không thành lập văn bản dẫn đến trường hợp gặp phải rủi ro bị đối tượng vay mượn quỵt nợ. Chính vì thế, để đảm bảo quyền lợi cho bản thân, bạn nên yêu cầu bên đi vay soạn thảo bản cam kết trả nợ. Văn bản này sẽ bao gồm những thông tin về người đi vay, người cho vay, khoản nợ và thời gian cần trả nợ…
Dưới đây là mẫu bản cam kết trả nợ mà bạn có thể tham khảo:
4.4 Mẫu cam kết bảo lãnh nhân sự
Ngoài ra, giấy cam kết còn được sử dụng trong trường hợp bảo lãnh nhân sự. Cụ thể, văn bản này là sự bảo đảm của một người dành cho lao động đang làm việc tại công ty, doanh nghiệp. Nhờ có giấy cam kết bảo lãnh nhân sự, bên tuyển dụng có thể hạn chế những rủi ro trong quá trình thuê lao động.
5. Một số lưu ý khi viết bản cam kết
>>>>>Xem thêm: Nên làm gì khi còn là sinh viên?
Khi viết bản cam kết, bạn cần lưu ý một vài điều sau đây:
Thông tin cá nhân của người viết cam kết: Nội dung của bản cam kết bắt buộc phải có thông tin chi tiết của người viết cam kết. Nó bao gồm: họ và tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, số chứng minh nhân dân… Những thông tin này cần đảm bảo được cung cấp chi tiết, chuẩn xác và rõ ràng.
Về hình thức: Đối với những bản cam kết được mang đi công chứng (có giá trị pháp lý) thì tuyệt đối không tẩy hay gạch xóa. Bởi nó có thể mất giá trị pháp lý do bị nghi ngờ có hành vi sửa đổi.
Về nội dung:
- Người viết giấy cam kết phải thể hiện rõ quan điểm, thái độ của mình, tránh viết chung chung, mơ hồ, không rõ ý.
- Nội dung cam kết thì cần đảm bảo cụ thể, rõ ràng để tránh bị kẻ gian lợi dụng lỗ hổng và không thực hiện đúng như cam kết đã nêu.
- Khi viết bản cam kết, cần ghi rõ: “Nếu bên nào vi phạm nội dung đã nêu trong bản cam kết phải chịu hoàn toàn trách nhiệm theo đúng thỏa thuận”.
Hy vọng với cách viết bản cam kết chuẩn, chi tiết trên đây, nó hỗ trợ bạn trong những tình huống cần sử dụng bản cam kết. Đến với Blogvieclam.edu.vn để tham khảo nhiều bài viết hay và bổ ích hơn nữa nhé!