Chi phí cơ hội là cụm từ được sử dụng khá phổ biến trong cuộc sống cũng như hoạt động kinh doanh hiện nay. Vậy bạn đã hiểu về chi phí cơ hội là gì chưa? Ý nghĩa của nó như thế nào? Nếu còn đang thắc mắc các vấn đề liên quan đến chi phí cơ hội, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Chi phí cơ hội là gì? Ý nghĩa và cách áp dụng chi phí cơ hội trong kinh doanh
Chi phí cơ hội là gì?
Chi phí cơ hội là gì? Chi phí cơ hội có thể hiểu theo nghĩa chung nhất là chi phí, lợi ích tiềm tàng bị mất đi do đã không có sự lựa chọn thay thế nào tốt nhất kế tiếp. Đây là thuật ngữ được sử dụng khá nhiều trong hoạt động kinh tế, kinh doanh.
Chi phí cơ hội được xây dựng dựa trên cơ sở là sự khan hiếm về các nguồn lực. Do đó, nó bắt buộc chúng ta sẽ phải đưa ra sự lựa chọn, đánh đổi từ bỏ lợi ích của phương án này để theo phương án khác.
Với trường hợp không có chi phí kế toán hay các chi phí bằng tiền rõ ràng nào, không xác định chi phí cơ hội thì có thể tạo ra ảo tưởng là chi phí cơ hội lúc đó bằng 0. Những chi phí cơ hội không nhìn thấy được sẽ trở thành chi phí ẩn của hoạt động đã xảy ra. Ví dụ, một người sở hữu mặt bằng đối diện trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Nhận thấy các cơ hội kinh doanh nên người đó đã mở một quán cafe dành cho sinh viên. Toàn bộ các chi phí có liên quan đến hoạt động kinh doanh mà người này đã bỏ ra là 65 triệu đồng.
Khi doanh thu đạt đến 80 triệu đồng, người này nghĩ rằng đã lãi được 15 triệu nhưng không nghĩ đến vấn đề thuê mặt bằng với giá 20 triệu đồng/tháng. Như vậy, 20 triệu đồng này chính là chi phí ẩn trong hoạt động kinh doanh đã nói trên.
Vậy ưu điểm và hạn chế của chi phí cơ hội là gì? Cùng tiếp tục tìm hiểu trong phần tiếp theo bạn nhé!
>> Tìm hiểu thêm: Investor là gì? Yếu tố gì để trở thành nhà đầu tư giỏi
Ưu điểm và hạn chế của chi phí cơ hội
Ưu điểm
Đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chi phí cơ hội mang có 2 ưu điểm nổi bật đó là:
Giúp nhận thức được về cơ hội đã bị mất
Chi phí cơ hội trong kinh doanh sẽ khiến cho chúng ta cần phải cân nhắc thực tế khi lựa chọn các phương án là có thể sẽ từ bỏ một số lợi ích ở phương án không được chọn. Ví dụ nếu bạn đến một siêu thị để mua thịt và cá, tuy nhiên, bạn chỉ đủ tiền mua một thứ.
Lúc này, bạn sẽ cần xem xét về chi phí cơ hội của món hàng mà mình sẽ không mua. Việc nhận thức được điều này sẽ giúp chúng ta có thể đưa ra được quyết định đúng đắn, sáng suốt hơn về kinh tế.
So sánh được giá tương đối
Ưu điểm thứ 2 của chi phí cơ hội trong kinh doanh đó chính là giúp chúng ta có thể dễ dàng so sánh được giá tương đối với lợi ích của từng phương án. Cụ thể bạn sẽ so sánh tổng giá trị của từng lựa chọn để đưa ra quyết định cái nào tốt hơn cho bản thân mình.
Với trường hợp này, bạn cần lựa chọn 1 trong 2 loại A – B và cần so sánh giá trị của 10 miếng A với 20 miếng B để biết được đâu là lựa chọn tốt nhất.
Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm trên thì chi phí cơ hội trong kinh doanh cũng vẫn tồn tại những hạn chế nhất định. Cụ thể những hạn chế đó là:
Vấn đề thời gian
Chi phí cơ hội cần phải có thời gian để tính toán cũng như cân nhắc các vấn đề. Do đó, mặc dù bạn có thể đưa ra quyết định tốt hơn bằng việc xem xét nó nhưng một số doanh nghiệp sẽ bị hạn chế về thời gian để so sánh các lựa chọn.
Thiếu tính kế toán
Chi phí cơ hội có thể rất hữu ích trong việc giúp bạn đưa ra quyết định nhưng nhược điểm lớn nhất của nó chính là không được tính vào tài khoản của doanh nghiệp.
Chi phí cơ hội thường là liên quan đến các sự kiện ở tương lai, vì thế nó rất khó để định lượng và các công ty nên xem xét kỹ lưỡng trong vấn đề đánh giá các kết quả.
Cách tính chi phí cơ hội như thế nào?
Để có thể xác định được chi phí cơ hội trong kinh doanh, các bạn sẽ thực hiện tính theo công thức sau:
OC = FO – CO |
Trong đó:
- OC chính là chi phí cơ hội
- FO là lợi nhuận của phương án hấp dẫn nhất
- CO là lợi nhuận của phương án được chọn
Tìm hiểu thêm: Viên Chức Là Gì? Phân Biệt Viên Chức Với Cán Bộ Công Chức
Và để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về cách tính chi phí cơ hội, chúng tôi đưa ra một ví dụ như sau: Một nhà đầu tư A có dự định sẽ đầu tư số tiền là 200.000 USD cho một dự án. Người này đang cân nhắc để lựa chọn 1 trong 2 phương án:
- Phương án 1: Đầu tư toàn bộ 200.000 USD vào thị trường chứng khoán với lợi nhuận ước tính là khoảng 12%/năm. Đối với phương án này thì nhà đầu tư sẽ có thể kiếm về được 24.000 USD lợi nhuận.
- Phương án 2: Đầu tư 200.000 USD cho các trang thiết bị sản xuất mới. Với phương án này thì sẽ giúp cho nhà đầu tư có được thêm 10% lợi nhuận (tức là 20.000 USD).
Như vậy, nếu như nhà đầu tư đưa ra quyết định chọn phương án số 2 thì chi phí cơ hội sẽ được xác định như sau:
OC = FO – CO = 24.000 – 20.000 = 4000 (USD) |
>> Tham khảo thêm: Due diligence là gì? Thông tin cần biết về due diligence
Ý nghĩa của chi phí cơ hội trong cuộc sống và kinh doanh
Hiện nay, chi phí cơ hội có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp kinh doanh nói riêng và cuộc sống nói chung.
Cụ thể, trong cuộc sống, nếu như phải đứng trước nhiều sự lựa chọn, trong điều kiện có hạn về nguồn lực thì chi phí cơ hội yêu cầu chúng ta cần có sự suy xét thật kỹ lưỡng về các phương án đó.
Chi phí cơ hội có ý nghĩa giúp chúng ta so sánh được những thứ được và mất, cho chúng ta biết cách để sử dụng nguồn lực sao cho hiệu quả nhất.
>>>>>Xem thêm: Mô tả công việc Biên dịch viên tiếng Trung
Tất cả các doanh nghiệp đều mong muốn có hoạt động kinh doanh hiệu quả, có lợi nhuận cao. Do đó, họ sẽ thường sử dụng tối đa nguồn lực mà mình đang có. Thế nhưng, sẽ không có nguồn lực nào là vô hạn cả nên chi phí cơ hội sẽ là yếu tố giúp doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn lực hợp lý, hiệu quả nhất.
Các doanh nghiệp thông minh sẽ biết cách triển khai mọi thứ sao cho hữu dụng, đảm bảo nguồn lợi cho mình. Điều này có nghĩa là họ đang tối thiểu hóa chi phí cơ hội.
Như vậy, bài viết trên đây là cung cấp chi tiết các thông tin về chi phí cơ hội. Hy vọng rằng qua đây, cá cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh nói riêng và tất cả mọi người nói chung sẽ hiểu, áp dụng thật tốt các nguyên tắc liên quan đến chi phí cơ hội nhé.