Mỗi sinh viên sẽ có những mục tiêu khác nhau khi ra trường. Tuy nhiên, việc chuẩn bị trước khi ra trường là điều ai cũng cần làm. Vậy đâu là những điều cần chuẩn bị trước khi ra trường?
Bạn đang đọc: Chuẩn bị gì trước khi ra trường?
1. Bằng cấp, chứng chỉ
Bằng cấp có thể không nói lên được toàn bộ năng lực của bạn, nhưng đó là điều kiện tối thiểu để bạn có thể ứng tuyển những công việc mình mong muốn. Có rất nhiều bạn sinh viên không thể lấy bằng vì những điểm số bị thiếu rất đáng tiếc. Điều này sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến quá trình xin việc trong tương lai. Chính vì vậy, khoảng thời gian cuối ở trường đại học này, bạn nên kiểm tra lại những điều kiện nhận bằng. Đảm bảo những điều kiện đó được đáp ứng và bạn có thể nhận bằng khi ra trường.
Bên cạnh bằng đại học, các chứng chỉ kỹ năng cũng rất quan trọng. Bên cạnh có chứng chỉ theo yêu cầu của trường học, các chứng chỉ kỹ năng chuyên ngành khác cũng rất có ích. Mỗi chuyên ngành đều có những chứng chỉ đặc biệt khác nhau. Như ngành tài chính, kế toán có ACCA, CPA,… Những chứng chỉ này sẽ giúp bạn nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Mặt khác, nếu bạn định hướng đến những vị trí cấp cao trong ngành, bạn nên vừa làm vừa học thêm những chứng chỉ tương tự như vậy.
Cùng với các chứng chỉ chuyên ngành, những chứng chỉ kỹ năng mềm, tin học, ngoại ngữ,…đều cần thiết cho hồ sơ xin việc. Bạn cũng nên xem xét lại hạn chứng chỉ nếu như đã nhận từ lâu. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu những yêu cầu cần thiết cho một CV xin việc chuyên nghiệp để có thể chuẩn bị tốt hơn.
Xem thêm: 6 cách giúp bạn tạo CV xin việc
2. Kiến thức chuyên môn
Một thực tế về việc sinh viên ra trường yếu chuyên môn là điều không hiếm gặp. Các bạn thường thích thực hành đi làm nhiều hơn là nắm vững những lý thuyết. Tuy nhiên, khi trở thành nhân viên chính thức, các kỹ năng không thể giúp bạn hoàn thành tốt nhất công việc của mình. Kiến thức chuyên môn ở đây hông phải là tất cả những gì bạn học trong 4 năm đại học. Tuy nhiên, khi đi làm, những kiến thức nền tảng nhất trong ngành là điều bạn cần thông hiểu. Chính vì vậy, trước khi ra trường đừng quên ôn lại một chút kiến thức chuyên ngành để chuẩn bị tốt cho các cuộc phỏng vấn sau này nhé.
Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu thêm những thay đổi mới nhất của chuyên ngành mình. Trong thời đại kinh tế liên tục chuyển động, các kiến thức chuyên môn cũng đổi mới từng ngày. Nhiều thuật ngữ mới, nhiều kiến thức mới, nhiều kỹ năng mới,… Tất cả đều cần phải cập nhật và tiếp thu. Bạn không thể trở thành một ứng viên tốt nếu không thể hiểu tất cả những câu hỏi của nhà tuyển dụng. Còn nhà tuyển dụng thì luôn cần một ứng viên có thể giúp họ phát triển, theo kịp thời đại. Vậy nên đừng bỏ qua việc học thêm những kiến thức ngoài nhà trường nhé.
Xem thêm: Chọn nghề nghiệp với thuyết con nhím: Đừng là cáo, hãy là nhím
3. Kỹ năng
Kỹ năng là thước đo phản ánh năng lực của bạn. Bạn cần vận dụng tốt các kỹ năng vào công việc để trở thành một ứng viên ưu tú. Trước khi ra trường đừng quên rà soát lại các kĩ năng của mình. Cái yếu thì cần rèn luyện nhiều hơn. Kỹ năng còn thiếu thì học thêm. Nhà tuyển dụng sẽ không thể lựa chọn một ứng viên thiếu kỹ năng cho các vị trí của công ty đâu.
Bên cạnh những kỹ năng cứng, kỹ năng mềm cũng rất quan trọng. Chúng khiến giá trị của bạn được nâng cao hơn, khiến nhà tuyển dụng chú ý đến bạn hơn. Những kỹ năng mềm như giao tiếp, ứng biến hay xử lý tình huống phần nhiều phụ thuộc vào những trải nghiệm cuộc sống và tri thức của bạn. Hãy để bản thân được trải nghiệm nhiều hơn ở những môi trường đa giao tiếp. Bạn có thể thử các công việc làm thêm ngành dịch vụ, đi thực tập ở một môi trường công sở,… Hơn cả là bạn không nên có tâm lý làm cho xong hay “thực tập lấy dấu”. Làm việc một cách nghiêm túc, tích cực học hỏi và tiếp thu các lời nhận xét sẽ giúp bạn trưởng thành hơn. Đó là những kinh nghiệm tốt cho công việc sau này của bạn.
Xem thêm: Cách tạo ấn tượng tốt nơi công sở
Tìm hiểu thêm: BO là gì? Cần lưu ý gì khi tham gia Trade BO?
4. Ngoại ngữ
Ngoại ngữ là một “lợi thế” lớn, điều này không ai là không biết. Tuy nhiên, căn bệnh lười học ngoại ngữ của các bạn sinh viên vẫn còn rất phổ biến. Khoảng thời gian còn học đại học có lẽ là khoảng thời gian hợp lý nhất khi bạn có nhiều cơ hội học tập và thực hành nhiều hơn. Tận dụng được khoảng thời gian này giúp các bạn có lợi thế hơn khi đi làm. Khi đã bước vào môi trường công sở, việc học ngoại ngữ trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Trong thời đại kinh tế ngày càng mở rộng hiện nay, các yêu cầu ngoại ngữ sẽ ngày càng quan trọng hơn. Chúng sẽ là rào cản đối với những nhân sự trẻ không thể giao tiếp ngoại ngữ ở mức cơ bản. Các cách thức học ngoại ngữ hiện nay cũng ngày càng phổ biến. Những ngày cuối trước khi tốt nghiệp này, bạn hãy nghiêm túc suy nghĩ về việc học ngoại ngữ ngay thôi.
Xem thêm: 7 mẹo viết CV xin việc cho người chưa có kinh nghiệm
5. Tinh thần thực tế
Rất nhiều người trẻ khi mới ra trường không thể chịu được việc thất nghiệp liên tục vài tháng trời. Quá trình xin việc một cách đại khái, rải hồ sơ, chuẩn bị phỏng vấn không chu đáo,… Khoảng thời gian nhữ vậy cứ diễn ra khiến các bạn mệt mỏi. Nguyên nhân của những điều này chính là việc các bạn suy nghĩ có phần thiếu thực tế về vị trí của mình.
Khác với quá trình tuyển chọn ở các câu lạc bộ, việc tuyển dụng cộng tác viên hay nhân viên part-time, phỏng vấn nhân viên chính thức là một thế giới hoàn toàn khác. Bạn cần chuẩn bị thật tốt, lựa chọn phù hợp và có kế hoạch cho riêng mình. Thậm chí, bạn cần xem xét lại các lý do trượt phỏng vấn của bản thân để tìm ra cách giải quyết tốt nhất. Những điều này hiệu quả hơn việc ngồi ủ rũ, ôm thất vọng một mình.
Tinh thần thực tế ở đây chính là nhìn nhận bản thân và công việc một cách khách quan. Mỗi sự lựa chọn nên hướng đến sự phù hợp thay vì hướng đến những mục tiêu quá xa vời hoặc không phù hợp. Ngược lại, nếu bạn muốn chính phục các thử thách, bạn cần chấp nhận sự thất bại và không ngừng hoàn thiện bản thân.
Xem thêm: Mới tốt nghiệp chưa xin được việc thì làm gì?
6. Luôn sẵn sàng khởi nghiệp
CÓ nhiều người sẽ thắc mắc tại sao phải “sẵn sàng khởi nghiệp”. Có một sự thật rõ ràng là khởi nghiệp thì luôn khó chinh phục hơn các cuộc phỏng vấn. Thế nhưng, không phải ai cũng chọn đúng chuyên ngành cho bản thân. Có rất nhiều người cảm thấy mình không thể đi theo con đường đại học trước đó. Tinh thần khởi nghiệp sẽ giúp bạn mở rộng tư duy của mình hơn. Không cần trở thành một nhà đầu tư hay một CEO tài giỏi. Bạn chỉ cần dám đi theo con đường mới, không sợ thất bại, có thể từ bỏ chuyên ngành vốn không phù hợp dù mất trắng 4 năm,… Tất cả những điều đó sẽ giúp bạn hướng đến một bản thân hoàn hảo hơn.
>>>>>Xem thêm: Burn Out Là Gì? 13 Cách Giúp Thoát Khỏi Tình Trạng Burn Out
Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc động một tí là từ bỏ. Nếu lúc nào gặp chút khó khăn cũng từ bỏ thì bạn không thể thành công ở bất kỳ lĩnh vực nào khác nữa. Hãy cân nhắc về con đường bạn sẽ đi. Dù là nhân viên hay thực sự khởi nghiệp, hãy hướng đến một mục tiêu, một kế hoạch cụ thể và luôn nỗ lực hết mình.
Xem thêm: Khởi nghiệp cùng ông chỉ Park Sae Ro Yi của “Itaewon Class”