Digital Marketing đóng một vai trò quan trọng trong việc quảng bá, bán sản phẩm cho doanh nghiệp. Vậy bạn có thực sự biết chức năng của phòng Digital Marketing là gì? Cùng Blogvieclam.edu.vn tìm hiểu ngay trong nội dung bài này nhé.
Bạn đang đọc: Chức năng của phòng Digital Marketing trong công ty
1. Nghiên cứu và phân tích thị trường kỹ thuật số
Có thể nói nghiên cứu và phân tích thị trường kỹ thuật số là một trong những chức năng chính của phòng Digital Marketing. Nó giúp cho người làm Digital Marketing nắm bắt, hiểu rõ hơn về thị trường, khách hàng mục tiêu mà các kênh truyền thông mà họ đang nhắm đến. Từ đó nó giúp cho họ xây dựng nên chiến lược truyền thông phù hợp, thu hút, bắt mắt và tạo ra nhiều tương tác với khách hàng.
Nghiên cứu và phân tích thị trường kỹ thuật số là bao gồm thu thập dữ liệu khách hàng, xu hướng thị trường, đánh giá kênh truyền thông,… Các hoạt động này sẽ giúp họ tạo ra chiến lược hiệu quả và tối ưu nhất cho doanh nghiệp.
2. Tạo và quản lý nội dung trên các nền tảng truyền thông
Nội dung trên các kênh truyền thông chính là phương tiện để phòng Digital Marketing tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng, hiệu quả. Chính vì thế họ sẽ phải chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp các kênh này.
Phòng Digital Marketing hàng ngày phải sản xuất nội dung (hình ảnh, bài viết, video, infographics,…), đảm bảo đúng thời gian phát hành và tần suất của các kênh. Không chỉ vậy, họ còn phải liên tục theo dõi, đánh giá hiệu quả ở các trang đó. Từ đó giúp họ cải thiện, tối ưu nội dung nhanh chóng, phù hợp với xu hướng của khách hàng.
3. Phát triển các chiến dịch quảng cáo trực tuyến
Các chiến dịch quảng cáo trực tuyến sẽ giúp cho doanh nghiệp bán hàng tốt hơn, mang về doanh thu cao hơn. Phòng Digital Marketing sẽ phải đảm nhận các công việc như: Xác định khách hàng mục tiêu, lên kế hoạch cho chiến dịch, tạo quảng cáo, đưa quảng cáo lên các kênh truyền thông, theo dõi đánh giá hiệu quả từ quảng cáo.
Các doanh nghiệp lớn sẽ yêu cầu tạo chiến dịch quảng cáo thường xuyên, liên tục. Điều này buộc phòng Digital Marketing sẽ phải làm việc, sáng tạo liên tục. Không chỉ vậy, họ còn phải bắt trend, xu hướng kịp thời để xây dựng một nội dung quảng cáo chất lượng nhất.
4. Theo dõi, phân tích hiệu quả của các chiến dịch tiếp thị kỹ thuật số
Chức năng tiếp theo của phòng Digital Marketing đó là theo theo dõi, phân tích mức độ của các chiến dịch tiếp thị. Kết quả của quá trình này sẽ giúp họ đánh giá sơ bộ được hiệu quả chiến dịch trước đem lại và đưa ra những cải tiến, thay đổi cho lần tiếp theo.
Phòng Digital Marketing sẽ phải thu thập, thống kê các số liệu sau đó sử dụng công cụ để phân tích và đưa ra kết quả. Chưa dừng lại ở đó, họ còn phải gửi báo cáo, phương án thay đổi, phát triển lên cấp trên và các phòng ban liên quan.
Nhìn chung, việc phân tích các chiến dịch này sẽ giúp cho phòng Digital Marketing nắm được hiệu quả công việc, hiểu rõ về khách hàng mục tiêu hơn.
5. Tạo và triển khai các chiến lược tiếp thị email
Tìm hiểu thêm: Dân IT là gì? Công việc và các yêu cầu của ngành IT hiện nay
Quá trình xây dựng và triển khai chiến lược tiếp thị email sẽ giúp phòng Digital Marketing tạo ra và triển khai các chiến lược tiếp thị nhằm tiếp cận khách hàng hiệu quả và tăng doanh số cho công ty.
Họ sẽ phải lên list danh sách khách hàng có thể liên hệ thông qua email, sau đó là thiết kế nội dung email (liên quan đến chiến dịch quảng cáo đang thực hiện) và gửi tự động cho toàn bộ danh sách khách hàng.
Cách tiếp thị qua email không mới nhưng tại thời điểm hiện tại nó vẫn có hiệu quả nhất định đối với hoạt động marketing. Nếu như nội dung email đủ hấp dẫn nó còn giúp công ty tăng năng suất bán hàng khá cao.
6. Tạo và quản lý các chương trình liên kết
Phòng Digital Marketing cần tạo ra các liên kết giữa sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty với các đối tác, nhằm thu hút khách hàng và tăng doanh số cho công ty. Họ sẽ phải chịu trách nhiệm trong việc thông báo, thuyết phục khách hàng mua sản phẩm bằng cách: Quảng cáo, xúc tiến bán hàng, tiếp thị trực tiếp, quan hệ công chúng,…
Ngoài ra, phòng Digital Marketing còn phải thu hút, lắng nghe, thấu hiểu khách hàng để lên kế hoạch gia tăng sự cạnh tranh với đối thủ.
7. Tìm kiếm và áp dụng các công nghệ vào công việc
>>>>>Xem thêm: 3 nguyên tắc “vàng” trong lập kế hoạch cho năm mới thành công
Phòng Digital Marketing sẽ luôn phải bám sát những thay đổi của thị trường. Đặc biệt trong thời đại 4.0 như hiện nay thì việc ứng dụng công nghệ vào công việc sẽ giúp họ giải quyết được rất nhiều rắc rối, phức tạp, tối ưu hóa quy trình làm việc và tiết kiệm thời gian.
8. Lên kế hoạch và triển khai các chiến dịch tiếp thị nội bộ
Chức năng cuối cùng của phòng Digital Marketing đó là lên kế hoạch và triển khai chiến dịch tiếp thị nội bộ. Các chiến dịch tiếp thị nội bộ có thể bao gồm các hoạt động như: Đăng tin tuyển dụng, khuyến khích nhân viên chia sẻ nội dung trên mạng xã hội của công ty, tạo nội dung cho các chương trình đào tạo và phát triển nhân viên cùng nhiều hoạt động khác.
Có thể thấy chức năng của phòng Digital Marketing trong một doanh nghiệp là rất quan trọng. Họ đóng góp vào sự phát triển, tăng doanh số cho cả công ty. Mong rằng qua thông tin bài viết này bạn đã tìm được thông tin hữu ích cho mình.