Chuyện công sở: Đồng nghiệp ngồi chơi có nên ý kiến với sếp không?

“Sống chung” với kiểu đồng nghiệp hay ngồi chơi khiến bạn xuất hiện những cảm xúc tiêu cực như ghen ghét, đố kỵ. Vậy khi thấy đồng nghiệp ngồi chơi có nên ý kiến với sếp không? Cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Chuyện công sở: Đồng nghiệp ngồi chơi có nên ý kiến với sếp không?

Có đồng nghiệp ngồi chơi là cảm giác thế nào?

Có đồng nghiệp ngồi chơi là cảm giác thế nào?

Có lẽ, tại môi trường công sở, bạn sẽ gặp không ít kiểu đồng nghiệp hay ngồi chơi. Họ thường ngồi tám chuyện, ăn vặt, lướt Facebook, Tiktok hay dạo Shopee mua sắm,… trong khoảng thời gian làm việc. Hay nói cách khác, khi mà đồng nghiệp đang bận rộn, đầu tắt mặt tối để hoàn thành công việc thì vẫn sẽ có những người thảnh thơi ngồi thư giãn, giải trí.

Chắc hẳn, khi làm việc chung với những đồng nghiệp kiểu như vậy, ít nhiều bạn sẽ xuất hiện cảm giác khó chịu, ghen tị và một chút tâm trạng không hài lòng, không thỏa mãn. Đó là những cảm xúc tự nhiên, rất dễ hiểu. 

Đồng nghiệp ngồi chơi có nên ý kiến với sếp không?

Mặc dù, phải “sống chung” trong một môi trường với kiểu đồng nghiệp hay ngồi chơi sẽ làm bạn nảy sinh những cảm xúc tiêu cực. Thế nhưng, đừng để những cảm xúc ấy chi phối hành động của bạn. Nhiều người sẽ bị ghen tị mà không ngại mách sếp khi thấy đồng nghiệp ngồi chơi. Vậy liệu đó có phải là cách làm phù hợp? 

Đồng nghiệp ngồi chơi có nên ý kiến với sếp không?

Lời khuyên mà Blogvieclam.edu.vn đưa ra cho bạn là không nên ý kiến với sếp trong trường hợp đồng nghiệp ngồi chơi. Bởi hiệu suất công việc mới là yếu tố quan trọng mà cấp trên xem xét để đánh giá nhân viên. Hơn nữa, sếp cũng có đủ sự tỉnh táo và kinh nghiệm để nhìn nhận vấn đề. Bạn thấy đồng nghiệp ngồi chơi, nhưng thực chất là do họ đã hoàn thành xong công việc của mình. Vậy nên, nếu bạn chưa tìm hiểu rõ vấn đề mà trực tiếp đề cập với sếp sẽ khiến bạn trở thành một người so đo, sân si trong mắt cấp trên cũng như đồng nghiệp. Và đó cũng sẽ trở thành một trong những nguyên nhân khiến mối quan hệ giữa bạn và đồng nghiệp rạn nứt, gây mất hòa khí công sở.

Ứng xử thế nào với đồng nghiệp hay ngồi chơi?

Vậy bạn nên ứng xử thế nào cho hợp lý với những đồng nghiệp hay ngồi chơi? Tìm hiểu kỹ hơn qua những nội dung dưới đây nhé!

Tập trung vào công việc bản thân

Việc mà bạn nên làm nhất đó chính là tập trung hoàn thành tốt công việc của bản thân. Thật vậy, thay vì dành thời gian để khó chịu, bất mãn với việc đồng nghiệp ngồi chơi thì bạn nên tận dụng nó vào công việc. Mỗi người hãy tự làm tốt nhiệm vụ của mình. Còn nếu bạn vẫn chìm đắm trong những suy nghĩ đố kỵ với việc đồng nghiệp ngồi chơi mà mình phải “vắt chân lên cổ” làm việc thì lâu dần, ý chí phấn đấu của bạn sẽ bị lung lay. Và chắc hẳn, hiệu suất công việc sẽ bị giảm xuống đáng kể. 

Tìm hiểu thêm: Devops Là Gì? Làm Sao Để Trở Thành Devops Engineer?

Tập trung vào công việc bản thân

Trao đổi nhẹ nhàng với đồng nghiệp

Trong trường hợp, bạn và đồng nghiệp đang làm chung một dự án, và việc đồng nghiệp ngồi chơi trong giờ làm việc gây ảnh hưởng tới tiến độ chung của nhóm thì hãy thẳng thắn chia sẻ với họ. Tuy nhiên, bạn nên giao tiếp một cách nhẹ nhàng để đồng nghiệp dễ dàng lắng nghe và tiếp thu ý kiến. Như vậy, mối quan hệ giữa hai người cũng sẽ không bị ảnh hưởng. 

>>>>>Xem thêm: Làm sao để xây dựng môi trường làm việc tích cực?

Trao đổi nhẹ nhàng với đồng nghiệp

Còn nếu đồng nghiệp ngồi chơi là do họ đã hoàn thành xong công việc, nhưng điều đó lại ít nhiều gây ảnh hưởng tới bạn thì bạn cũng có thể tế nhị trò chuyện với đồng nghiệp. Hãy thẳng thắn đề cập rằng việc thư giãn trong giờ làm việc của họ đang khiến mọi người bị phân tâm. Blogvieclam.edu.vn tin rằng, đồng nghiệp bạn cũng sẽ vui vẻ tiếp nhận chia sẻ của bạn và có cách thư giãn tế nhị hơn.

Nếu như bạn còn những cách ứng xử nào khác với đồng nghiệp hay ngồi chơi thì đừng ngại chia sẻ nhé.

CHIA SẺ NGAY

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của Blogvieclam.edu.vn về câu hỏi “Đồng nghiệp ngồi chơi có nên ý kiến với sếp không?”. Ghé qua Blogvieclam.edu.vn Hỏi & Đáp để cùng tìm hiểu và chia sẻ nhiều kinh nghiệm công sở bổ ích hơn nữa nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *