Tại môi trường công sở, ai cũng mong muốn gặp được một người sếp tốt, biết bảo vệ nhân viên. Tuy nhiên, bạn sẽ làm thế nào nếu chẳng may cấp trên của mình lại không được như vậy? Tham khảo ngay những cách xử lý dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Chuyện công sở: Nên làm gì khi sếp không bảo vệ nhân viên?
Tại sao sếp nên bảo vệ nhân viên của mình?
Một người sếp thực sự không chỉ giỏi về chuyên môn, giỏi về khả năng lãnh đạo mà hơn thế, họ còn cần phải biết cách bảo vệ nhân viên của mình. Bởi, chỉ như vậy, cấp trên mới có thể nhận được sự tin tưởng và tôn trọng tuyệt đối từ nhân viên. Và khi đó, nhân viên cũng sẽ làm việc với một tâm thế thoải mái, sẵn sàng cống hiến cho công việc để giúp công ty, doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn.
Còn nếu sếp không biết bảo vệ nhân viên của mình khỏi những chèn ép vô lý thì chắc chắn, điều mà bạn nhận được chỉ là thái độ hờ hững, thờ ơ trong công việc, thậm chí là những bất mãn của nhân viên. Nếu tình trạng này kéo dài, có thể dẫn đến những xung đột không đáng có trong nội bộ. Và chắc hẳn, điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của doanh nghiệp.
Nên làm gì khi sếp không bảo vệ nhân viên?
Gợi ý một vài cách xử lý nếu sếp của bạn không biết bảo vệ những nhân viên cấp dưới trong những nội dung dưới đây:
Trao đổi thẳng thắn với cấp trên
Đầu tiên, bạn có thể trao đổi thẳng thắn với cấp trên của mình. Thật vậy, khi công ty đưa ra những yêu cầu vô lý mà bạn cảm thấy mình không thể đảm nhiệm được, hãy trực tiếp nói chuyện với sếp. Bạn nên thể hiện rằng bạn cũng rất sẵn lòng thực hiện những công việc mà bên công ty giao phó, nhưng trong thời điểm hiện tại bạn không thể đảm nhiệm được vì còn vướng bận nhiều việc khác chưa hoàn thành. Hoặc nếu những yêu cầu đó vượt ngoài khả năng và quyền hạn của bạn, bạn cũng đừng ngại chia sẻ với cấp trên. Điều đó sẽ giúp cấp trên hiểu hơn về tình trạng của bạn và sẽ có thể khéo léo trình bày với ban lãnh đạo công ty để giúp bạn tránh khỏi những yêu cầu vô lý.
Thông cảm, thấu hiểu cho cấp trên
Tìm hiểu thêm: Phỏng vấn: những điều nhà tuyển dụng và ứng viên cần lưu ý!
Sếp là cấp trên của bạn, là người trực tiếp dẫn dắt, chỉ đạo công việc cho bạn nhưng đồng thời, họ cũng là một nhân viên trong công ty. Trên họ cũng có vô số những áp lực đè nén từ ban lãnh đạo cấp cao. Chính vì thế, đôi khi, họ cũng rất khó xử vì đứng giữa cấp trên và nhân viên của mình. Có thể, sếp cũng đã rất cố gắng để đấu tranh, bảo vệ quyền lợi của bạn trước lãnh đạo nhưng không được. Vậy nên, thay vì mang một cảm giác bất mãn, bực dọc, khó chịu hãy thông cảm và thấu hiểu cho cấp trên của mình. Họ cũng cần phải bảo vệ bản thân, bảo vệ vị trí của mình để lo cho gia đình, cho cuộc sống. Ngoài ra, điều đó cũng sẽ giúp bạn giảm bớt những cảm xúc căng thẳng, bất mãn và có tâm thế thoải mái hơn khi làm việc, góp phần nâng cao hiệu suất công việc của bạn.
Tìm một môi trường làm việc phù hợp hơn
Còn nếu bạn cảm thấy không thể chịu được những yêu cầu vô lý từ công ty, đồng thời, cấp trên luôn thờ ơ cho qua và không lên tiếng bảo vệ bạn thì có lẽ, đây không phải là môi trường phù hợp với bạn. Lúc này, Blogvieclam.edu.vn khuyên rằng, bạn nên tìm một môi trường làm việc khác phù hợp hơn, nơi mà bạn được thấu hiểu và chia sẻ. Bởi nếu bạn luôn bị cảm xúc phẫn nộ, ức chế chi phối thì chắc chắn cuộc sống công sở của bạn sẽ là một cực hình. Nếu vậy, bạn sẽ chẳng thể dành toàn tâm toàn ý cống hiến cho công việc.
>>>>>Xem thêm: Search CV ra ngay “người nhà”, HR nên làm gì?
Do đó, tìm đến một nơi bạn cảm thấy thoải mái nhất, không bị ép buộc bởi những yêu cầu vô lý, không phải chịu sự dẫn dắt của một người sếp vô tâm, vô trách nhiệm sẽ là cách giúp bạn được là chính mình, được sống một cuộc sống công sở trọn vẹn và ý nghĩa nhất.
Chia sẻ thêm những suy nghĩ của bản thân về chủ đề này bạn nhé nhé!
chia sẻ ngay
Hy vọng, qua những chia sẻ trên đây, các bạn đã biết cách ứng phó nếu chẳng may gặp phải một người sếp không biết bảo vệ nhân viên tại nơi làm việc.