CPC là thuật ngữ khá phổ biến trong các chiến dịch Marketing – quảng cáo. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ khái niệm CPC là gì? Vậy thì bài viết dưới đây của Blogvieclam.edu.vn sẽ giúp bạn giải đáp, tổng hợp toàn bộ những thông tin liên quan đến CPC.
Bạn đang đọc: CPC là gì? Tại sao nên chọn CPC cho quảng cáo?
1. CPC là gì?
CPC (Cost per click) được hiểu là chi phí mà bạn cần phải trả cho mỗi lần người dùng click vào quảng cáo hiển thị trên Google. Đây là một hình thức thanh toán tiền cho các chiến dịch quảng cáo có mất phí.
Tức là khi bạn thực hiện chiến dịch chạy quảng cáo Google, nếu chỉ xuất hiện trên bảng xếp hạng mà người dùng không nhấp vào link, bạn sẽ không phải mất phí. Ngược lại, nếu họ bấm vào quảng cáo, bạn sẽ phải trả một khoản tiền nhất định và đây chính là CPC.
2. Ưu – nhược điểm của CPC
CPC có nhiều ưu điểm, giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận được số lượng lớn khách hàng quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ. Song nó cũng tồn tại một số hạn chế. Cụ thể về những ưu – nhược điểm này, Blogvieclam.edu.vn sẽ cung cấp đến cho bạn ngay trong nội dung dưới đây.
2.1 Ưu điểm
- Giúp doanh nghiệp nắm được chính xác về mức độ thu hút, tiếp cận khách hàng của quảng cáo mình chạy.
- Đảm bảo được mục tiêu tối ưu hóa ngân sách cho hoạt động quảng cáo.
- Với CPC, bạn hoàn toàn có thể quản lý việc trang web của mình xuất hiện ở đâu/chặn hiển thị ở web khác nếu muốn.
2.2 Nhược điểm
- Giá của CPC khá cao.
- CPC chỉ phù hợp với một số doanh nghiệp đã có thương hiệu phát triển.
- Trang web càng có lượng truy cập cao thì chi phí cho CPC cũng sẽ càng lớn.
- Với những sản phẩm không mang lại doanh số bán hàng thì dễ bị tăng chi phí vì khách hàng có thể quay lại nhấp vào quảng cáo.
3. Tại sao doanh nghiệp nên chọn CPC cho quảng cáo?
Mặc dù còn một số nhược điểm, nhưng CPC vẫn được nhiều chuyên gia khuyên nên áp dụng cho quảng cáo Google. Bởi nó là phương pháp phổ biến, tối ưu nhất giúp bạn nhanh chóng có lưu lượng truy cập website lớn, nhất là những trang web mới hoạt động.
Bên cạnh đó, chỉ số ROI (lợi tức từ khoản đầu tư) cũng được xác định dựa trên chi phí CPC cùng chất lượng traffic quảng cáo. Do đó, khi chọn CPC cho quảng cáo Google, doanh nghiệp bạn sẽ đánh giá được chính xác hơn mức độ thành công, hiệu quả của chiến dịch mình đang chạy. Thông qua đây, bạn có thể đưa ra những phương án, chính sách phù hợp cho hoạt động quảng cáo sau này để đảm bảo đạt được hiệu quả tốt nhất.
4. Khi nào nên chọn CPC cho chiến dịch quảng cáo?
Doanh nghiệp nên chọn CPC cho chiến dịch quảng cáo nếu mục tiêu của họ tỷ lệ chuyển đổi conversion. Tức là doanh nghiệp hướng tới thuyết phục khách hàng thực hiện một hành động nào đó như click vào trang web, mua sản phẩm… Bởi bản chất của chỉ số CPC được tính dựa trên số lần click của khách hàng vào các quảng cáo.
5. Công thức tính CPC
Để tính chi phí CPC trong chiến dịch quảng cáo, bạn hãy áp dụng theo công thức sau:
CPC = (ĐCLTĐ x ĐCLMQC x CTR)/TH |
Trong đó:
- ĐCLTĐ (điểm chất lượng trang đích): điểm số SEO trên trang đích trong website của bạn.
- ĐCLMQC (điểm chất lượng mẫu quảng cáo): điểm số theo tiêu chí SEO với nội dung quảng cáo.
- CTR (tỷ lệ nhấp chuột khi xem quảng cáo): đây là tỷ lệ giữa số người nhấp vào quảng cáo/tổng số người xem quảng cáo.
- TH (thứ hạng): vị trí quảng cáo xuất hiện trên Google theo từ khóa. Vị trí càng cao thì giá sẽ càng cao.
Tìm hiểu thêm: Chia sẻ kinh nghiệm trả lời phỏng vấn xin học bổng “pass” 100%
6. Tìm hiểu phương pháp tối ưu hóa CPC
Việc áp dụng CPC cho quảng cáo mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng thực hiện hiệu quả, tối ưu được chi phí quảng cáo. Dưới đây là một số phương pháp được Blogvieclam.edu.vn tổng hợp, các bạn có thể tham khảo và vận dụng vào chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp mình nhé.
6.1 Gia tăng điểm chất lượng
Google có rất nhiều chính sách tốt cho khách hàng, trong đó phải kể đến là giảm giá chi phí cho những CPC có điểm chất lượng cao. Điều này có nghĩa là bạn sẽ cần làm sao để cải thiện, gia tăng càng nhiều điểm chất lượng càng tốt.
Một số tiêu chí để đánh giá điểm chất lượng là:
- Tỷ lệ nhấp chuột vào quảng cáo cao hay thấp?
- Tính chặt chẽ, liên kết giữa các nhóm quảng cáo, từ khóa như thế nào?
- Landing page có được đầu tư, trau chuốt về nội dung, thông tin và có thúc đẩy được người dùng mua hàng hay không?
6.2 Gia tăng độ tiếp cận
Ngoài điểm chất lượng, lượng tiếp cận của quảng cáo cũng cần phải cao thì chi phí CPC mới giảm. Bạn cần loại bớt những lượt nhấp chuột ảo gây lãng phí ngân sách mà không mang lại hiệu quả.
Để làm được điều này, bạn nên tìm hiểu, nghiên cứu về các thủ thuật nhấp chuột mới, giúp mang lại số liệu, dữ liệu cần thiết, có giá trị sử dụng cho chiến lược của mình.
6.3 Điều chỉnh phạm vi tiếp cận
Khi chạy quảng cáo Google, việc thường xuyên sử dụng các từ khóa mang tính chất phủ định trong tài khoản Ads có thể giúp bạn kiểm soát tốt CPC trung bình. Đồng thời, cách này còn giúp loại bớt những traffic khó chuyển đổi.
Chính vì vậy, khi đưa các từ khóa vào quảng cáo, bạn hãy chắc chắn mình chọn lọc kỹ lưỡng những từ nhắm đúng mục tiêu, đảm bảo được rằng:
- Ngân sách được tối ưu như giảm chi phí cho những nhấp chuột không có giá trị, trả giá thấp cho những nhấp chuột không liên quan,…
- Điểm chất lượng được cải thiện: nếu từ khóa liên quan với nội dung quảng cáo, trang đích, ưu đãi của bạn,… thì điểm chất lượng sẽ được đánh giá cao và tăng lên.
6.4 Thử nghiệm với nhiều thứ hạng hiển thị
Chi phí CPC được tính dựa trên thứ hạng, vị trí càng cao thì giá càng lớn. Vì vậy, cách tốt nhất để bạn giảm bớt chi phí CPC là thử nhắm tới nhiều thứ hạng khác nhau rồi đo lường mức độ ảnh hưởng, tỷ lệ nhấp chuột có chuyển đổi.
Ví dụ, nếu bạn để quảng cáo hiển thị ở top 1 hay top 2 đều mang lại hiệu quả ngang nhau thì không có lý do gì bạn phải trả thêm tiền để tranh top 1 cả.
6.5 Chọn nhiều thời điểm đặt lịch quảng cáo
Bạn đừng chỉ chọn duy nhất 1 thời điểm để chạy quảng cáo nếu nó không hiệu quả. Trong trường chạy giờ này chi phí quá cao, bạn có thể đổi sang giờ khác để thử nghiệm, biết đâu lượng tiếp cận vẫn tốt mà chi phí lại giảm đi.
6.6 Sử dụng nhóm từ khóa về thương hiệu của bạn
Hiện nay, rất nhiều người sử dụng cách chạy quảng cáo với từ khóa liên quan đến tên thương hiệu của đối thủ. Mặc dù sẽ gặp những nhược điểm trong lượng tìm kiếm và điểm chất lượng, tuy nhiên, đây lại chính là thủ thuật hiệu quả. Bạn chỉ cần tối ưu thêm về điểm chất lượng, CPC của bạn sẽ dần thấp đi. Kể cả khi đối thủ của bạn lên top 1 thì điều đó cũng không phải quá quan trọng khi giá trị mà thứ hạng 1, 2 mang lại đôi khi lại ngang nhau.
6.7 Hợp tác đơn vị quảng cáo chuyên nghiệp
Nếu doanh nghiệp chạy CPC cho chiến dịch quảng cáo nhưng không hiệu quả thì có thể cân nhắc lựa chọn các đơn vị quảng cáo bên ngoài. Hiện nay, có rất nhiều đơn vị chạy quảng cáo chuyên nghiệp. Họ đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực quảng cáo nên chắc chắn sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu CPC một cách hiệu quả hơn.
7. Một số lưu ý khi chạy quảng cáo CPC
>>>>>Xem thêm: Chính Sách Giữ Chân Nhân Viên: 7 Bí Quyết Doanh Nghiệp Không Nên Bỏ Qua
Khi sử dụng CPC trong quảng cáo Google, bạn cần lưu ý 2 vấn đề quan trọng sau:
- Thường xuyên kiểm tra ngân sách hoặc giới hạn ở con số nhất định. Bởi nếu chi phí có thể sẽ rất lớn nếu không kiểm soát hay được tối ưu.
- Giá CPC sẽ không cụ thể mà tùy vào ngành, lĩnh vực, có thể biến đổi hàng giờ, hàng ngày. Vì vậy, bạn cần xem xét để chọn các từ khóa tối ưu nhất.
8. Câu hỏi thường gặp về CPC
Dưới đây, Blogvieclam.edu.vn sẽ giải đáp một số câu hỏi liên quan tới CPC. Bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn nhé!
8.1 CPC trung bình là gì?
CPC trung bình được hiểu là chi phí trung bình cho mỗi lần khách hàng nhấp chuột vào quảng cáo. Bởi các quảng cáo thay đổi thứ hạng liên tục nên sẽ không có một con số cố định đo lường CPC.
8.2 CPC tối đa là gì?
CPC tối đa là chi phí cao nhất mà doanh nghiệp sẵn sàng chi trả cho quảng cáo. Tuy nhiên, dựa trên nhiều yếu tố như thương hiệu liên quan, điểm chất lượng trong tìm kiếm mà chi phí CPC doanh nghiệp phải chi trả thường thấp hơn giá thầu ban đầu.
8.1 Sự khác biệt giữa CPC và CPM là gì?
CPC và CPM đều là chỉ số quan trọng trong các chiến dịch quảng cáo, giúp doanh nghiệp đo lường mức độ tiếp cận của mỗi chiến dịch. Vậy 2 chỉ số này khác nhau như thế nào?
- CPC: Chỉ số này tính dựa trên số lượt người dùng nhấp chuột vào quảng cáo.
- CPM: Đây là chỉ số đo lường chi phí cho mỗi 1.000 lượt hiển thị quảng cáo. CPM được tính dựa trên số lượt xem quảng cáo của người dù họ có nhấn vào quảng cáo hay không.
Các doanh nghiệp có thể sử dụng kết hợp 2 chỉ số này để đánh giá một cách chính xác, toàn diện về các chiến dịch quảng cáo.
Hy vọng qua những chia sẻ trên, bạn đọc đã hiểu rõ CPC là gì cùng các thông tin xoay quanh CPC. Nếu còn thắc mắc gì, bạn có thể để lại bình luận, Blogvieclam.edu.vn sẽ giúp bạn giải đáp.