Đối mặt với sự chỉ trích trong công việc như thế nào?

Làm việc trong môi trường công sở, chắc chắn bạn sẽ không thể tránh được sự chỉ trích từ đồng nghiệp hay cấp trên. Vậy với những trường hợp này, bạn sẽ đối mặt như thế nào? Theo dõi bài viết của Blogvieclam.edu.vn để biết cách ứng phó nhé.

Bạn đang đọc: Đối mặt với sự chỉ trích trong công việc như thế nào?

Cách phản xạ với những chuyện bị phê bình

Đứng trước những vấn đề bị phê bình, đôi khi chúng ta sẽ trở nên mất bình tĩnh và có hành động, lời nói chưa đúng. Vậy nên, trong bài viết này, Blogvieclam.edu.vn sẽ mách nước cách để phản xạ sao cho phù hợp nhất.

Tránh những phản ứng tiêu cực

Bị phê bình là điều không ai mong muốn, nhất là trong công việc. Tuy nhiên, bạn hãy cố gắng không đáp lại khi bản thân đang buồn bực, khó chịu. Lúc này, bạn sẽ cần tập trung để đánh giá về những lời phê bình, giữ bình tĩnh và kiềm chế cảm xúc.

Còn nếu ai đó thúc giục, yêu cầu bạn phải đưa ra phản hồi ngay, bạn hãy nhẹ nhàng và yêu cầu có thêm thời gian suy nghĩ. 

Cách phản xạ với những chuyện bị phê bình

Lắng nghe kỹ những lời phê bình

Lắng nghe là một trong những kỹ năng quan trọng, không thể thiếu trong cuộc sống cũng như công việc. Nó giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về vấn đề mình đang gặp phải, từ đó cải thiện chúng.

Trong trường hợp phải nghe trực tiếp lời phê bình khiến cho bạn khó chịu, căng thẳng thì bạn có thể đề nghị đồng nghiệp, cấp trên gửi qua mail và lấy lý do là bạn muốn xử lý thông tin tốt hơn. Bạn hãy đảm bảo rằng bản thân mình có đủ thời gian để hiểu, tiếp thu thông tin quan trọng.

Ghi chú lại những lời đánh giá, phê bình

Bị phê bình 1 lần không sao, nhưng nếu bạn bị nhắc đến lần thứ 2 trong cùng 1 vấn đề thì đó lại là điều rất nghiêm trọng. Bởi vậy, bất kể lời nhận xét, đánh giá nào được nói ra, trước hết bạn hãy ghi chú lại để xem xét. Có như vậy, bạn mới rút ra được bài học, kinh nghiệm và không mắc phải vào lần sau.

Đối mặt với sự chỉ trích trong công việc

Đặt ra những câu hỏi nếu chưa rõ

Khi nhận được những lời chỉ trích, phê bình, đôi khi bạn sẽ chưa thể “load” kịp và không rõ mình đã làm gì sai. Lúc này, bạn có quyền được đặt ra các câu hỏi để làm rõ vấn đề đang xảy ra với mình. Đồng thời đây cũng là động thái cho thấy bạn có thiện chí muốn được cải thiện.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng phải hỏi với thái độ tích cực, thể hiện sự tôn trọng với đối phương. Ngoài ra, bạn cũng có thể đưa ra các yêu cầu gợi ý, tham khảo ý kiến từ họ.

Đừng quên cảm ơn sau cuộc trao đổi

Dù bạn là người bị phê bình, chỉ trích, song đây có thể là điều tốt, giúp bạn cải thiện, phát triển hơn trong công việc. Vậy nên, bạn cũng đừng ngại ngùng, hãy nói lời cảm ơn đến họ, ngay cả khi bạn chưa cảm thấy biết ơn, hãy cứ nói ra vì biết đâu sau này, đến một thời điểm nhất định nào đó, khi đạt được thành công, bạn sẽ nhớ lại và thấy biết ơn thì sao?

Bắt tay vào sửa chữa những vấn đề hạn chế

Tìm hiểu thêm: Ngành Sư Phạm Có Được Miễn Học Phí Không? [Mới 2024]

Bắt tay vào sửa chữa những vấn đề hạn chế

Bạn có thể khó chịu, thất vọng khi bị chỉ trích, phê bình. Thế nhưng, thay vì chìm đắm trong cảm xúc tiêu cực, tại sao bạn không đứng lên, bắt tay vào thay đổi, sửa chữa sai lầm?

Bạn nên cố gắng tận dụng những lời phê bình, đánh giá từ đồng nghiệp, cấp trên để khắc phục vấn đề nếu nó hợp lý và mang lại hiệu quả tốt hơn.

Ngăn chặn sự gia tăng phê bình, chỉ trích

Không chỉ biết cách đối phó, phản ứng mà bạn còn cần phải làm sao để ngăn chặn với sự gia tăng phê bình, chỉ trích trong quá trình làm việc. 

Cần học hỏi từ những sai lầm

Nếu như bạn liên tiếp mắc phải sai lầm giống nhau thì chắc chắn những lời chỉ trích, phê bình sẽ không biến mất. Do đó, bạn cần biết lắng nghe, rút kinh nghiệm và rút ra bài học cho bản thân.

Kiểm tra công việc thường xuyên hơn

Ngăn chặn sự gia tăng phê bình, chỉ trích

Để tránh bị mắc sai lầm, khiển trách từ cấp trên hay phàn nàn của đồng nghiệp về công việc, bạn nên hình thành thói quen kiểm tra lại các nhiệm vụ vào cuối ngày, kiểm tra báo cáo trước khi gửi xem có mắc phải sai sót gì không? Đây cũng là cách để bạn làm việc hiệu quả hơn đó.

Tự đánh giá hiệu suất công việc của mình

Một vấn đề mà bạn cần lưu ý đó là đừng bao giờ đợi đến lúc người khác kiểm tra, đánh giá mới biết mình sai. Thay vào đó, bạn hãy thường xuyên rà soát công việc, trở thành nhà phê bình khó tính của chính bản thân. Dần dần bạn sẽ làm việc có kế hoạch, chỉn chu và ít mắc phải sai lầm hơn.

Cố gắng tự giải quyết xung đột với người khác

Trong trường hợp bạn thường xuyên phải nhận những lời chỉ trích, phê bình từ cấp trên nhưng lỗi là không hoàn toàn do mình, bạn hãy mạnh dạn để phản bác lại. Tất nhiên, bạn nên dùng thái độ tích cực, lịch sự để trao đổi chứ không phải gây gổ, mâu thuẫn. 

Ví dụ sếp giao thêm rất nhiều việc nhưng lại phê bình bạn chậm deadline. Lúc này, bạn có thể vừa nói lời xin lỗi, vừa đưa ra đề xuất, yêu cầu phương án khác để công việc được thực hiện nhanh, hiệu quả hơn.

>>>>>Xem thêm: Học kiến trúc ra làm gì? 6 công việc tiềm năng cho SV kiến trúc

Cố gắng tự giải quyết xung đột với người khác

Hy vọng rằng với những thông tin được Blogvieclam.edu.vn chia sẻ trên đây, bạn đọc đã biết cách để đối phó với sự chỉ trích trong công việc như thế nào? Chúc các bạn sẽ luôn làm việc hiệu quả, đạt được thành tựu tốt trong công việc nhé. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *