Franchise là gì? Các hình thức kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam

Franchise là gì? Franchise là nhượng quyền thương mại – một hình thức kinh doanh rất phổ biến trong thời gian gần đây. Nếu bạn đang muốn bắt đầu một công việc kinh doanh thì nhượng quyền thương mại sẽ là một lựa chọn hàng đầu mà bạn có thể ưu tiên. Hãy cùng JobsGo tìm hiểu về hình thức kinh doanh mới lạ nhưng cũng đầy tiềm năng này thông qua bài viết dưới đây. 

Bạn đang đọc: Franchise là gì? Các hình thức kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam

1. Franchise là gì?

Franchise là gì?

Franchise là gì? Franchise là hình thức nhượng quyền kinh doanh phổ biến hiện nay. Với hình thức kinh doanh này các cá nhân tổ chức được cung cấp hàng hóa, dịch vụ của một công ty khác tại một khu vực nhất định.

Dù mới xuất hiện cách đây không lâu nhưng Franchise đã trở thành một trào lưu kinh doanh ở Việt Nam.

Nhượng quyền kinh doanh sẽ có rất nhiều các quy định và chính sách phức tạp buộc hai bên là bên nhận nhượng quyền và bên nhượng quyền thực hiện.

Quyền và nghĩa vụ của bên nhận nhượng quyền:

  • Được sản xuất, cung cấp sản phẩm hàng hóa dịch vụ mang chính tên thương hiệu từ bên nhượng quyền.
  • Phải trả một khoản chi phí hoặc phần trăm tỷ lệ doanh thu theo thỏa thuận của các bên cho việc sử dụng thương hiệu.
  • Không được làm trái với các quy định về sản xuất, kinh doanh và phải thực hiện theo đúng tiêu chuẩn của bên nhượng quyền.
  • Phải chịu chi phí về đầu tư cơ sở hạ tầng và trả lương cho lao động.

Quyền và nghĩa vụ của bên nhượng quyền:

  • Nhận mức phí do bên nhận nhượng quyền chi trả theo thỏa thuận ban đầu giữa hai bên.
  • Có trách nhiệm hỗ trợ việc quảng cáo thương hiệu và thực hiện các chương trình khuyến mại.

2. Các hình thức franchise phổ biến hiện nay

Hiện nay có 4 hình thức nhượng quyền kinh doanh phổ biến bao gồm:

2.1 Nhượng quyền theo mô hình có tham gia quản lý (Management Franchise)

Đối với hình thức nhượng quyền này, bên chuyển nhượng chuyển giao thương hiệu, mô hình kinh doanh cho bên nhận chuyển nhượng. Bên nhượng quyền cũng có trách nhiệm hỗ trợ điều chuyển những người có khả năng quản lý để hỗ trợ điều hành doanh nghiệp.

2.2 Mô hình nhượng quyền kinh doanh toàn diện (Full Business Format Franchise)

Tìm hiểu thêm: Chuyên viên khách hàng cá nhân là gì? Những điều cần biết bạn cần biết

Coffee Trung Nguyên đang làm rất tốt hình thức nhượng quyền này

Hình thức chuyển nhượng này mang tính toàn diện hơn đối với những yêu cầu, thỏa thuận từ hai bên. Bên nhượng quyền sẽ chuyển nhượng, chia sẻ ít nhất một trong bốn yếu tố cơ bản sau:

  • Bên nhượng quyền chia sẻ chiến lược, mô hình hoạt động kinh doanh, quy trình vận hành của doanh nghiệp đã được chuẩn hóa, chính sách quản lý, chương trình đào tạo, tư vấn và hỗ trợ khai trương, kiểm soát hàng hóa dịch vụ, hỗ trợ tiếp thị, quảng cáo sản phẩm.
  • Chuyển giao bí quyết, quy trình sản xuất kinh doanh, công nghệ.
  • Tên, hình ảnh thương hiệu.
  • Các loại sản phẩm và loại hình dịch vụ.

Bên nhận nhượng quyền có trách nhiệm trả cho bên nhượng quyền hai khoản phí cơ bản: phí nhận nhượng quyền và phí hoạt động.

2.3 Nhượng quyền theo mô hình tham gia đầu tư vốn (Equity Franchise)

Đây là hình thức nhượng quyền mà bên nhượng quyền trực tiếp đầu tư vào doanh nghiệp nhận nhượng quyền với một tỷ lệ tương đối nhỏ. Mục đích chính của việc tham gia vào đầu tư là để nắm quyền kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp. Bên nhượng quyền cũng có thể tham gia vào ban quản trị của doanh nghiệp nhận nhượng quyền.

2.4 Nhượng quyền kinh doanh không toàn diện (Non-Business Format Franchise)

Nhượng quyền theo hình thức này quản lý tương đối lỏng lẻo với các mô hình phổ biến như:

  • Nhượng quyền thương hiệu
  • Nhượng quyền phân phối sản phẩm, hàng hóa
  • Nhượng quyền công thức chế biến và quảng cáo

3. Một số doanh nghiệp nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam

>>>>>Xem thêm: Bật mí mẹo đối phó với đồng nghiệp có tính tự ái trong công việc

Một số doanh nghiệp nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam

Ở thị trường Việt Nam có một số doanh nghiệp nhượng quyền thương hiệu lớn như:

  • Thương hiệu trà sữa Tocotoco: Đây có thể coi là thương hiệu trà sữa lớn bậc nhất nước ta với hệ thống các cửa hàng phân phối và cửa hàng nhượng quyền trải dài trên khắp cả nước.
  • Thương hiệu Pizza Hut: Hiện nay tại Việt Nam đã có hàng chục của hàng nhượng quyền của Pizza Hut. Đây là thương hiệu có xuất xứ tại Mỹ với các cửa hàng đồ ăn nhanh như Pizza, mì ống…
  • Cà phê Trung Nguyên: Đây là thương hiệu đầu tiên của Việt Nam thực hiện nhượng quyền ra thế giới và đã đạt được những kết quả tốt tạo tiền đề để các thương hiệu khác của Việt Nam vươn ra thị trường thế giới.
  • KFC là thương hiệu gà rán tiêu biểu nhất thế giới. Hiện nay KFC đã có mặt tại lãnh thổ của hàng trăm nước khác nhau trên toàn cầu. Chỉ tính riêng ở Việt Nam hệ thống các cửa hàng của KFC cũng trải dài ở nhiều thành phố trên cả nước trong đó tiêu biểu là thủ đô Hà Nội.
  • Lotteria cũng là một thương hiệu lớn với sản phẩm đặc trưng là gà rán. Tuy nhiên tại thị trường Việt Nam thì hệ thống cửa hàng của Lotteria còn chưa được phổ biến như KFC.
  • Jollibee là tập đoàn với hệ thống các cửa hàng đồ ăn nhanh trên lãnh thổ châu Á. Hiện nay ở Việt Nam các cửa hàng của Jollibee cũng đang được trải rộng trên nhiều tỉnh thành với hàng trăm cửa hàng.
  • Ngoài các thương hiệu trên còn một số thương hiệu lớn khác như: MCDonald’s, Burger King, Highlands Coffee, Starbucks Coffee…

Như vậy, bài viết này đã giúp bạn hiểu “Franchise là gì?” và các hình thức nhượng quyền kinh doanh. Hy vọng với những thông tin mà Blogvieclam.edu.vn đã mang đến cho bạn qua bài viết trên đã giúp bạn có thêm những kiến thức mà bạn đang tìm kiếm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *