Giám định – một cụm từ không quá xa lạ với mỗi chúng ta. Tuy nhiên, để hiểu một cách chính xác thì không nhiều người biết. Vậy trên thực tế, giám định là gì? Giám định có ở những ngành, lĩnh vực nào, hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thể có được câu trả lời nhé.
Bạn đang đọc: Giám định là gì? Quy định và các loại hình giám định phổ biến hiện nay
1. Giám định là gì?
Giám định là gì? Là một trong những ngành khoa học đặc thù sử dụng nhiều kỹ thuật tiên tiến nhằm xác định chính xác tình trạng con người, hàng hóa,… Trên thực tế, hoạt động giám định xuất hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng phổ biến nhất là tư pháp và thương mại.
Tuy nhiên, trong bất kỳ ngành, lĩnh vực nào, hoạt động giám định cũng phải được tiến hành và thực hiện theo đúng trình tự pháp luật quy định. Theo đó, chỉ cần có một sai sót nhỏ xảy ra, kết quả giám định cũng sẽ bị coi là không chính xác.
2. Người giám định là gì?
Người giám định hay còn được biết đến với tên gọi phổ biến là giám định viên. Đây là những người có kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ đồng thời đã vượt qua các bài thi, đánh giá, kiểm tra… và đủ tiêu chuẩn kinh nghiệm thực hiện hoạt động giám định trong các lĩnh vực được pháp luật cho phép.
3. Các loại hình giám định phổ biến hiện nay
Như đã trình bày ở nội dung phía trên, giám định có thể diễn ra trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng chủ yếu là tư pháp và thương mại. Hai loại hình giám định phổ biến này mang những đặc trưng như sau:
3.1 Giám định tư pháp
Giám định tư pháp là gì? Giám định tư pháp là hoạt động giám định phục vụ cho quá trình xét xử, tố tụng theo quy định pháp luật. Đây là hoạt động giám định được điều chỉnh bởi nhiều quy định pháp luật chuyên ngành bậc nhất hiện nay.
Hiện nay, tại Việt Nam, hệ thống giám định tư pháp được phân chia thành hai nhóm tổ chức là:
- Tổ chức giám định công lập thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ Y tế. Các hoạt động của các tổ chức giám định công lập bao gồm giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần và giám định kỹ thuật hình sự.
- Tổ chức giám định theo vụ việc thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ và cơ quan ngang Bộ. Các hoạt động giám định theo vụ việc đa dạng và phong phú hơn so với giám định công lập. Có thể kể đến một vài lĩnh vực tiêu biểu như Tài chính, Văn hóa, Ngân hàng, Khoa học, Nông nghiệp,…
Tìm hiểu thêm: Hiệu ứng chim mồi & những ứng dụng của hiệu ứng chim mồi trong kinh doanh
3.2 Giám định thương mại
Giám định thương mại là hoạt động quan trọng trong lĩnh vực hàng hóa, thương mại hiện nay. Khác với giám định tư pháp, giám định thương mại tuy không bị điều chỉnh bởi hệ thống quy định pháp luật chặt chẽ nhưng lại là hoạt động mang tính chất dịch vụ và cần đầu tư rất nhiều chi phí. Do vậy, để đảm bảo tiết kiệm chi phí trong quá trình triển khai, giám định thương mại cần diễn ra theo một trình tự chuẩn chỉ nhất. Mục đích chủ yếu của giám định thương mại trên thực tế là đảm bảo tính an toàn của hàng hóa cũng như xác định các hư hại để phòng trường hợp xảy ra lỗi, tranh chấp,…
4. Những quy định quan trọng trong giám định
Hoạt động giám định trong mỗi lĩnh vực phải tuân thủ quy định chặt chẽ riêng nhằm đem đến kết quả chính xác nhất cho các hoạt động liên quan. Giám định thương mại và giám định tư pháp cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Cụ thể như sau:
4.1 Giám định tư pháp
Là hoạt động được quy định và điều chỉnh bởi hệ thống quy định pháp luật chặt chẽ, giám định tư pháp trên thực tế cần tuân thủ những quy định như sau:
>>>>>Xem thêm: Mô tả công việc Giám sát cơ điện
- Giám định tư pháp chỉ được tiến hàng khi có quyết định trưng cầu giám định.
- Hoạt động tư pháp phải được tiến hành theo đúng thời hạn trong quyết định trưng cầu giám định.
- Khi tiến hành giám định, những người thuộc hệ thống tố tụng, xét xử như điều tra viên, kiểm sát viên,… có quyền có mặt nhưng phải báo trước cho người giám định.
- Kết quả giám định có thể do giám định viên hoặc hội đồng giám định đưa ra kết luận.
4.2 Giám định thương mại
Trong quá trình giám định thương mại, toàn bộ thông tin về xuất xứ, bao bì, tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh, tình trạng, tổn thất,… đều được kiểm tra nghiêm ngặt theo yêu cầu các bên. Theo đó, trong trường hợp này, chúng ta có thể xem giám định thương mại như một hoạt động dịch vụ có sự đồng thuận của các bên.
Nếu kết quả không chính xác, giám định thương mại sẽ được tiến hành lại từ đầu nhằm xác định chính xác trách nhiệm của một trong hai bên. Cùng với đó, hoạt động giám định thương mại cũng sẽ không được tiến hành nếu kết quả có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của giám định viên.
Hy vọng các thông tin chia sẻ trong bài viết sẽ hữu ích và giúp bạn trả lời được câu hỏi: “Giám định là gì?”. Đừng quên chia sẻ bài viết cũng như theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ các bài viết bổ ích tiếp theo.