Giám đốc điều hành là gì? Giám đốc điều hành có quyền hạn, chức năng và nhiệm vụ gì? Những yêu cầu cần thiết để trở thành Giám đốc điều hành chuyên nghiệp? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của Blogvieclam.edu.vn để có được đáp án chi tiết.
Bạn đang đọc: Giám đốc điều hành là gì? Nhiệm vụ và trách nhiệm của Giám đốc điều hành
1. Giám đốc điều hành là gì?
Giám đốc điều hành là gì? Giám đốc điều hành(CEO – Chief Executive Officer) là người chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của doanh nghiệp theo các giá trị cốt lõi vốn có và hoàn thành những mục tiêu đã đề ra. Đối với công việc kinh doanh ngắn hạn và dài hạn, giám đốc điều hành sẽ tổng hợp thông tin, đưa ra quyết định chiến lược đồng thời chịu trách nhiệm đối với kết quả của hoạt động kinh doanh đó.
Nếu ví doanh nghiệp như một con thuyền lớn thì giám đốc điều hành chính là thuyền trưởng. Để con thuyền có thể giương buồm ra biển lớn, vượt qua những con sóng hung bạo và trở về an toàn với khoang đầy ắp cá thì thuyền trưởng cần phải nỗ lực, bản lĩnh và sự chuyên nghiệp.
2. Vai trò của giám đốc điều hành
Tùy vào cơ cấu, quy mô của doanh nghiệp mà giám đốc điều hành sẽ có vai trò khác nhau như:
- Đưa ra các quyết định ngắn hạn, dài hạn cho doanh nghiệp.
- Thay mặt doanh nghiệp đưa ra phát ngôn với cổ đông, cơ quan chính phủ, công chúng.
- Xác định những thách thức, cơ hội, giúp doanh nghiệp nắm bắt thị trường tốt hơn.
- Chịu trách nhiệm thiết lập, triển khai tầm nhìn mục tiêu, định hướng phát triển doanh nghiệp.
- Đảm bảo doanh nghiệp sẽ đi đúng theo những kế hoạch đã đặt ra cũng như cam kết với cộng đồng, xã hội.
- Đánh giá rủi ro có thể xảy ra với doanh nghiệp, giám sát và khắc phục chúng.
- Đánh giá tính hiệu quả của từng lãnh đạo cấp cao trong doanh nghiệp.
- Đề xuất mục tiêu, chiến lược, đảm bảo doanh nghiệp thực hiện và đo lường được những mục tiêu đó.
3. Giám đốc điều hành làm gì?
Giám đốc điều hành đảm nhận rất nhiều công việc khác nhau. Hãy cùng Blogvieclam.edu.vn tìm hiểu nhiệm vụ chung và công việc chi tiết của vị trí này ở nội dung dưới đây bạn nhé.
3.1 Nhiệm vụ chung
- Hỗ trợ, cải thiện năng lực làm việc của nhân viên, đảm bảo hiệu quả công việc tốt nhất.
- Khích lệ tinh thần làm việc cho nhân viên.
- Đưa ra các quyết định về tài chính, đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đọc, phân tích báo cáo tài chính, đưa ra các chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp.
- Điều chỉnh các quy định trong doanh nghiệp, làm sao để đi đúng với văn hóa, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.
- Phát triển kế hoạch kinh doanh phù hợp với mục tiêu ngắn hạn, dài hạn mà doanh nghiệp đưa ra.
- Luôn cập nhật xu hướng kinh doanh mới, hỗ trợ tốt nhất cho hoạt động kinh doanh.
- Xây dựng, duy trì mối quan hệ tốt với đối tác, khách hàng.
Xem thêm: Thư ký là gì? Những công việc của thư ký
3.2 Công việc cụ thể
- Hoạch định mục tiêu, chiến lược phát triển: CEO cần phải phối hợp với các phòng ban để xây dựng nội dung cụ thể như mục tiêu, sứ mệnh, chiến lược ngắn – dài hạn.
- Quản trị nhân sự: CEO cần phải giám sát toàn bộ các hoạt động của từng bộ phận, quản lý đội ngũ nhân sự. Mục đích của quá trình này là giúp cho họ có thể điều phối nguồn lực phù hợp, thực hiện được mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất.
- Quản lý hoạt động Marketing: Giám đốc điều hành cũng cần phải nắm rõ các vấn đề trong hoạt động Marketing, tham gia xây dựng kế hoạch phát triển, đánh giá quá trình làm việc. Từ đó, họ có thể thay đổi, điều chỉnh kế hoạch phù hợp với từng giai đoạn, đẩy mạnh thương hiệu của doanh nghiệp.
- Quản lý công tác tài chính – nhân sự: Dù không trực tiếp kiểm tra, giám sát từng hoạt động, nhân sự của các bộ phận, song CEO vẫn sẽ chịu trách nhiệm phê duyệt các vấn đề liên quan đến chính sách nhân sự. Chẳng hạn như hoạt động tuyển dụng, đào tạo, lương, thưởng,…
4. Yêu cầu đối với giám đốc điều hành – CEO là gì?
Để có thể chèo lái con thuyền doanh nghiệp đi đúng hướng, vượt qua mọi khó khăn, thử thách và phát triển bền vững, Giám đốc điều hành cần có đủ Tâm – Tầm -Tài – Chí – Đức.
Tìm hiểu thêm: Rủi ro trong quản lý nhân sự và các giải pháp khắc phục
4.1 Yêu cầu về phẩm chất
Để trở thành một giám đốc điều hành chuyên nghiệp, có khả năng thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, yêu cầu đầu tiên là hội tụ đủ những phẩm chất như: khiêm tốn, liêm chính, lịch sự, chân thành, thấu hiểu, đồng cảm và vị tha.
4.2 Có tố chất cần thiết
Giám đốc điều hành chuyên nghiệp cần có những tố chất bẩm sinh hoặc học hỏi, tích lũy và rèn luyện thường xuyên. Đó là sự nhạy bén, thông minh, sáng tạo, quyết đoán, thần thái, uy lực, say mê, ham học hỏi, tài xoay sở và khả năng nhìn xa trông rộng.
4.3 Yêu cầu về kiến thức
Yêu cầu không thể bỏ qua nếu muốn trở thành giám đốc điều hành xuất sắc đó chính hiểu biết sâu rộng về quản lý, bán hàng và tiếp thị, truyền thông, dịch vụ khách hàng, pháp lý, tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực, kế toán, máy tính, ngoại ngữ, toán học,…
4.4 Kỹ năng và kinh nghiệm
Ngoài phẩm chất, tố chất và kiến thức kể trên, giám đốc điều hành cần trải nghiệm càng nhiều càng tốt: nhiều việc, nhiều nghề, nhiều thứ, nhiều hoàn cảnh,… Đặc biệt, giám đốc điều hành cần có kỹ năng xác định mục tiêu, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng từ chối, kỹ năng học hỏi từ những sai lầm,…
4.5 Yêu cầu về sức khỏe
Đối với bất cứ công việc gì, để có thể làm tốt thì nguồn nhân lực phải đảm bảo về sức khỏe và khả năng chịu áp lực cao. Theo đó, để có thể thực hiện tốt mọi chức năng và quyền hạn của mình, giám đốc điều hành cần có sức khỏe dẻo dai và một tinh thần thép.
5. Giám đốc điều hành lương bao nhiêu?
Là vị trí quản lý, điều hành cao nhất trong doanh nghiệp, CEO chắc chắn sẽ có mức lương không hề thấp. Tùy từng doanh nghiệp, khối lượng công việc cũng như mức độ hiệu quả của hoạt động kinh doanh,… mà lương CEO sẽ khác nhau. Thông thường, CEO sẽ có mức lương từ 20 – 40 triệu đồng/tháng. Nếu năng lực quản lý tốt thì CEO còn có thể đạt 50 – 80 triệu đồng/tháng, thậm chí cả trăm triệu/tháng.
6. Một số câu hỏi phỏng vấn giám đốc điều hành
>>>>>Xem thêm: Xây dựng mối quan hệ công sở: Nhân viên mới cần làm gì để chớp lấy cơ hội?
Thường vị trí giám đốc điều hành sẽ chỉ tuyển dụng nội bộ. Những cá nhân ở vị trí khác trong doanh nghiệp hoặc có mối quan hệ trong bộ máy lãnh đạo sẽ được đề bạt làm CEO. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp doanh nghiệp chiêu mộ ứng viên bên ngoài. Do đó, nếu có năng lực, trình độ chuyên môn cao, phù hợp với lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, bạn có thể tham gia ứng tuyển.
Từ vòng hồ sơ đến phỏng vấn vị trí này đều sẽ khá khó, vậy nên bạn cần tham khảo trước những câu hỏi có thể gặp khi phỏng vấn:
- Tại sao bạn muốn làm CEO tại doanh nghiệp chúng tôi?
- Nếu được nhận vào làm việc, bạn sẽ làm gì để doanh nghiệp phát triển?
- Bạn đã từng gặp thất bại nào trong công việc chưa? Bạn xử lý ra sao?
- Bạn dự định gắn bó với công ty bao lâu?
- Cách bạn quản lý doanh nghiệp khi được nhận sẽ như thế nào?
- So với những gì chúng tôi yêu cầu thì CV của bạn liệt kê quá ít, bạn nghĩ mình có thực sự phù hợp?
- ….
7. Tìm việc làm giám đốc điều hành ở đâu?
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm, ứng tuyển vị trí CEO trong doanh nghiệp mà chưa biết nên tìm ở đâu thì Blogvieclam.edu.vn.vn chính là một gợi ý tuyệt vời. Đây là website hỗ trợ tuyển dụng, tìm việc làm uy tín hàng đầu tại Việt Nam hiện nay, giúp các bạn có thể nhanh chóng tìm công việc yêu thích chỉ bằng một vài cú click chuột.
Tại đây, bạn chỉ cần gõ “giám đốc điều hành”vào ô tìm kiếm là hàng loạt kết quả sẽ hiển thị. Lúc này, bạn có thể xem xét công ty, mức lương, khu vực làm việc,… để lựa chọn công việc phù hợp nhất với mình.
Ngoài ra, nếu bạn có người quen thì có thể nhờ họ giới thiệu vào các công ty, đây cũng là một cách khá an toàn, hiệu quả hiện nay.
Mong rằng bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ “giám đốc điều hành là gì?” cùng các vấn đề xoay quanh vị trí này. Chúc các bạn nhanh chóng tìm được việc làm tốt nhất cho mình nhé.