Hiện nay, có rất nhiều nhà tuyển dụng tỏ ra e ngại với những ứng viên hay nhảy việc bởi định kiến “không trung thành”. Liệu cái nhìn này có quá chủ quan? Và có nên từ chối ứng viên hay nhảy việc không? Để giải đáp cho vấn đề này, mời bạn đọc cùng Blogvieclam.edu.vn đi phân tích nhé.
Bạn đang đọc: [Góc tuyển dụng] Có nên từ chối ứng viên hay nhảy việc không?
TÌM VIỆC LÀM tuyển dụng
Tại sao nhiều nhà tuyển dụng từ chối ứng viên hay nhảy việc?
Tìm kiếm, tuyển dụng được ứng viên xuất sắc, phù hợp cho các vị trí việc làm vốn không phải là điều đơn giản đối với các doanh nghiệp. Bên cạnh năng lực, trình độ thì khả năng gắn bó của ứng viên cũng là điều không ít nhà tuyển dụng quan tâm.
Thực tế, một số đơn vị sẵn sàng từ chối tuyển ứng viên có tần suất nhảy việc quá nhiều và liên tục. Trong cách nhìn nhận của họ, ứng viên thường xuyên nhảy việc là thiếu nghiêm túc, không thực sự đam mê với nghề, có thể rời đi bất cứ lúc nào khi không nhận được những quyền lợi mà họ mong muốn. Hay nói đơn giản, các nhà tuyển dụng cho rằng “ứng viên hay nhảy việc là không trung thành”. Điều này có thể liên quan đến tính cách, họ không có xu hướng gắn bó lâu dài với một công ty nhất định nào đó.
Cũng chính vì vậy, nhiều ứng viên dù rất giỏi, có năng lực, song chỉ vì chuyển việc quá nhiều nên đã nhanh chóng bị lọt vào “hố sâu tử thần” của nhà tuyển dụng khi tìm kiếm, ứng tuyển việc làm.
Vậy có nên từ chối ứng viên hay nhảy việc không?
Theo cách đánh giá của các nhà tuyển dụng về ứng viên hay nhảy việc thì cũng có phần đúng. Họ đã phải mất nhiều thời gian để tìm, chọn lọc hồ sơ, phỏng vấn mới có thể tuyển được một ứng viên phù hợp. Tất nhiên, họ sẽ không mong muốn ứng viên chỉ vào làm việc một vài ngày, vài tuần rồi lại nhanh chóng rời đi. Tuy nhiên, liệu có nên đánh đồng vấn đề này cho tất cả các trường hợp không? Cùng Blogvieclam.edu.vn phân tích để đưa ra câu trả lời cho thắc mắc trên nhé.
Cần có cái nhìn tổng quan nhất
Trước hết, là một nhà tuyển dụng, bạn cần phải xem xét, đánh giá bằng cái nhìn tổng quát, khách quan nhất về cả kỹ năng, kinh nghiệm, tính cách, xu hướng làm việc của ứng viên. Bạn có thể dựa vào những điều ứng viên quan tâm, mục tiêu nghề nghiệp, các kế hoạch trong tương lai của họ để biết điều họ thực sự mong muốn trong công việc là gì,… và đừng nên quá chú trọng vào vấn đề nhảy việc của họ.
Bởi thực tế, nhiều người lựa chọn nhảy việc do công việc quá nhàm chán, không có cơ hội thăng tiến, phát triển, thời gian làm việc quá nhiều, bị vắt kiệt sức,… Hoặc đơn giản, ứng viên muốn chuyển hướng công việc, có những thử thách mới cho bản thân. Rất ít trường hợp người ta chọn nhảy việc chỉ vì thói quen hay sở thích. Còn nếu sau này, họ vẫn tiếp tục rời đi khỏi công ty bạn, việc đầu tiên bạn cần làm là đánh giá lại các nguyên nhân, vấn đề của chính công ty, đừng vội đổ lỗi cho nhân viên.
Thời gian làm việc dài chưa chắc đã phù hợp
Một sai lầm mà khá nhiều nhà tuyển dụng mắc phải hiện nay chính là quá coi trọng về thời gian làm việc của ứng viên. Thế nhưng, bạn có chắc rằng, ứng viên có thời gian làm việc, gắn bó lâu dài với công ty này sẽ phù hợp với công ty bạn không?
Tìm hiểu thêm: Tố chất là gì? Nhà tuyển dụng thực sự cần gì ở ứng viên?
Thực tế, thời gian ngắn hay dài không phải là thước đo cho sự hiệu quả, sự phù hợp. Điều quan trọng ở đây là trong suốt quá trình làm việc, nhân viên đã làm được những gì, đóng góp được những thành quả lớn hay nhỏ cho công ty không? Có những người dù chỉ gắn bó một vài tháng nhưng đã tạo nên nhiều thành tích tốt, mang lại giá trị cho công ty. Cũng có những người làm việc 3 – 5 năm nhưng vẫn chỉ mờ nhạt, không có gì nổi bật và không có quá nhiều đóng góp tích cực cho công ty.
Do vậy, khi đánh giá về ứng viên, nhà tuyển dụng cần phải dựa trên mức độ phù hợp hơn là chỉ xem xét yếu tố thời gian gắn bó. Bạn cần tạo nên cơ hội để 2 bên tìm hiểu nhau, xác định nhân tài, khả năng đáp ứng công việc của các ứng viên này.
Ứng viên hay nhảy việc cũng có nhiều ưu điểm
Đối với các ứng viên thường xuyên nhảy việc, họ cũng mang lại rất nhiều ưu điểm, lợi thế mà nhà tuyển dụng không nên bỏ qua như:
- Người nhảy việc nhiều thường sở hữu nhiều kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng khác nhau.
- Ứng viên hay nhảy việc có khả năng học hỏi điều mới một cách nhanh chóng, việc đào tạo họ khá dễ dàng, tiết kiệm nhiều thời gian cho doanh nghiệp.
- Họ có kinh nghiệm trong nhìn nhận các vấn đề, biết cách xử lý nhanh chóng, thông minh trong các tình huống nhờ vào quá trình đảm nhiệm các công việc trước đây.
- Người hay nhảy việc có khả năng thích nghi với môi trường mới nhanh chóng.
- Vì từng làm nhiều công việc với nhiều người nên những ứng viên này có khả năng giao tiếp, làm việc nhóm khá tốt, dễ dàng xử lý các vấn đề trong công việc.
>>>>>Xem thêm: 17 công cụ dịch tiếng Trung sang tiếng Việt miễn phí tốt nhất
Như vậy, ứng viên hay nhảy việc không phải là vấn đề gì đó quá lớn khiến các nhà tuyển dụng phải từ chối. Điều quan trọng ở đây là họ có năng lực, kinh nghiệm, kỹ năng, họ phù hợp với vị trí công ty đang tìm kiếm. Là một nhà tuyển dụng, các bạn cần có cái nhìn, đánh giá khách quan nhất, từ đó mới có thể tìm kiếm, lựa chọn được những ứng viên “xuất chúng” cho công ty của mình.