Học cách thích nghi với sếp mới để công việc thuận lợi hơn

Học cách thích nghi với sếp mới sẽ giúp công việc và mối quan hệ giữa hai người tốt hơn. Nếu như bạn chưa tìm ra cách nhanh và hiệu quả thì hãy theo dõi bài viết này của Blogvieclam.edu.vn nhé.

Bạn đang đọc: Học cách thích nghi với sếp mới để công việc thuận lợi hơn

Luôn có sự chủ động

Để xây dựng một mối quan hệ mới cần có sự chủ động từ bạn hoặc đối phương. Thế nhưng nếu bạn chủ động xây dựng, làm quen, tìm hiểu. Như vậy bạn sẽ có nhiều lợi thế hơn về sự chuẩn bị.

Luôn có sự chủ động

Để thích nghi được với sếp mới dễ hơn, bạn cần tìm hiểu về tác phong làm việc, tính cách và những mong đợi của họ về vị trí làm việc của bạn. Đặc biệt bạn cần chủ động làm điều đó chứ đừng ngồi chờ đợi một cuộc gặp gỡ mà sếp tổ chức. 

Cuộc gặp mà bạn sắp xếp sẽ giúp sếp mới và nhân viên hiểu nhau hơn thông qua những chia sẻ cá nhân. Bởi vì đây là thời gian tốt nhất để đôi bên trao đổi về công việc, sự mong đợi. 

Bạn cũng không cần ngần ngại, hãy thẳng thắn nói cho họ biết điểm mạnh, điểm yếu trong công việc. Rất có thể sếp mới này sẽ cho bạn nhiều lời khuyên hữu ích để phát huy thế mạnh, khắc phục hạn chế đó.

Cần phải biết chấp nhận thay đổi

Có thể điều khiến chúng ta cảm thấy khó chịu nhất là sự thay đổi đột ngột về nhân sự. Ít nhiều nó cũng có ảnh hưởng đến công việc hàng ngày trên công ty. 

Cần phải biết chấp nhận thay đổi

Trong trường hợp này bạn không nên vội vàng, cách xử lý thông minh của một nhân viên bản lĩnh là bình tĩnh quan sát, lắng nghe để thay đổi. Nếu sếp mới có dự định thay đổi dự án, công việc bạn đang đảm nhận thì bạn không nên nóng giận, cãi nhau với sếp. Điều bạn cần làm đó là tìm hiểu nguyên nhân, công việc mới và chấp nhận thay đổi. Biết đâu đây sẽ là bước đệm giúp việc thăng tiến của bạn tốt hơn.

Không ngần ngại giúp đỡ, hỗ trợ sếp mới

Bất kể ai khi bắt đầu công việc mới, vị trí mới, môi trường mới đều bỡ ngỡ, chưa quen, kể cả sếp cũng vậy. Bạn hãy làm quen và hỗ trợ họ trong vấn đề làm quen nhân viên, môi trường. Bạn cũng có thể nói cho họ cách thức làm việc của sếp cũ, thế nhưng hãy hỏi họ có cần biết hoặc cần thay đổi phương thức làm việc không nhé. 

Chúng ta đều biết giúp đỡ sẽ tạo nền móng cho mối quan hệ thêm bền chặt hơn. Nhưng bạn cũng nên biết ranh giới của mình và sếp ở đâu, không nên để đồng nghiệp và sếp hiểu nhầm rằng bạn đang xu nịnh họ. Để điều đó không xảy ra bạn cần thể hiện thực lực của bản thân, như vậy sẽ để lại ấn tượng tốt hơn đó.

Bạn nên kiên nhẫn khi thích nghi với sếp mới

Học cách thích nghi với sếp mới bạn đừng quên kiên nhẫn. Sếp mới có thể gặp nhiều khó khăn trong vấn đề làm quen với cách làm xử lý công việc của công ty, điều này khiến nhiều nhân viên cũ khó chịu.

Tìm hiểu thêm: Turnover rate là gì? Giải pháp cân bằng nhân sự cho doanh nghiệp

Bạn nên kiên nhẫn khi thích nghi với sếp mới

Nếu sếp nói rằng muốn xem công việc hàng ngày và yêu cầu mọi người cập nhật tiến độ liên tục thì bạn đừng vội phán họ là người kiểm soát. Rất có khả năng họ chỉ muốn nắm bắt công việc của mọi người một cách nhanh và hiệu quả nhất mà thôi. 

Cái gì cũng cần có thời gian, sếp mới làm quen với tác phong công ty cũng vậy. Vì thế để thích nghi với cấp trên bạn hãy kiên nhẫn một chút nhé.

Không quá kể lể chuyện cũ với sếp mới

Không quá kể lể chuyện cũ với sếp mới

Một người quản lý cần rất nhiều thời gian xử lý công việc, đương nhiên họ cũng không rảnh để nghe bạn kể chuyện, đặc biệt là chuyện sếp cũ. Đồng thời điều này còn khiếp cho sếp mới đang nghĩ rằng bạn so sánh họ với người quản lý cũ. Như vậy không làm cho mối quan hệ đôi bên tốt lên mà còn làm cho nó tệ hơn đó. Nếu như không được hỏi bạn tuyệt đối không nên nhắc trước mặt họ.

Khiêm tốn sẽ giúp việc thích nghi tốt hơn

Khiêm tốn là một đức tính vô cùng tốt đẹp mà bất kỳ người sếp nào cũng muốn thấy ở nhân viên. Người khiêm tốn luôn là người tài giỏi, biết mình đang ở vị trí nào, vì thế chất lượng công việc của họ cũng tốt hơn cả. Để mối quan hệ của bạn và cấp trên tốt hơn bạn nên khiêm tốn một chút, cho dù trước đó bạn được nhận định là nhân viên giỏi, tiềm năng. Không cần nói trực tiếp với sếp mới là bạn rất giỏi, hãy chứng minh điều đó qua hiệu quả công việc, sự sáng tạo trong cách thực hiện.

Tuyệt đối không nói xấu người quản lý cũ

Nếu bạn đang nghĩ việc chê bai, nói xấu sếp cũ để nịnh bợ, tâng bốc sếp mới thì bạn đã sai rồi. Người quản lý giỏi luôn có cái nhìn, nhận định của riêng mình, đặc biệt để ngồi được vị trí đó ngoài thực lực họ phải có con mắt nhìn người. 

>>>>>Xem thêm: 11 hành động nhỏ giúp nâng cao trải nghiệm ứng viên trong tuyển dụng

Tuyệt đối không nói xấu người quản lý cũ

Khi bạn đang làm điều đó chỉ khiến cho sếp mới nghĩ bạn chuyên nói xấu sau lưng, thái độ không chuyên nghiệp. Đương nhiên họ cũng sẽ hạ thấp và đề phòng bạn hơn. Vì biết đâu được trong tương lai không xa họ sẽ bị bạn đem ra để nói xấu.

Học cách thích nghi với sếp mới bạn cũng cần học cách bỏ tật nói xấu đồng nghiệp, sếp cũ trước mặt họ. Nhìn chung, để có mối quan hệ tốt đẹp với cấp trên mới bạn cần xây dựng hình tượng đẹp và luôn chủ động.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *