4.5/5 – (13 votes)
Bạn đang đọc: Học sư phạm ra làm gì? Học sư phạm có dễ xin việc?
“Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm” là suy nghĩ của nhiều người đối với các công việc ngành sư phạm. Vậy tại sao lại có những suy nghĩ tiêu cực về ngành sư phạm như vậy? Học sư phạm ra làm gì? Tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây bạn nhé.
Có phải học sư phạm khó xin việc?
Thực trạng cơ cấu ngành xã hội hiện nay đang mất cân đối, có những ngành nghề sinh viên sau khi ra trường khó khăn trong cơ hội làm việc.
Qua điều tra thực tế thì thực trạng sinh viên học sư phạm sau khi tốt nghiệp ra trường không phải ai cũng tìm được công việc đúng chuyên ngành, có nhiều người thất nghiệp hoặc làm trái ngành nghề khá cao. Điều này được giải thích là do số lượng sinh viên sư phạm được đào tạo hàng năm tại các trường có ngành sư phạm lớn dẫn đến dư thừa. Nguồn cung lớn, các trường học, cơ sở giáo dục không có đủ công việc, chỉ tiêu tuyển sinh đã bị giảm sút, nên sinh viên ngành sư phạm không có việc làm dẫn đến đây là ngành học đang kém thu hút khi lựa chọn ngành nghề.
Để thay đổi bộ mặt ngành giáo dục và giải quyết vấn đề việc làm cho sinh viên học sư phạm, thì cần có những giải pháp cần khắc phục. Sức hút của ngành chỉ tăng nếu trả lời thỏa đáng được cho câu hỏi học sư phạm ra làm gì. Muốn vậy giải pháp trước mắt là cần phải đào tạo ngành sư phạm có kế hoạch với số lượng và chất lượng đảm bảo, ngành giáo dục cần bao nhiêu thì đào tạo bấy nhiêu. Thêm nữa, để tạo ra động lực thì cần thay đổi mức lương và chế độ đãi ngộ đối với giáo viên, giảng viên.
Học sư phạm ra làm gì?
Sinh viên học ngành sư phạm ra bạn sẽ tham gia vào công việc giảng dạy, đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành nghề, lĩnh vực khác của xã hội.
Làm giáo viên, giảng viên
Sau khi tốt nghiệp các ngành sư phạm, bạn có thể đảm nhận các công việc giảng dạy học sinh, sinh viên trong các nhà trường ở cấp bậc từ mầm non, tiểu học, trung học, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề, cấp học cao hơn,…
Làm việc trong các cơ quan quản lý giáo dục
Ngoài việc trở thành các giáo viên, giảng viên trực tiếp giảng dạy, thì học sư phạm ra bạn có cơ hội tham gia các cơ quan quản lý giáo dục của địa phương, cấp Trung ương như các Phòng ban, các Sở ngành giáo dục tại địa phương, làm việc tại bộ giáo dục và đào tạo. Hoặc làm việc trong các trung tâm, tổ chức về giáo dục,…
Tìm hiểu thêm: Quy trình tuyển dụng nhân viên kinh doanh như thế nào?
Mức lương của các vị trí nghề nghiệp sư phạm
Học sư phạm ra bạn có nhiều lựa chọn làm việc tại môi trường nhà nước, các trường học tư hoặc các trung tâm dạy học,…
Sau đây là mức lương cơ bản của giáo viên viên chức làm việc tại các trường học công lập:
- Giáo viên mầm non: Mức lương khoảng từ 3 – 5 triệu đồng
- Giáo viên tiểu học: Mức lương từ 3 – 6 triệu đồng
- Giáo viên THCS, THPT: Mức lương ở mức 3 – 7 triệu đồng
- Giảng viên trung cấp, cao đẳng, đại học: Mức lương từ 6 – 10 triệu đồng
Mức lương của giáo viên, giảng viên công chức nhà nước tùy thuộc vào cấp bậc và kinh nghiệm làm việc.
Mặc dù có mức thu nhập thấp hơn các nghề nghiệp khác, tuy nhiên học sư phạm ra trường bạn có thể làm thêm các công việc giảng dạy online, gia sư tại nhà, các công việc khác liên quan đến giáo dục. Lúc này, thu nhập của bạn có thể lên tới hàng chục triệu đồng mỗi tháng.
Học sư phạm ở đâu?
>>>>>Xem thêm: Các bước lập kế hoạch rèn luyện kỹ năng mềm hiệu quả
Bên cạnh việc cạnh tranh do nguồn cung lớn, nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành sư phạm ra không tìm được việc làm là do kiến thức và kỹ năng còn yếu kém. Để có hành trang tốt cho con đường sự nghiệp, thì chọn trường học sư phạm cũng cần xem trọng. Bạn nên học sư phạm tại các trường đại học, cao đẳng chính quy về ngành có chất lượng đào tạo tốt như:
- Đại học Sư phạm Hà Nội
- Đại học Sư phạm TP HCM
- Đại học Sư phạm Huế
- Đại học Sư phạm Thái Nguyên
- Đại học Sư phạm Hà Nội 2
- Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Đại học Ngoại Ngữ
- Đại học Sư phạm nghệ thuật trung ương
- …
Với những thông tin trên đây chắc hẳn bạn đã có lời giải đáp cho câu hỏi “học sư phạm ra làm gì?”. Sư phạm vẫn là ngành học tốt với môi trường làm việc nhân văn cho ai thực sự đam mê và có kiến thức, kỹ năng. Chúc bạn có định hướng và thành công với công việc tương lai.