Trong môi trường công sở, sẽ có lúc bạn được nhờ những công việc nằm ngoài phận sự của bản thân. Vậy có nên nhận việc giúp đồng nghiệp hay không? Tham khảo bài viết dưới đây để tìm ra lời giải đáp nhé!
Bạn đang đọc: [Hỏi Đáp] Nhận việc giúp đồng nghiệp, nên hay không?
Có nên nhận việc giúp đồng nghiệp không?
Thật ra, nên hay không nên nhận việc giúp đồng nghiệp còn phụ thuộc vào hoàn cảnh thực tế hay suy nghĩ, quan điểm của mỗi người. Không phải lúc nào, nhận việc giúp đồng nghiệp đều là tốt và cũng không phải từ chối nhận việc giúp đồng nghiệp là ích kỷ. Bạn nên đồng ý đảm nhiệm công việc được nhờ nếu bạn đã hoàn thành xong nhiệm vụ của bản thân và có thời gian rảnh để giúp đỡ họ. Đồng thời, bạn cũng cần biết đưa ra lời từ chối đúng lúc để không làm ảnh hưởng tới bản thân.
Chia sẻ thêm ý kiến của bạn xung quanh vấn đề này nhé!
Chia sẻ ngay
Ứng phó thế nào khi được giao việc không phải của mình?
Vậy khi được giao thêm những đầu việc ngoài trách nhiệm bản thân, bạn sẽ làm gì? Tham khảo ngay một vài cách ứng xử dưới đây:
Tích cực đón nhận để trau dồi thêm kinh nghiệm
Nếu bạn cảm thấy bạn thân đủ khả năng để nhận thêm những đầu việc mà sếp yêu cầu thì bạn hãy tích cực đồng ý. Thay vì nghĩ đó là làm hộ, hãy coi đây là cơ hội để bạn trau dồi và rèn luyện bản thân. Thật vậy, khi càng làm nhiều, bạn sẽ càng có thêm kinh nghiệm về các lĩnh vực khác nhau, giúp bạn có một nền tảng kiến thức vững vàng, sẵn sàng đáp ứng với mọi yêu cầu công việc. Điều đó sẽ góp phần đem lại cho bạn một hiệu suất làm việc cao với nhiều thành tích đáng kể.
Thể hiện một thái độ, chủ động, tích cực trong quá trình làm việc sẽ là yếu tố cực kỳ quan trọng giúp cá nhân mỗi người ghi điểm và tạo dấu ấn với cấp trên. Sếp sẽ tin tưởng và sẵn sàng giao cho bạn những nhiệm vụ, trọng trách quan trọng hơn. Điều này sẽ mở ra cơ hội phát triển và là tiền đề để bạn giành được sự thăng tiến trong sự nghiệp.
Trao đổi với lãnh đạo
Trao đổi trực tiếp với lãnh đạo là điều bạn nên làm nếu nhận thấy bản thân đang phải nhận những đầu việc ngoài khả năng cũng như trách nhiệm của mình. Trong quá trình nói chuyện với sếp, hãy tinh tế thể hiện rằng bạn rất sẵn lòng làm thêm những công việc khác nếu như hoàn cảnh cho phép, còn hiện tại, bạn đang cần tập trung để hoàn thành nhiệm vụ của bản thân. Đừng quên chủ động đưa ra một lời đề nghị có thể nhận thêm việc đó sau khi đã làm xong những công việc. Chắc chắn, cấp trên sẽ thông cảm và hiểu cho bạn.
Tìm hiểu thêm: Chuyên viên cao cấp ngân hàng là gì? Những thông tin bạn cần biết!
Còn nếu lãnh đạo vẫn cố tình yêu cầu bạn phải đảm nhiệm những công việc ngoài phận sự của bạn thì hãy suy nghĩ tới một môi trường làm việc thoải mái, phù hợp hơn. Bởi khi làm việc với những cấp trên như vậy, nếu chỉ biết nhẫn nhịn và gật đầu cho qua, chắc chắn bạn sẽ bị chèn ép. Luôn làm việc với một tinh thần chán nản, căng thẳng, uất ức và bất lực sẽ chẳng giúp bạn có một kết quả công việc tốt. Do đó, hãy tìm một môi trường làm việc mới, nơi bạn có thể được thoải mái chia sẻ suy nghĩ, quan điểm bản thân, nơi có những người sếp công tâm và thấu hiểu để cuộc sống công sở trở nên ý nghĩa hơn nhé!
Thỏa thuận một mức lương phù hợp hơn
>>>>>Xem thêm: Các bước lập kế hoạch rèn luyện kỹ năng mềm hiệu quả
Bên cạnh đó, bạn có thể nghĩ tới việc thỏa thuận một mức lương cao hơn. Thật vậy, chỉ khi công sức bạn bỏ ra được đền đáp một cách xứng đáng, bạn mới có thêm động lực để tiếp tục cố gắng. Hãy cân nhắc, xem xét những đầu việc mà mình đang phải đảm nhiệm, nếu nó vượt quá khối lượng công việc bạn cần làm thì hãy nhanh chóng thỏa thuận với công ty về chế độ lương thưởng của mình.
Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn có câu trả lời cho thắc mắc: “Nhận việc giúp đồng nghiệp, nên hay không?”. Theo dõi Blogvieclam.edu.vn để có thêm những tips công sở hay và độc đáo hơn nhé!