Kỹ năng 4C là gì? Kỹ năng không thể thiếu của công dân toàn cầu

Để trở thành một trong những công dân thế kỷ 21 toàn diện, xuất sắc, bên cạnh kiến thức thì kỹ năng là một điều không thể thiếu. Trong đó được nhiều người nhắc đến nhất là kỹ năng 4C. Vậy bạn có biết kỹ năng 4C là gì? Hãy cùng Blogvieclam.edu.vn tìm hiểu ngay ở nội dung bài viết sau nhé.

Bạn đang đọc: Kỹ năng 4C là gì? Kỹ năng không thể thiếu của công dân toàn cầu

Kỹ năng 4C là gì?

Kỹ năng 4C đơn giản là chữ cái đầu của các từ tiếng Anh như: Communication – Giao tiếp, Critical Thinking – tư duy phản biện, Creativity – sáng tạo, Collaboration – hợp tác. Đây được cho là những kỹ năng cần thiết, quan trọng của hầu hết chúng ta. Nó hỗ trợ mỗi người trong công việc, cuộc sống rất nhiều.

Kỹ năng 4C là gì?

Kỹ năng 4C đã được một tổ chức giáo dục phi lợi nhuận cùng các cộng sự của mình chỉ ra rằng nó là kỹ năng cần thiết, bắt buộc phải có ở thanh thiếu niên thế kỷ 21. Bên cạnh đó 4C còn là nhóm kỹ năng nhận được nhiều quan tâm đặc biệt, áp dụng vào môi trường giảng dạy trên toàn cầu.

Để nắm rõ hơn về các yếu tố trong 4C, bạn hãy tiếp tục theo dõi phần 2 nhé.

Chân dung kỹ năng 4C của một công dân toàn cầu

Communication (kỹ năng giao tiếp)

Hiện nay kỹ năng giao tiếp, các chỉ số EQ đang được đánh giá cao hơn so với chỉ số thông minh IQ. Các hoạt động thường ngày như: Đọc văn bản, nhắn tin, viết thư, viết email,… thể hiện bạn đang truyền thông tin một chiều bằng chữ cái đơn thuần. Trong khi đó, chỉ có giao tiếp thực thụ mới giúp bạn lan truyền cảm xúc, suy nghĩ bằng giọng nói, cử chỉ, thái độ,…

Có thể bạn đã thấy những người bạn của mình khi nói chuyện qua tin nhắn thì tự tin nhưng bên ngoài lại rụt rè, mất tự tin. Hay bạn đã chuẩn bị thuyết trình cả tuần liền, học thuộc trôi chảy thế nhưng trong buổi đó bạn không thể tạo sự tò mò, hứng thú với người nghe,… Tất cả những điều đó đang là biểu hiện của hạn chế kỹ năng giao tiếp.

Trong giao tiếp, nếu bạn biết cách truyền thông tin kết hợp biểu cảm, cảm xúc, năng lượng tích cực sẽ khiến người nghe tiếp nhận dễ dàng, hiểu nhanh hơn.

Tìm hiểu thêm: 5 câu hỏi của ứng viên khiến nhà tuyển dụng giật mình!

Communication (kỹ năng giao tiếp)

Critical Thinking (kỹ năng tư duy phản biện)

Xã hội đã có nhiều thay đổi, chúng ta đã đổi mới, tiếp thu nhiều kiến thức, quan niệm khác nhau. Thế nhưng trên thực tế thì hình thức giáo dục truyền thống đã ăn sâu vào tiềm thức nhiều người. Vì thế mà các khái niệm, thực hành tư duy phản biện còn khá xa lạ.

Ngược lại với chúng ta, ở phương Tây, kỹ năng tư duy phản biện vô cùng phổ biến ở trẻ nhỏ, chúng được bố mẹ cho làm quen từ sớm. Điều đó đã giúp cho trẻ em ở nước ngoài mạnh dạn nói lên suy nghĩ, phát biểu trong lớp học và đặt câu hỏi cho người khác. Đặc biệt chúng luôn tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi “tại sao?”

Tư duy phản biện chính là quá trình phân tích, đánh giá thông tin có từ trước. Người nghe phải nhìn các khía cạnh của vấn đề đó, xác nhận độ chính xác của vấn đề. Kỹ năng này giúp cho chúng ta có cái nhìn khái quát hơn, có khả năng suy nghĩ và hành động sắc sảo, quyết định đúng đắn hơn.

Để trở thành một công dân toàn cầu, chúng ta ngay từ đầu phải trang bị kỹ năng này. Bởi những người có tư duy phản biện tốt thì khả năng ghi nhớ tốt hơn, tìm ra cách giải quyết vấn đề nhanh.

Creativity (kỹ năng sáng tạo)

Kỹ năng sáng tạo rất quan trọng và không thể thiếu trong tương lai. Cho dù làm bất kỳ công việc nào nếu không có sự sáng tạo, đổi mới thì rất có thể bạn đang đi tụt lùi, điều đó đồng nghĩa với sa thải.

Có thể bạn chưa biết, đối với mỗi trẻ đều có một khả năng tưởng tượng phong phú. Điều quan trọng nhất là nó còn được sinh sống, học tập trong môi trường tốt để trở thành sáng tạo hay không? Nếu trẻ được động viên, khuyến khích đúng hướng thì sẽ bộc lộ khả năng hơn nhiều bạn khác và đạt thành công trong nhiều lĩnh vực đặc biệt với nghệ thuật.

Collaboration (kỹ năng hợp tác/làm việc nhóm)

>>>>>Xem thêm: Mô tả công việc Trình dược viên

Collaboration (kỹ năng hợp tác/làm việc nhóm)

Để trở thành một công dân toàn cầu thì ngay từ nhỏ bạn phải trang bị kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm. Hãy bắt đầu từ việc đơn giản nhất là chơi cùng nhóm bạn, hợp tác cùng bố mẹ, ông bà, thầy cô để hướng đến kết quả chung tốt nhất. Từ những hoạt động chung hàng ngày, trẻ sẽ được cọ xát, làm quen và học hỏi thêm kinh nghiệm của người lớn hơn. Nó sẽ đối chiếu sang bản thân mình và rút ra điểm mạnh, điểm yếu. Tuy nhiên, để có thành quả như vậy thì hợp tác là cả quá trình dài từ ngày này qua tháng khác, hình thành nếp sống cho con người.

Kỹ năng hợp tác/làm việc nhóm cũng là cơ sở cho sự phát triển khả năng quan sát, tiếp thu để hoàn thiện kỹ năng của mình hơn. Đặc biệt nó còn giúp cho trẻ hòa nhập nhanh với môi trường doanh nghiệp, thúc đẩy hiệu quả công việc cao hơn.

Kỹ năng 4C thật sự rất quan trọng đối với mỗi con người. Mỗi một kỹ năng khác nhau sẽ giúp bạn phát triển và hoàn thiện mình hơn, đáp ứng được yêu cầu của xã hội tương lai. Blogvieclam.edu.vn rất mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu kỹ năng 4C là gì?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *