Trong quản lý doanh nghiệp, việc nâng cao trình độ, kỹ năng, thái độ làm việc của nhân viên là vấn đề mà các nhà lãnh đạo luôn quan tâm. Thực chất, muốn nhân viên tốt thì nhà lãnh đạo phải tự hoàn thiện mình. Xin hãy ghi nhớ rằng “Lãnh đạo có tâm, nhân viên ắt có tầm”. Thật đáng tiếc vì không phải ai cũng biết cách trở thành một người sếp tốt, có thể khuyến khích và tạo động lực cho nhân viên.
Bạn đang đọc: Lãnh đạo có tâm, nhân viên ắt có tầm – Hiểu điều này thế nào?
Tại sao nói “Lãnh đạo có tâm, nhân viên ắt có tầm”?
Theo khảo sát tại một doanh nghiệp:
- 55% nhân viên cho biết họ muốn làm việc cho một công ty mà ban lãnh đạo hiểu rõ nhu cầu của họ.
- 25% nói rằng họ sẽ muốn làm việc tại môi trường không có sự phân biệt đối xử dựa trên tuổi tác, giới tính, khu vực, dân tộc.
- 45% người được hỏi sẵn sàng làm thêm giờ nếu người quản lý hiểu được những đóng góp và nỗ lực của họ.
Như vậy, chúng ta có thể thấy, hầu hết nhân viên đều muốn làm việc cho một doanh nghiệp mà người lãnh đạo hiểu được mong muốn và cảm thông với họ. Khi được làm việc dưới sự quản lý của một lãnh đạo có tâm, người lao động sẵn sàng làm việc chăm chỉ và cống hiến hết mình cho tổ chức, doanh nghiệp.
Các chuyên gia kinh tế khuyên rằng, chủ doanh nghiệp có thể giúp nâng cao trình độ và thái độ làm việc của nhân viên bằng cách thể hiện sự đồng cảm với nhân viên cấp dưới khi giao tiếp với mình.
Muốn nhân viên có tầm, lãnh đạo cần làm gì?
Quản lý một doanh nghiệp không phải là điều đơn giản. Nếu bạn đang hoặc sắp trở thành một người quản lý, một nhà lãnh đạo, bạn có thể làm gì để có được lòng tin, sự nể phục của nhân viên. Hãy tham khảo những cách sau nhé!
Lắng nghe và thấu hiểu ý kiến của nhân viên
Muốn trở thành nhà lãnh đạo được nhân viên tôn trọng thì bạn phải hiểu được những mong muốn, ý kiến phản ánh của nhân viên và xây dựng mối quan hệ với họ. Bằng cách này, người lãnh đạo nhận được những thông tin cần thiết, để qua đó hiểu được tinh thần, nguyện vọng của cấp dưới. Từ đó, bạn sẽ có những hướng dẫn đầy đủ và các giải pháp trong quá trình quản lý, giúp nhân viên có thêm động lực để làm việc và rút ngắn khoảng cách trong mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới.
Phân chia công việc phù hợp
Một nhà lãnh đạo phải biết cách đánh giá đúng kỹ năng, thế mạnh của từng nhân viên và phân công nhiệm vụ phù hợp cho họ. Để làm được điều này, bạn phải là người thực sự quan tâm đến nhân viên, có khả năng quan sát tỉ mỉ để biết được khả năng, điểm mạnh, điểm yếu của từng người. Bạn sẽ căn cứ vào đó để dễ dàng giao việc mà không cần lo lắng về chất lượng công việc. Bằng cách này, bạn tạo cho nhân viên của mình cảm giác được tôn trọng và có động lực làm việc.
Hòa đồng với nhân viên
Tìm hiểu thêm: Sếp sai rồi! – Làm thế nào để nói điều đó với sếp của bạn?
Mặc dù, mức độ thoải mái cởi mở, thân thiện của người lãnh đạo phụ thuộc vào tính cách của mỗi người. Tuy nhiên, dù muốn hay không, bạn hãy cố gắng tham gia các khóa đào tạo của nhân viên, tham gia các hoạt động ngoại khóa để hòa đồng hơn với mọi người.
Công nhận thành tích của cấp dưới
Nếu muốn nhân viên luôn trong trạng thái làm việc hết sức, cống hiến hết mình cho công ty, người lãnh đạo hãy công nhận và đánh giá cao những nỗ lực của họ. Mỗi lời động viên, mỗi lời khen ngợi của người lãnh đạo, đặc biệt là trước mặt mọi người trong công ty sẽ tạo cho nhân viên cảm giác công sức của họ được trân trọng. Đó chính là động lực giúp các nhân viên khác phát triển kỹ năng của mình hơn nữa.
Công bằng, ngay thẳng
Công bằng có nghĩa chế độ thưởng phạt phải rõ ràng, xứng đáng với nỗ lực của mỗi nhân viên. Nếu muốn được nhân viên tôn trọng và làm theo, bạn phải luôn nói sự thật và đối xử công bằng, bình đẳng với tất cả mọi người. Với những nhân viên có đóng góp lớn cho công ty, bạn phải có hình thức khen thưởng xứng đáng. Ngược lại, với những nhân viên yếu kém bạn phải có hình thức kỷ luật nghiêm khắc.
Truyền đạt tầm nhìn của tổ chức
>>>>>Xem thêm: 10 hiệu ứng tâm lý trong quản trị nhân sự nhà lãnh đạo cần biết!
Nhân viên đi làm, họ muốn hoàn thành tốt công việc được giao và thấy được vai trò của bản thân trong tổ chức. Không ai muốn trở nên thừa thãi hoặc làm việc không có kết quả. Dấu hiệu đầu tiên của một người sếp tốt là truyền đạt đầy đủ và rõ ràng về tầm nhìn của công ty, điều này thu hút nhân viên tham gia, khiến họ hiểu họ cần làm gì.
Như vậy, một nhà lãnh đạo giỏi luôn tạo động lực cho nhân viên của mình, tạo môi trường thân thiện, quan tâm tới đời sống của nhân viên. Chỉ có như vậy nhân viên mới cống hiến hết tài năng của mình cho công ty, làm việc hết sức mình để đạt được kết quả cao nhất. Với những chia sẻ trên, hy vọng những nhà lãnh đạo sẽ vận dụng hiệu quả và chiếm được thiện cảm, lòng tin của nhân viên.