Mẫu hợp đồng cộng tác viên 2024 – Hợp đồng CTV có phải hợp đồng lao động?

Hợp đồng cộng tác viên (CTV) là văn bản có giá trị pháp lý nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan khi làm việc với nhau. Vậy hợp đồng cộng tác viên là gì? Khi soạn thảo mẫu hợp đồng cộng tác viên cần lưu ý điều gì?

Bạn đang đọc: Mẫu hợp đồng cộng tác viên 2024 – Hợp đồng CTV có phải hợp đồng lao động?

CTV là gì?

CTV hay cộng tác viên là một vị trí không chính thức trong sơ đồ hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan. CTV của doanh nghiệp A có thể là người làm việc tự do (Freelancer) không thuộc biên chế chính thức của bất cứ đơn vị nào. Nhưng người đó cũng có thể là nhân viên của công ty B và đồng thời là CTV của công ty A.

Cộng tác viên thường là nghề tay trái, với thời gian làm việc tự do, nhận lương theo kết quả công việc.

Bạn có biết CTV là gì?

Hợp đồng cộng tác viên là gì?

Tại Điều 513, Luật dân sự 2015 có quy định: “Hợp đồng cộng tác viên là sự thỏa thuận giữa các bên. Theo đó, cộng tác viên sẽ thực hiện công việc cho doanh nghiệp (bên sử dụng dịch vụ) và bên sử dụng dịch vụ sẽ có trách nhiệm trả lương cho cộng tác viên”.

Tuy nhiên, với sự phát triển của thị trường lao động, hiện đã xuất hiện 2 hình thức CTV bao gồm CTV theo quan hệ lao động và CTV theo quan hệ dân sự. Theo đó cũng xuất hiện 2 hình thức hợp đồng cộng tác viên (CTV) là:

  • Hợp đồng CTV là hợp đồng lao động: Trong trường hợp này thì CTV sẽ được hưởng đầy đủ quyền lợi như 1 nhân viên bình thường nghĩa là chế độ bảo hiểm, lễ Tết, phụ cấp,…. Do đó, khi ký kết hợp đồng thì CTV cần chú ý đến thời hạn hợp đồng, cũng như quyền lợi của mình.
  • Hợp đồng CTV là hợp đồng dịch vụ: Là sự thỏa thuận giữa 2 bên và bên sử dụng dịch vụ phải có trách nhiệm trả cho CTV một khoản phí và đó chính là lương của CTV. Tuy nhiên, khi tham gia loại hình hợp đồng này thì cộng tác viên sẽ không được hưởng chế độ bảo hiểm, phụ cấp như loại hợp đồng lao động.

Hợp đồng lao động và hợp đồng dịch vụ khác nhau ở đâu?

Theo Khoản 1, Điều 13, Luật lao động 2019, hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Như vậy, nếu hợp đồng CTV đáp ứng những điều kiện sau thì sẽ được xem như hợp đồng lao động:

  • Có chứa nội dung thể hiện việc làm có trả công, tiền lương.
  • Có chứa nội dung thể hiện sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên.

Hợp đồng CTV có hiệu lực như hợp đồng lao động không?

Như Blogvieclam.edu.vn đã trình bày ở phần trên, hiện có 2 loại hợp đồng CTV: hợp đồng lao động và hợp đồng dịch vụ. Trường hợp CTV ký hợp đồng lao động thì rõ ràng trường hợp này hợp đồng CTV có hiệu lực như hợp đồng lao động bình thường. Nghĩa là CTV sẽ được hưởng những quyền lợi và có nghĩa vụ thực hiện các trách nhiệm như một người lao động thuộc biên chế chính thức của công ty.

Ngược lại, hợp đồng dịch vụ không có hiệu lực như hợp đồng lao động. Trong trường hợp này, đơn vị sử dụng lao động có quyền không đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, thưởng tháng 13, thưởng Tết,… cho CTV mà không vi phạm pháp luật.

Như vậy, chúng ta có thể đưa ra kết luận rằng: tùy theo trường hợp mà hợp đồng CTV có hiệu lực như hợp đồng lao động hoặc không.

Một số dạng mẫu hợp đồng cộng tác viên 2024

Bạn cần một mẫu hợp đồng CTV chuẩn theo quy định mới năm 2022? Vậy còn chần chừ gì mà chưa tải xuống 2 mẫu hợp đồng Blogvieclam.edu.vn cung cấp dưới đây. Tải xuống hoàn toàn miễn phí!

Mẫu hợp đồng CTV dịch vụ

TẢI XUỐNG MIỄN PHÍ NGAY

Tiêu đề của hợp đồng CTV dịch vụ sẽ được ghi rõ là “Hợp đồng cộng tác viên” và có nội dung “Hợp đồng cộng tác viên này (sau đây gọi là “Hợp đồng”) được xem là hợp đồng dịch vụ”.

Với loại hợp đồng này, người lao động và doanh nghiệp sẽ được quy định là “Bên A” và “Bên B”. Hợp đồng CTV dịch vụ không bao gồm nội dung đóng Bảo hiểm xã hội.

 Hợp đồng cộng tác viên là gì? – Nội dung hợp đồng dịch vụ cho CTV.

Mẫu hợp đồng là hợp đồng lao động

TẢI XUỐNG MIỄN PHÍ NGAY

Khác với mẫu hợp đồng dịch vụ, hợp đồng lao động quy định rõ “Bên sử dụng lao động” và “Người lao động”; đồng thời có nội dung về việc đóng Bảo hiểm xã hội.

Tìm hiểu thêm: 5 chủ đề nhạy cảm không nên nhắc đến nơi công sở!

Nội dung hợp đồng lao động

Những câu hỏi thường gặp khi ký kết hợp đồng CTV

Dưới đây là giải đáp của Blogvieclam.edu.vn về các vấn đề người lao động thường thắc mắc khi ký hết hợp đồng cộng tác viên.

Hợp đồng CTV có thời hạn bao lâu?

Hiện nay, nước ta chưa có bất kỳ văn bản nào quy định về thời hạn của hợp đồng cộng tác viên. Tuy nhiên, CTV là công việc không bị gò bó về thời gian nên người sử dụng thường lựa chọn loại hợp đồng có thời hạn.

Nếu cộng tác viên ký kết hợp đồng theo mùa vụ hoặc thời hạn từ 1 – 3 năm, khi hết hạn hợp đồng mà vẫn tiếp tục làm việc thì cần phải ký kết hợp đồng mới trong vòng 30 ngày, kể từ ngày hết hạn. Do đó, thời hạn của hợp đồng CTV sẽ tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa 2 bên.

Cộng tác viên có cần đóng thuế thu nhập cá nhân TNCN?

Theo Thông tư 111/2013/TT- BTC, các cá nhân, tổ chức trả tiền công cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng có tổng mức trả từ 2 triệu/lần trở lên thì phải khấu trừ 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.

Như vậy, vấn đề đóng thuế thu nhập cá nhân cụ thể như sau:

Với CTV ký hợp đồng dịch vụ hoặc hợp đồng lao động dưới 3 tháng

CTV ký hợp đồng dịch vụ hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng với thu nhập từ 2 triệu/lần trở lên thì sẽ phải chịu 10% thuế thu nhập cá nhân.

Ví dụ, bạn Lan là cộng tác viên nội dung của Blogvieclam.edu.vn và ký hợp đồng dịch vụ 6 tháng, thu nhập 3 triệu/tháng. Như vậy, trước khi trả thu nhập cho Lan, Blogvieclam.edu.vn sẽ phải khấu trừ 10% của 3 triệu, tương đương với 300.000 đồng. Số tiền thực tế mà Lan nhận được hàng tháng sẽ là 2,7 triệu.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, số tiền 10% thuế thu nhập cá nhân này không mất đi mà sẽ được hoàn trả khi người lao động làm thủ tục quyết toán thuế theo quy định của pháp luật.

Với CTV ký hợp đồng lao động trên 3 tháng

Quy định về việc đóng thuế thu nhập cá nhân của CTV ký hợp đồng lao động trên 3 tháng tương tự như của người lao động thuộc biên chế chính thức của công ty. Mức thu nhập phải nộp thuế trong trường hợp này cụ thể như sau:

Mức thu nhập Trường hợp Mức thu nhập phải nộp thuế sau khi đã trừ các khoản bảo hiểm bắt buộc, các khoản được miễn thuế, đóng góp từ thiện
Mức 1 Không có người phụ thuộc Trên 11 triệu đồng/tháng
Mức 2 Có 01 người phụ thuộc Trên 15,4 triệu đồng/tháng
Mức 3 Có 02 người phụ thuộc Trên 19,8 triệu đồng/tháng
Mức 4 Có 03 người phụ thuộc Trên 24,2 triệu đồng/tháng
Mức 5 Có 04 người phụ thuộc Trên 28,6 triệu đồng/tháng

 

CTV chiếm đoạt tài sản doanh nghiệp phạm tội gì?

CTV chiếm đoạt tài sản doanh nghiệp có thể bị khởi kiện với tội danh “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 174, Bộ luật hình sự 2015. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ, thậm chí bị phạt tù từ 09 tháng đến 20 năm tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội.

>>>>>Xem thêm: 4 hành động nhỏ tinh tế chốn công sở

CTV chiếm đoạt tài sản công ty bị phạt thế nào?

Hướng dẫn tính thuế TNCN của cộng tác viên người nước ngoài?

Để tính thuế TNCN của cộng tác viên người nước ngoài, trước hết, bạn cần xác định xem đó là cá nhân cư trú hay không cư trú (thông tin cụ thể được quy định tại Khoản 2, Điều 2, Luật Thuế TNCN).

Theo quy định tại Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC và Điều 16, Thông tư 156/2013/TT-BTC, quy định khấu trừ thuế đối với lao động người nước ngoài như sau:

  • Với cá nhân không cư trú: Cá nhân, tổ chức trả thu nhập cho người nước ngoài là cá nhân không cư trú phải thực hiện khấu trừ thuế TNCN trước khi trả thu nhập.
  • Với cá nhân cư trú: Cá nhân, tổ chức trả thu nhập cho người lao động nước ngoài căn cứ vào thời gian làm việc tại Việt nam của người đó ghi trên Hợp đồng và tạm khấu trừ thuế theo:
    • Biểu lũy tiến từng phần: Với người có thời gian làm việc tại Việt Nam >183 ngày/năm tính thuế và người ký hợp đồng >3 tháng hoặc đã ký hợp đồng >3 tháng nhưng nghỉ việc trước khi kết thúc hợp đồng.
    • Biểu thuế toàn phần: Với cá nhân có thời gian làm việc

CTV có phải đóng Bảo hiểm xã hội không?

CTV sẽ được đóng Bảo hiểm xã hội khi ký hợp đồng lao động. Ngược lại, khi ký hợp đồng dịch vụ, người lao động sẽ không được hưởng các quyền lợi như người lao động chính thức (bao gồm Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp,…).

Kết luận

Trên đây là những thông tin quan trọng về hợp đồng cộng tác viên mà bạn cần hiểu rõ để có thể tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của bản thân. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào về loại hợp đồng này, hãy để lại bình luận và cho Blogvieclam.edu.vn cơ hội giúp đỡ bạn nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *