Metric là một trong những yếu tố quan trọng, giúp doanh nghiệp có thể theo dõi, đo lường được hiệu suất, hiệu quả của hoạt động Marketing, kinh doanh. Vậy cụ thể Metric là gì? Tại sao nó lại cần thiết đối với doanh nghiệp? Phương pháp để đo lường Metric như thế nào? Cùng Blogvieclam.edu.vn phân tích để có câu trả lời cho những thắc mắc trên bạn nhé.
Bạn đang đọc: Metric là gì? Phân biệt giữa Metric và KPI
1. Metric là gì? Các khái niệm liên quan đến Metric
Metric là gì? Có những khái niệm nào liên quan đến Metric? Hãy cùng chúng tôi giải nghĩa chúng nhé!
1.1 Khái niệm Metric là gì?
Metric dịch ra tiếng Việt có nghĩa là chỉ số. Đây chính là các điểm dữ liệu thu được thông qua việc đo lường, đo đạc, theo dõi và đánh giá hoạt động Marketing hay kinh doanh.
Hay hiểu đơn giản, đây chính là những con số để đánh giá mức độ thành công của một hoạt động, dự án hay sự kiện,… nào đó. Nó được sử dụng cho rất nhiều mục đích, trường hợp khác nhau chứ không riêng gì doanh nghiệp.
1.2 Business Metric là gì?
Business Metric chính là chỉ số sức khỏe của doanh nghiệp. Nó được sử dụng để theo dõi và đánh giá quy trình hoạt động, các hiệu suất quan trọng của doanh nghiệp.
Business Metric bao gồm những chỉ số có liên quan đến doanh thu, khách hàng, nhân viên,…
1.3 Marketing Metric là gì?
Marketing Metric được hiểu chỉ số để đo lường các hoạt động Marketing. Nó chứng minh cho hiệu quả của các chiến dịch, chiến lược Marketing trên tất cả các kênh khác nhau.
1.4 Vanity Metric là gì?
Vanity Metric có nghĩa là chỉ số ảo. Những chỉ số này có thể giúp doanh nghiệp đánh bóng được thương hiệu trên các kênh social media, tuy nhiên nó lại không mang đến ý nghĩa, giá trị nhiều. Chúng không nói lên được kết quả thật và cũng không đưa ra cho doanh nghiệp những gợi ý về chiến lược Marketing.
2. Vai trò của Metric đối với Marketing và doanh nghiệp
Hiện nay, Metric đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động Marketing và doanh nghiệp. Không chỉ đo lường hiệu suất, so sánh kết quả và cải thiện hoạt động, Metric còn mang đến nhiều lợi ích to lớn khác như:
- Metric thể hiện tình trạng hiệu suất thật trong Marketing hay hoạt động của doanh nghiệp: hiệu suất là yếu tố hàng đầu quyết định đến sự thành bại của quá trình kinh doanh. Chính vì vậy mà việc theo dõi các chỉ số đo lường sẽ cho bạn biết được các hoạt động có đang ổn không? Từ đó, bạn sẽ có những điều chỉnh cho phù hợp với mọi thứ đang diễn ra.
- Metric giúp đưa ra những quyết định mang tính chiến lược: khi làm việc dựa trên những dữ liệu cụ thể, bạn sẽ tạo ra được một văn hóa làm việc minh bạch, rõ ràng và đưa ra những quyết định nhanh chóng, dứt khoát.
- Các chỉ số giúp kiểm soát tình hình tài chính hiệu quả: khi theo dõi các chỉ số liên quan đến tài chính, bạn sẽ có thể nắm rõ được thông tin về dòng tiền, biết được nó có đang ổn định hay không để có cách xử lý kịp thời.
- Metric giúp đảm bảo các hoạt động diễn ra theo đúng tiến độ: theo dõi các chỉ số sẽ giúp bạn giám sát được toàn bộ những chuyển động trong Marketing, kinh doanh từng ngày, từng tuần,… Từ đây, bạn sẽ có thể vận hành các hoạt động, kế hoạch theo đúng tiến độ, mục tiêu đã đặt ra.
- Metric cũng góp phần giúp bạn xác định được nhu cầu khách hàng, thị trường.
3. Phân biệt Metric với KPI
Hiện nay, trong hoạt động Marketing hay doanh nghiệp có rất nhiều chỉ số khác nhau. Vì vậy mà nhiều người thường nhầm lẫn, không phân biệt được chúng, đặc biệt là giữa Metric với KPI.
Thực tế, KPI (Key Performance Indicator) là một giá trị có thể đo lường và được sử dụng để đánh giá mức độ hiệu quả của các mục tiêu do doanh nghiệp đặt ra. KPI được chia thành nhiều nhiều cấp độ khác nhau như KPI cấp cao tập trung vào hiệu suất tổng thể, còn KPI cấp thấp thì tập trung vào các quy trình tại các bộ phận.
Nói cách khác, tất cả các KPI đều được xem là một chỉ số, nhưng không phải chỉ số nào cũng được gọi là KPI. Cụ thể, sự khác nhau giữa Metric với KPI như thế nào, tìm hiểu thêm ở nội dung dưới đây bạn nhé.
Tiêu chí so sánh | Metric | KPI |
Khái niệm | Là các điểm dữ liệu khác nhau, là cơ sở để xây dựng nên KPI. | Là mục tiêu kinh doanh, kết quả hoạt động của nhóm, bộ phận, doanh nghiệp muốn đạt được. KPI có thể có nhiều chỉ số khác nhau. |
Thời gian | Không giới hạn về thời gian. | Đưa ra khoảng thời gian cụ thể để đạt được mục tiêu. |
Các yếu tố liên quan | Gồm nhiều yếu tố khác nhau, chỉ cần liên quan đến doanh nghiệp là được. Ví dụ như lượt tiếp cận quảng cáo, số lượng hàng hóa bán được, thứ hạng từ khóa SEO,… | Liên quan trực tiếp đến cách mà doanh nghiệp kiếm tiền như doanh thu, lợi nhuận, chi phí, tỷ lệ ROI, CPA, CPL, số lượng leads,… |
Mối liên hệ giữa Metric và KPI | Không phải Metric nào cũng là KPI. | KPI chính là một loại Metric. |
4. Các Metric quan trọng trong Marketing là gì?
Trong Marketing, có rất nhiều loại Metric khác nhau mà bạn cần phải nắm được để đảm bảo hiệu quả cho hoạt động này. Vậy đó là những chỉ số nào?
4.1 Chỉ số ROI
Đây chính là tỷ suất hoàn vốn, giúp bạn có thể đo lường doanh thu bán hàng từ một chiến dịch cụ thể, dựa trên ngân sách mà bạn bỏ ra.
Chẳng hạn, bạn chi ra 100 triệu cho một chiến dịch Marketing và đạt doanh thu là 500 triệu. Điều đó có nghĩa là tỷ suất ROI của bạn là 400%.
4.2 Chỉ số CPW
CPW là chỉ số về chi phí cho mỗi đơn hàng. Nó giúp đo lường những khoản chi phí mà bạn đã bỏ ra để mang về một đơn hàng trong thực tế.
Ví dụ: Chiến dịch bán hàng ngày 14/2 trên Facebook và Tiktok giúp bạn có được 200 đơn hàng. Bạn chi 100 triệu cho Facebook, 100 triệu cho Tiktok, như vậy chi phí cho mỗi đơn hàng là 1 triệu.
4.3 Chỉ số CR
Tìm hiểu thêm: Một số thay đổi ở tập ứng viên Gen Z, nhà tuyển dụng cần thích nghi!
Chỉ số CR được hiểu là tỷ lệ chuyển đổi, là chỉ số để đo lường tỷ lệ người dùng truy cập vào các trang web, link quảng cáo, quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ, thông tin và có hành động cụ thể như mua hàng, đăng ký đơn,…
Ví dụ, chiến dịch của bạn có 1000 người truy cập, bạn thu về 10 leads thì tỷ lệ chuyển đổi là 1%.
4.4 Chỉ số CPL
Đây là chỉ số đo lường chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng. Nó tập trung vào lượng khách hàng mà bạn có được từ chiến dịch Marketing, tuy nhiên vì nằm trong quy trình bán hàng nên không thể đo lường được chất lượng của từng leads.
Chẳng hạn, vẫn là chiến dịch bán hàng ngày 14/2 trên Facebook, Tiktok, bạn có được 400 khách hàng tiềm năng thì cho phí cho mỗi người là 500.000đ.
4.5 Chỉ số IS
Đây là chỉ số đo lường lượng doanh thu tăng dần, nó cho thấy các hoạt động Marketing của bạn đang diễn ra khá tốt, tác động tích cực đến doanh số bán hàng.
Ví dụ, tháng 2 bạn bán được 100 triệu thì có khoảng 10% đóng góp của chiến dịch quảng cáo chạy ở tháng 1.
4.6 Chỉ số CLV
Chỉ số này đo lường giá trị khách hàng trọn đời, giúp bạn biết được khách hàng mang lại cho mình bao nhiêu tiền trong suốt quá trình họ mua sản phẩm, dịch vụ.
4.7 Purchase Funnel
Purchase Funnel hay phễu thanh toán là chỉ số giúp đo lường, phân tích được quá trình bán hàng dựa trên những khách hàng tiềm năng mà bạn có được sau mỗi chiến dịch. Nó cũng giúp bạn hiểu rõ hơn về lượng traffic là đến từ trang web hay là nhờ chuỗi bán hàng.
5. Các Metric đo lường hiệu quả kinh doanh online
Đối với hoạt động kinh doanh online, những chỉ số quan trọng để theo dõi, đo lường hiệu quả bạn cần nắm rõ là:
5.1 Chỉ số PF
Đây là chỉ số đo lường tần suất mua hàng trung bình của khách hàng. Nó giúp bạn biết được rằng trong 1 năm, khách hàng mua bao nhiêu lần.
5.2 Chỉ số AOV
AOV là chỉ số để đánh giá về giá trị trung bình của một đơn hàng thành công. Từ đó, bạn sẽ có phương pháp để tối ưu lợi nhuận. Chỉ số AOV tăng tức là doanh thu, lợi nhuận của bạn sẽ tăng.
5.3 Chỉ số CRR
CRR là chỉ số về tỷ lệ giữ chân khách hàng, nó liên quan đến mức độ trung thành, khả năng quay lại mua hàng của khách. Nếu tỷ lệ này càng cao thì vòng đời của khách hàng càng dài, cơ hội tăng doanh thu, lợi nhuận cũng cao hơn.
5.4 Chỉ số CPA
Đây là chỉ số đo lường chi phí sử dụng cho một khách hàng mới trong chiến dịch. Tổng số khách hàng đem lại lợi nhuận cũng chính là tổng số khách hàng có được từ chiến dịch Marketing online.
5.5 Chỉ số ROI
Tương tự như ở hoạt động Marketing, ROI là chỉ số giúp đo lường doanh thu bán hàng từ một chiến dịch, nó dựa vào ngân sách mà bạn đã bỏ ra để thực hiện chiến dịch.
6. Phương pháp đo lường Metric và KPI hiệu quả cho doanh nghiệp
Trong quá trình thực hiện các chiến dịch Marketing, kinh doanh, doanh nghiệp sẽ cần thường xuyên theo dõi, đo lường các Metric, KPI để đảm bảo nắm bắt nhanh nhất các vấn đề, từ đó đưa ra phương phải cải thiện phù hợp. Vậy cách để đo lường một cách hiệu quả các chỉ số này là gì?
6.1 Xác định KPI cho mỗi kênh
Muốn triển khai hoạt động hiệu quả trên các kênh, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu, nghiên cứu thật kỹ các đối thủ cùng hiệu suất mà họ đạt được. Từ đó, doanh nghiệp cần xác định, xây dựng hệ thống KPI cụ thể, rõ ràng, phù hợp dành cho mỗi kênh. Điều này cũng giúp cho quá trình theo dõi, đo lường được dễ dàng, hiệu quả hơn.
6.2 Đưa ra các chỉ số cần cho KPI
Có nhiều chỉ số khác nhau giúp xây dựng KPI và doanh nghiệp sẽ cần phải xác định để đặt ra chỉ số phù hợp. Từ đó, doanh nghiệp mới dễ đạt được KPI mục tiêu đề ra.
6.3 Theo dõi các chỉ số bằng dashboard
Đây là một phương pháp khá hiệu quả được nhiều doanh nghiệp áp dụng hiện nay. Khi đã có KPI cùng các chỉ số quan trọng cần nắm, doanh nghiệp sẽ cần phải thường xuyên theo dõi, so sánh, đánh giá để biết mình đạt được đến đâu trong số những mục tiêu đưa ra. Công cụ dashboard có rất nhiều tính năng tiện ích, giúp quá trình đo lường được nhanh và hiệu quả hơn.
>>>>>Xem thêm: THẤT NGHIỆP VÌ CORONA – THÁCH THỨC HAY CƠ HỘI?
6.4 Xác định nguyên nhân tại sao đạt được/không đạt được KPI
Dù kết quả đạt được tốt hay xấu, KPI được đảm bảo hay không thì doanh nghiệp cũng cần phải xác định được nguyên nhân, các yếu tố tác động. Điều này giúp doanh nghiệp có thể đưa ra những phương pháp để tiếp tục phát huy hay cải thiện các vấn đề tồn đọng.
6.5 Dùng tỷ lệ để đo lường KPI
Cách này sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể nắm rõ được kết quả của chiến dịch có thực sự tốt, mang lại giá trị hay không.
Hy vọng bài viết trên đây của Blogvieclam.edu.vn đã giúp các bạn hiểu rõ “Metric là gì?” cùng những vấn đề xoay quanh khái niệm này. Nếu bạn đang hoạt động trong lĩnh vực Marketing, kinh doanh, hãy áp dụng ngay những phương pháp trên để đạt được hiệu quả trong quá trình triển khai các chiến dịch nhé.