Sinh viên mới ra trường cần lưu ý gì khi deal lương? Hãy cùng Blogvieclam.edu.vn tìm hiểu nhé!
Bạn đang đọc: Những lưu ý quan trọng khi deal lương cho sinh viên mới ra trường
Deal lương là một trong những vấn đề quan trọng và cũng là yếu tố quyết định người lao động có tham gia doanh nghiệp hay không. Tuy vậy, mỗi khi nhắc đến deal lương hay thỏa thuận về lương người lao động lại khá ngần ngại, đặc biệt là đối với sinh viên mới ra trường. Vậy có những vấn đề gì cần lưu ý khi deal lương cho sinh viên mới ra trường, hãy tìm hiểu cùng chúng tôi trong bài viết dưới đây.
Deal lương là gì?
Deal lương là một thuật ngữ phổ biến và quen thuộc với người lao động. Theo đó, khi nhắc đến deal lương, nhiều người chỉ nghĩ đến việc thỏa thuận mức lương có thể nhận được trước khi bắt đầu tham gia lao động tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiểu như vậy có thực sự đủ?
Cách hiểu như vậy không sai nhưng để nói là đủ thì chưa bởi deal lương không chỉ là việc thỏa thuận về mức lương mà còn là việc thỏa thuận về các quyền và lợi ích liên quan đến lương như các khoản phụ cấp, trợ cấp, lương thực nhận, lương trích đóng bảo hiểm xã hội, lương trích đóng bảo hiểm lao động,…
Các vấn đề pháp lý khi deal lương cho sinh viên mới ra trường
Lo lắng, hồi hộp là cảm giác chung của sinh viên mới ra trường khi đi xin việc, thỏa thuận về công việc cũng như deal lương. Tuy vậy, đây không phải việc quá khó khăn hay phức tạp bởi chỉ cần bạn để ý một chút thì không những nắm được cách deal với sếp đơn giản, deal được mức lương ưng ý mà còn nhận được đầy đủ quyền và lợi ích liên quan. Theo đó, để làm được việc này, bạn cần chú ý:
Mức lương chính
Đây là vấn đề quan trọng nhất bạn cần lưu ý khi deal lương và bắt đầu thực hiện hợp đồng lao động. Theo đó, bạn sẽ cần trao đổi kỹ với nhà tuyển dụng về mức lương cố định có thể nhận được hàng tháng.
Các khoản phụ cấp, trợ cấp
Tìm hiểu thêm: Tuyển Dụng Năm 2024, Doanh Nghiệp Ưu Tiên Điều Gì?
Ngoài các khoản lương chính cố định mà bạn có thể nhận hàng tháng thì phụ cấp và trợ cấp cũng là một trong những yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Theo quy định của luật Lao động hiện hành thì phụ cấp, trợ cấp là khoản bắt buộc ngoài thu nhập chính mà người lao động có quyền được hưởng.
Lương trích đóng bảo hiểm
Khoản lương trích quỹ bảo hiểm của mỗi doanh nghiệp sẽ được quy định khác nhau về hình thức nhưng đều phải tuân theo mức quy định trong luật lao động. Các doanh nghiệp và người lao động sẽ thỏa thuận việc nộp riêng hay trừ vào lương cố định.
Các khoản thưởng
Khoản thưởng sẽ được chia thành các khoản cố định như thưởng các dịp Lễ, Tết,… và các khoản thưởng không cố định như thưởng doanh thu, hoa hồng,…
Tiền thuế thu nhập cá nhân
Bên cạnh đó, các bạn sinh viên mới ra trường cũng cần lưu ý về khoản tiền tiền trích nộp thuế thu nhập cá nhân nếu đủ hạn mức theo quy định của pháp luật.
Và ngoài các khoản kể trên, người lao động còn có quyền trao đổi về các hình thức nhận lương; tiền lương nhận được trong thời gian thực tập, làm việc chính thức;… Cùng với đó, đừng quên việc đọc thật kỹ các điều khoản của hợp đồng lao động để tránh việc không nhận được quyền lợi đáng thuộc về mình.
Các lưu ý khác khi deal lương cho sinh viên mới ra trường
>>>>>Xem thêm: Nguồn lực là gì? Nguồn lực nào quan trọng với doanh nghiệp?
Ngoài các lưu ý quan trọng về mặt pháp lý, sinh viên mới ra trường cũng không thể bỏ qua những lưu ý như sau:
- Tham khảo kinh nghiệm về deal lương cho sinh viên mới ra trường tại các diễn đàn, trang, công cụ Tra cứu lương Blogvieclam.edu.vn,…
- Cân đối giữa mong muốn cá nhân và Budget doanh nghiệp đưa ra để có lựa chọn phù hợp cho cả hai bên.
- Biết dừng lại đúng lúc khi đã có được mức lương cùng các khoản theo quy định của pháp luật phù hợp.
- Yêu cầu, đề nghị doanh nghiệp đưa các điều khoản khi deal lương vào trong hợp đồng lao động có chữ ký của cả hai bên.
- Deal số lương ở mức giữa trong khoảng doanh nghiệp đưa ra. Ví dụ doanh nghiệp đưa ra mức lương 7-9 triệu, bạn không nên deal ngay 9 triệu trong lần đầu tiên mà có thể deal 7.5-8 triệu. Sau khi nhận được sự đồng ý, bạn mới nên tiếp tục thỏa thuận về thời hạn nâng lương .
- Giữ thái độ tự tin, quyết liệt nhưng cũng đủ mềm mỏng để có thể thuyết phục được nhà tuyển dụng.
- Không vội vàng show bảng lương, giấy tờ cá nhân, bằng tốt nghiệp đại học,… cho các doanh nghiệp khi chưa tìm hiểu kỹ càng.
- Không lan man khi deal lương, hãy show các kỹ năng là thế mạnh có thể phục vụ được cho công việc để thuyết phục nhà tuyển dụng.
- Dừng lại đúng lúc. Nếu công việc bạn apply thực sự quá tốt nhưng mức lương đưa ra lại chưa đúng như mong muốn của bạn thì đừng quá kỳ kèo với nhà tuyển dụng. Khi đó, bạn có thể đồng ý với mức lương đó, nhận công việc, chứng minh năng lực và deal lại lương sau khoảng 2-3 tháng làm việc.
Hy vọng các thông tin chia sẻ về cách deal lương cho sinh viên mới ra trường kể trên hữu ích với bạn. Nếu thấy bài viết hay và bổ ích, hãy chia sẻ để chúng tôi có thêm nhiều động lực lên nhiều bài viết hữu ích.