Tính cách là vấn đề không thể hiện thành chữ trong CV của bạn. Dù vậy, đây lại là yếu tố tác động rất lớn đến quyết định của các HR. Đâu là những đặc điểm tính cách giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng?
Bạn đang đọc: Những tính cách giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng
Những đặc điểm tính cách ghi điểm với HR
Đa nhiệm
Đa nhiệm không hẳn là một kiểu tính cách, đây là một đặc điểm trong kỹ năng và tư duy. Thứ nhất là kỹ năng. Một người có thể kiêm nhiệm một lúc nhiều nhiệm vụ thì thường sẽ được nhà tuyển dụng chú ý hơn. Đặc biệt hơn, trong trường hợp bạn làm tốt tất cả những nhiệm vụ đó thì điểm bạn ghi được hẳn rất nhiều.
Đa nhiệm còn thể hiện trong cách bạn tư duy. Bạn không nhất thiết phải giỏi nhiều việc. Họ thích người có thể làm thật sự giỏi một công việc. Thế nhưng, nếu bạn là người có tư duy đa nhiệm thì đó chính là một điểm mạnh. Các lợi ích đó có thể là tiết kiệm ngân sách, thời gian, tận dụng tối ưu nhân sự hay các lợi ích về kinh tế khác ngoài các tiêu chí chính mà bạn cần đáp ứng.
Tư duy chiến lược
Tư duy chiến lược khác gì đa nhiệm? Đó chính là phạm vi của 2 đặc điểm này. Nếu đa nhiệm mang tầm hệ thống thì tư duy chiến lược gần như chỉ gói gọn trong phạm vi công việc chính của bạn. Khi bạn làm việc có chiến lược thì kết quả bao giờ cũng dễ dàng và dễ nắm bắt các tình huống phát sinh. Điều này hoàn toàn khác với lối nghĩ *tới đâu hay tới đó*. Đây không phải là một lối tư duy ai cũng có thể sở hữu. Dù vậy, bạn nên rèn luyện nó. Khi cố gắng suy nghĩ một cách có kế hoạch thì dần dần bạn sẽ học được các cách khác nhau để tạo ra chiến lược cho tư duy.
Quyết đoán
Quyết đoán đặc biệt quan trọng. Dù làm ở bộ phận, vị trí nào, nếu không quyết đoán thì bạn sẽ khiến cả một hệ thống bị đình trệ. Thiếu quyết đoán khiến cho công việc của bạn bị gián đoạn vì bạn không thể đưa ra sự lựa chọn. Để quyết đoán thì bạn cần có kiến thức vững vàng cũng như sự thấu hiểu công việc, đồng nghiệp và công ty. Khi bạn hiểu được những vấn đề đó, việc chọn ra phương pháp hiệu quả sẽ không quá khó khăn.
Cẩn thận
Người cẩn thận thì lúc nào cũng được yêu thích. Đặc biệt là trong các công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, chu đáo. Tuy nhiên, cẩn thận không có nghĩa là bạn phải soi từng chi tiết nhỏ mà là cách nhìn của bạn đủ bao quát mà cũng đủ sâu sắc. Giả dụ như, trong một vấn đề, người khác chỉ nhìn từ một phía thì bạn có thể tìm ra những khía cạnh khác. Trong một bản kế hoạch mà mọi người cho là hoàn hảo thì bạn có thể thấy được rủi ro tiềm ẩn để lên kế hoạch B. Tóm lại, cẩn thận không chỉ dừng lại ở việc nhìn thấy những điều nhỏ nhặt. Đó còn là cách nhìn nhận toàn diện từ nhiều phía và thấy được cái người khác lỡ bỏ qua.
Tư duy độc lập
Tư duy độc lập là một điểm cộng vì bạn đang thể hiện được chuyên môn hoàn hảo của mình. Bạn có thể làm tốt một việc ngay cả khi phải *đơn phương độc mã*. Đây là đặc điểm nhà quản lý rất lưu tâm. Chúng thể hiện rằng bạn sẽ dễ dàng xử lý những tình huống khó khăn khi không may chỉ có một mình.
Tư duy độc lập còn thể hiện sự tư tin, mạnh mẽ và kiên cường của bạn. Đây là tính cách thể hiện bạn là người có thể chịu được áp lực công việc tốt và làm việc hiệu quả nữa.
Làm việc nhóm tốt
Đã có tư duy độc lập thì hẳn không thể không có làm việc nhóm. Chả có mấy công việc mà bạn có thể làm một mình cả. Nếu bạn làm việc chuyên môn một mình thì vẫn phải làm việc với các bộ phận khác. Đây là kỹ năng nhưng cũng là đặc điểm thể hiện tính cách của bạn.
Tìm hiểu thêm: Đánh giá nhân sự là gì? Tiêu chí đánh giá nhân sự hiệu quả
Một người hòa đồng, hòa nhập tốt với nhiều đồng nghiệp thì lúc nào cũng sẽ tốt cho công ty hơn là những người “quá độc lập”, khó gần và không hòa hợp với người khác.
Phù hợp với văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp đôi khi cũng gần giống như là môi trường làm việc. Từ những điều nhỏ nhặt như giờ giấc làm việc, cách thức giao tiếp cho đến những điều quan trọng như quy định, văn hóa làm việc,…
Các doanh nghiệp sẽ có cách nhìn nhận khác nhau trong việc đánh giá bạn. Các câu hỏi thường sẽ xoay quanh những trải nghiệm, kinh nghiệm của bạn hoặc sở thích và cách bạn sắp xếp thời gian. Thế nhưng, trong trường hợp đã có kinh nghiệm làm việc trong môi trường tương tự thì bạn sẽ dễ dàng được ưu tiên hơn.
Làm thế nào để thể hiện tính cách của bạn với nhà tuyển dụng?
>>>>>Xem thêm: 8 mẹo hàng đầu để trở lại làm việc sau kỳ nghỉ thai sản
Chiến lược “câu chuyện”
Không dễ gì để kể chuyện trong buổi phỏng vấn ngắn ngủi. Để kể một câu chuyện thể hiện được điểm mạnh của bạn, đó là cả một kỹ thuật. Nhưng điều đó không có nghĩa là không thể. Quan trọng là việc bạn chọn được thời điểm thích hợp. Câu hỏi nào có thể đáp lại bằng một câu chuyện? Bạn có thể biến những dẫn chứng thành câu chuyện thu hút hay không? Câu chuyện nào có thể khiến nhà tuyển dụng nhìn thấy được các điểm mạnh của bạn?
Thời điểm vàng vẫn là khi bạn có cơ hội kể về kinh nghiệm, trải nghiệm của mình. Chọn lọc các câu chuyện thể hiện được tính cách của bạn thay vì lan man. Đó là một số mẹo nhỏ để bạn ghi điểm.
Thể hiện trong các câu trả lời với ví dụ cụ thể
Nếu không thể kể được những câu chuyện hay như đài thì hãy cố nêu những ví dụ thật phù hợp và logic. Không một cách thể hiện tính cách nào tốt hơn các ví dụ thực tiễn. Thứ nhất chúng thể hiện được rằng bạn tư duy tốt trước các câu hỏi. Câu trả lời của bạn có quan điểm và dẫn chứng rõ ràng. Thứ hai là để nhà tuyển dụng nhìn thấy được kinh nghiệm của bạn. Cuối cùng thì đây chính là cơ hội để bạn thể hiện sự vượt trội của mình so với những ứng viên khác.
Thể hiện qua các câu hỏi
Bạn sẽ luôn được nhà tuyển dụng yêu cầu đặt câu hỏi vào cuối buổi phỏng vấn. Cách bạn hỏi lại chính là hành động bộc lộ tư duy và tính cách của bạn. Với các câu hỏi, nhà tuyển dụng sẽ nhìn nhận được sự cẩn thận, quyết đoán, sự chín chắn và tự tin của bạn.
Tuy nhiên, cách này cũng có mặt trái của nó. Nếu câu hỏi quá “ngây ngô” và đơn giản, hoặc câu hỏi khá vô lý thì bạn sẽ dễ mất điểm lắm đấy.
Buổi phỏng vấn có thể coi là giai đoạn quyết định con đường phía trước của bạn. Tận dụng hết mọi khía cạnh từ chuyên môn đến tích cách là điều bạn cần làm để nắm bắt cơ hội của mình. Chúc bạn có một buổi phỏng vấn thật thành công nhé.