Nổi giận chốn công sở: Cách kiểm soát cơn thịnh nộ khi ở văn phòng

Có hàng tá vấn đề khiến chúng ta cảm thấy tức giận khi làm việc. Nhưng “thả nổi” cơn giận không phải cách làm của một người thông minh.

Bạn đang đọc: Nổi giận chốn công sở: Cách kiểm soát cơn thịnh nộ khi ở văn phòng

Hãy thử tưởng tượng: bạn đã dành nhiều ngày để chuẩn bị cho một cuộc họp quan trọng, nhưng khách hàng đang có tâm trạng khó chịu và biến ý kiến của bạn thành “đống rác”. Hoặc bạn được gọi vào phòng của Giám đốc và bị khiển trách nặng nề vì điều gì đó không phải lỗi của bạn. Hoặc trong khi bạn cố gắng hoàn thành công việc thì đồng nghiệp mua đồ ăn, nô đùa ầm ĩ,…

Lúc này, bạn cảm thấy thế nào?

Bạn thấy huyết áp của mình tăng lên? Và bạn muốn hét vào mặt một ai đó hoặc đấm một cái gì đó để giải tỏa cơn nóng giận đang bùng cháy trong tim? Nhưng tốt hơn hết, bạn nên chống lại sự cám dỗ “chết người” của việc giải tỏa cơn thịnh nộ ngay nơi làm việc.

Dưới đây là một vài tips bạn nên thực hiện khi giận dữ.

Đếm đến 100

Mục tiêu của bài tập này chỉ đơn giản là ngăn cơn thịnh nộ được kích hoạt. Khi hít thở sâu và đếm đến 100, bạn sẽ phân tâm và cơn nóng giận sẽ được giữ lại. Nó cũng giúp bạn có đủ thời gian để suy nghĩ và bình tình lựa chọn phản ứng phù hợp tiếp theo.

? Có thể bạn quan tâm: [Nghệ thuật ứng xử] Làm gì khi mắc sai lầm trong công việc?

Hít thở sâu

Hít thở sâu giúp bạn kiểm soát cơn giận tốt hơn

Hơi thở của bạn trở nên nông và gấp hơn khi bạn cảm thấy tức giận. Hãy đảo ngược xu hướng đó (và sự tức giận của bạn) bằng các hít thở chậm, sâu từ mũi và thở ra bằng miệng trong vài phút.

Để ảnh của cha mẹ/ con cái trên bàn làm việc

Bạn nên chuẩn bị sẵn một tấm ảnh của cha mẹ/ anh chị em hoặc con cái – những người quan trọng nhất đối với bạn trên bàn làm việc hoặc trong ví. Mỗi lần tức giận, hãy ngắm nhìn khuôn mặt và nụ cười của họ, cảm xúc của bạn sẽ ngay lập tức được cân bằng.

Đi dạo xung quanh

Nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy đi dạo xung quanh có thể giúp làm dịu thần kinh và giảm bớt cơn nóng giận. Vì vậy, khi có một điều gì đó ở văn phòng (sếp, đồng nghiệp, khách hàng,…) khiến bạn khó chịu, hãy bước ra ngoài hoặc lên sân thượng dạo vài vòng.

Tìm cho bản thân một câu thần chú

Bạn hãy chuẩn bị sẵn cho mình một từ hoặc một cụm từ nào đó có khả năng giúp bạn giữ bình tĩnh. Hãy lặp đi lặp lại từ đó với bản thân mỗi khi bạn bực tức.

“Hãy thư giãn”, “Bình tĩnh”, “Sẽ ổn thôi”,… là những câu “thần chú” thường được sử dụng. Tuy nhiên, bạn có thể lựa chọn một cụm từ nào đó riêng tư hơn, chẳng hạn như tên của con trai/ con gái, của những người mà bạn yêu thương.

? Có thể bạn quan tâm: Những điều không nên nói ở nơi làm việc để tránh rắc rối, xung đột

Nghe nhạc

Tìm hiểu thêm: Call Center Là Gì? 7 Điểm Khác Biệt Lớn Nhất Giữa Call Center Và Contact Center

Âm nhạc giúp cải thiện tâm trạng của bạn một cách hiệu quả

Hãy để âm nhạc cuốn trôi cảm xúc tiêu cực trong bạn. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhạc heavy metal có khả năng loại bỏ những cảm xúc như tức giận và trầm cảm.

Đừng nói ngay lập tức

Khi hấp tấp, bạn có thể nói ra những lời tổn thương người khác. Vì thế, mỗi lần cảm thấy giận dữ, bạn hãy mím chặt môi – giống như cách chúng ta hay làm khi còn bé. Khoảnh khắc này cho bạn thời gian để suy nghĩ cẩn thận hơn trước khi nói. Và điều đó sẽ ngăn lại những cuộc “cãi vã” nảy lửa.

Viết nhật ký

Hãy viết lên giấy những điều bạn không thể nói. Bạn nên ghi lại những gì bạn đang cảm thấy và cách bạn muốn phản hồi.

Xử lý cơn giận thông qua chữ viết giúp bạn bình tĩnh hơn để có thể đánh giá lại các sự kiện khiến bạn khó chịu.

Nói chuyện với một người mà bạn tin tưởng

Đừng tự chìm đắm trong những sự kiện khiến bạn nóng giận. Hãy giúp bản thân thoát khỏi những gì đã xảy ra bằng cách nói chuyện với một người mà bạn tin tưởng – người có thể giúp bạn phân tích và đưa ra cái nhìn khách quan hơn cho câu chuyện bạn đã trải qua.

Cười thật tươi

>>>>>Xem thêm: Dân công sở nên rời văn phòng đúng giờ hay về muộn để thể hiện sự chăm chỉ?

Khi giận giữ, hãy tìm đến một điều gì đó có thể khiến bạn cười

Cách loại bỏ tâm trạng xấu hiệu quả nhất là tìm về tâm trạng tốt. Hãy xua tan cơn giận của bạn bằng cách tham gia vào những việc có thể khiến bạn cười, chẳng hạn như xem video về những chú husky ngốc nghếch, đọc những mẩu chuyện cười, ngắm nhìn ảnh của đứa con bé bỏng,…

Nghĩ về những điều tốt đẹp của mọi người

Nếu sếp, đồng nghiệp hay khách hàng,… khiến bạn tức giận, hãy ngồi lại và suy nghĩ về những lời nói, hành động tốt đẹp mà họ từng dành cho bạn. Bằng cách đó, bạn có thể kiềm chế được cơn giận và dễ dàng tha thứ cho họ hơn.

? Có thể bạn quan tâm: Áp lực là gì? 12 cách vượt qua áp lực của người thành công

Thực hành sự đồng cảm

Hãy thử đặt mình trong vị trí của người kia và nhìn nhận tình hình từ góc độ của họ. Khi kể câu chuyện hoặc hồi tưởng lại các sự kiện mà họ đã thấy, bạn có thể hiểu ra mới và bớt tức giận hơn.

Bày tỏ sự tức giận của bạn

Bạn có thể nói ra cảm nhận của mình, miễn là bạn thể hiện đúng cách. Sự bộc phát không giải quyết được vấn đề gì, nhưng đối thoại chín chắn có thể giúp bạn giảm bớt căng thẳng và xoa dịu cơn tức giận. Nó cũng có thể giúp giải quyết vấn đề một cách triệt để, tránh để lại các hệ quả xấu trong tương lai.

Kết luận

Giận dữ là một cảm xúc bình thường mà mọi người đều trải qua. Dẫu vậy, đừng để cơn giận bộc phát mà hãy tìm những cách làm mạnh để kiểm soát cảm xúc tiêu cực trong bạn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *