Quy trình tuyển dụng nhân viên kinh doanh như thế nào?

Nhân viên kinh doanh là một trong những đối tượng “nhảy việc” khá thường xuyên với tỷ lệ khoảng 27%/ năm. Vì thế, việc xây dựng một quy trình tuyển dụng nhân viên kinh doanh hiệu quả sẽ là giải pháp tối ưu giúp tiết kiệm chi phí, thời gian mà vẫn chọn lọc được những nhân sự phù hợp và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. 

Bạn đang đọc: Quy trình tuyển dụng nhân viên kinh doanh như thế nào?

Quy trình tuyển dụng nhân viên kinh doanh như thế nào?

Dưới đây là một số quy trình tuyển dụng nhân viên kinh doanh (NVKD) mà bạn cần biết:

Xây dựng tiêu chuẩn tuyển dụng cho vị trí NVKD

Không phải ai cũng có thể trở thành một nhân viên kinh doanh giỏi. Do đó, nhà tuyển dụng thường quan sát những nhân viên kinh doanh đang làm việc hiệu quả nhất để xem học có điểm gì khác biệt so với người khác chẳng hạn như học có đặc điểm chung gì, kỹ năng tư vấn ra sao, phong cách sale có gì khác biệt?,…

Dựa trên những thông tin thu thập được, nhà tuyển dụng sẽ đưa ra những tiêu chuẩn cho vị trí  tuyển dụng sắp tới. Đối với vị trí NVKD, nhà tuyển dụng sẽ thường đánh giá qua 5 yếu tố cơ bản sau: sự thông minh, nhanh nhạy, tiếp thu, ham học hỏi, chăm chỉ.

Xây dựng bộ câu hỏi phỏng vấn

Tìm hiểu thêm: Lập trình hướng đối tượng: Khái niệm và các nguyên lý cơ bản cần nắm về OOP

Cần xây dựng tiêu chuẩn tuyển dụng cùng bộ câu hỏi phỏng vấn cho vị trí NVKD.

Khi đã xây dựng được tiêu chí tuyển dụng cho các ứng viên thì việc tiếp theo đó chính là xây dựng bộ câu hỏi phỏng vấn. Bộ câu hỏi này sẽ giúp khai thác thông tin ứng viên để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, phẩm chất và kỹ năng mà họ có. Từ đó giúp nhà tuyển dụng đo lường được sự phù hợp của ứng viên đối với vị trí NVKD.

Mô tả công việc chi tiết

Bản mô tả công việc chính là nguồn cung cấp thông tin về những công việc mà ứng viên phải làm. Để thu hút sự chú ý của ứng viên thì nội dung của bản mô tả cần rõ ràng, phù hợp với lĩnh vực kinh doanh. 

Do đó, hãy cố gắng tránh một số lỗi dưới đây để giúp quy trình tuyển dụng nhân lực của doanh nghiệp tiết kiệm được tối đa thời gian và chi phí.

  • Tránh sử dụng các từ ngữ chuyên ngành, quá khó hiểu.
  • Không nên sao chép bản mô tả công việc NVKD của các công ty khác.
  • Không nên yêu cầu quá nhiều về kinh nghiệm, kỹ năng ứng viên.
  • Không ghi rõ công việc cụ thể mà ứng viên cần làm khi trúng tuyển.

Lựa chọn những kênh tuyển dụng tiềm năng

Đăng tải thông tin tuyển dụng trên khắp trang mạng xã hội, trang tuyển dụng và chờ ứng viên tới không phải là cách tuyển dụng hiệu quả. Bởi, dù cách này có thể đem lại nhiều CV ứng tuyển, nhưng chất lượng của ứng viên thì chưa chắc đã đạt được.

Vì thế, hãy tập trung chủ đạo vào một vài kênh tuyển dụng tiềm năng hoặc nền tảng xã hội trực tuyến chủ đạo như website jobsgo.vn; Linkedin,…. hoặc nhờ sự trợ giúp từ chính những mối quan hệ.

Xét duyệt và đánh giá ứng viên

>>>>>Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm trả lời phỏng vấn xin học bổng “pass” 100%

Xét duyệt đánh giá CV để lựa chọn ứng viên phù hợp.

Để tránh làm mất thời gian của đôi bên, nhà tuyển dụng sẽ xét duyệt và đánh giá CV của ứng viên một cách kỹ lưỡng, chi tiết. Họ có thể đánh giá ứng viên bằng nhiều hình thức khác nhau.

Trong trường hợp vẫn còn phân vân không biết có nên mời ứng viên tới phỏng vấn hay không, nhà tuyển dụng có thể thực hiện cuộc phỏng vấn ngắn qua điện thoại để test trước.

Tiến hành phỏng vấn

Sau khi đã chọn lọc được danh sách các ứng viên tiềm năng thì bước tiếp theo đó chính là tiến hành phỏng vấn. Riêng đối với vị trí NVKD thì nhà tuyển dụng thường đánh giá cao kỹ năng thuyết trình và thuyết phục khách hàng. 

Vì thế, nhà tuyển dụng có thể đưa ra yêu cầu để ứng viên thực hiện giới thiệu về sản phẩm đó và thuyết phục khách hàng sử dụng nó. Đây sẽ là 1 trong những căn cứ để đánh giá ứng viên đó có thực sự với vị trí tuyển dụng của công ty không.

Thông báo kết quả

Sau khi đã phỏng vấn thành công tất cả các ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ bàn bạc và đưa ra quyết định cuối cùng. Ứng viên có trúng tuyển hay không trúng tuyển đều được gửi mail thông báo kết quả. Trường hợp ứng viên trúng tuyển, nhà tuyển dụng sẽ gọi điện thông báo và gửi thư mời làm việc qua email để xác nhận. 

Rút kinh nghiệm

Sau khi hoàn tất việc tuyển dụng, hãy dành thời gian để xem lại quy trình tuyển dụng nhân viên kinh doanh, xem bạn có làm gì sai sót không, có tối ưu được các bước hơn nữa không? Để từ đó rút kinh nghiệm cho những lần phỏng vấn sau được đơn giản, nhanh chóng mà hiệu quả hơn.

Trên đây là quy trình tuyển dụng nhân viên kinh doanh hiệu quả được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Hy vọng với những thông tin mà Blogvieclam.edu.vn chia sẻ sẽ giúp nhà tuyển dụng có thể dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm ứng viên chất lượng. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *