Storytelling là gì? Storytelling là nghệ thuật kể chuyện xuất hiện từ hàng ngàn năm về trước. Nó không chỉ là phương tiện giải trí mà còn là công cụ mạnh mẽ để truyền đạt thông điệp và kết nối với người nghe. Storytelling có khả năng biến những điều trừu tượng thành những câu chuyện sống động, gần gũi; gợi lên cảm xúc và tạo dựng sự đồng cảm từ khán giả. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn về Storytelling trong lĩnh vực truyền thông, marketing.
Bạn đang đọc: Storytelling Là Gì? 6 Bước Viết Content Storytelling Thu Hút
1. Storytelling Là Gì?
Storytelling là gì? Storytelling là nghệ thuật kể chuyện, là cách truyền đạt thông điệp, ý tưởng và cảm xúc thông qua việc kể câu chuyện. Trong Storytelling, người kể chuyện sử dụng các yếu tố như kịch bản, nhân vật, môi trường và sự kiện để tạo ra một trải nghiệm hấp dẫn cho người nghe. Mục đích của Storytelling có thể là giải trí, giáo dục, tạo động lực, hay thậm chí là thúc đẩy hành động hoặc thay đổi quan điểm của người nghe.
2. Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Storytelling
Storytelling phát triển qua 3 giai đoạn chính:
- Giai đoạn truyền miệng: Đây là giai đoạn ban đầu của Storytelling, khi con người chủ yếu dựa vào lời nói để truyền đạt thông tin. Câu chuyện được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua việc kể chuyện, thường là trong các buổi hòa nhạc, sự kiện cộng đồng, hay trong gia đình. Tuy nhiên, do tính chất truyền miệng, nên thông tin trong câu chuyện có thể thay đổi, dẫn tới tình trạng “tam sao thất bản”.
- Giai đoạn đã có chữ viết: Khi con người phát triển chữ viết và khả năng ghi chép, Storytelling đã trở nên ổn định và dễ dàng bảo tồn hơn. Loài người đã tạo ra chữ viết và ghi chép từ hơn 9000 năm trước. Từ đây, văn hóa đọc bắt đầu xuất hiện. Người La Mã lần đầu tiên khắc câu chuyện của mình lên da và đá, từ khoảng những năm 770 – 750 TCN.
- Giai đoạn công nghệ thông tin phát triển: Sự ra đời và phát triển của các công nghệ thông tin như radio, TV, điện thoại di động, internet,… đã làm thay đổi cách chúng ta tiếp cận và truyền tải câu chuyện. Mạng xã hội và các nền tảng truyền thông số khác cho phép mọi người chia sẻ và tiếp cận câu chuyện một cách nhanh chóng, toàn diện hơn.
3. Điểm Khác Biệt Giữa Content Marketing Và Storytelling Là Gì?
Đặc điểm | Storytelling | Content Marketing |
Storytelling được coi là một phần của Content Marketing | ||
Mục đích | Tạo ra cảm xúc, kết nối và thúc đẩy khách hàng hành động thông qua việc kể chuyện. | Cung cấp thông tin giá trị và tạo ra nhận thức thương hiệu để thúc đẩy hành động mua hàng hoặc tương tác với thương hiệu. |
Nội dung | Câu chuyện có cấu trúc, thường là sáng tạo và độc đáo. Có thể không trực tiếp liên quan đến sản phẩm/dịch vụ. | Đa dạng, bao gồm bài blog, video, hình ảnh, infographic, và các loại nội dung khác liên quan đến sản phẩm/dịch vụ. |
Mục tiêu | Tạo ra một trải nghiệm độc đáo và tạo cảm xúc cho khách hàng. | Xây dựng nhận thức thương hiệu, tăng tương tác và cam kết từ khách hàng, và thúc đẩy hành động mua hàng hoặc tương tác với thương hiệu. |
Liên liên kết với sản phẩm/dịch vụ | Có thể không trực tiếp liên quan đến sản phẩm/dịch vụ. | Thường liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến sản phẩm/dịch vụ. |
Hình thức | Có thể là văn bản, phim, podcast,… | Bài blog, video, hình ảnh, infographic,… |
Điểm mạnh | Tạo ra kết nối sâu sắc và cảm xúc, có thể gây ấn tượng mạnh mẽ. | Cung cấp thông tin hữu ích và giá trị, tăng tính tương tác và cam kết từ khách hàng. |
Ví dụ | Video quảng cáo chia sẻ câu chuyện về hành trình thành công của một khách hàng. | Bài blog giới thiệu sản phẩm mới của thương hiệu và cung cấp hướng dẫn sử dụng. |
4. Lợi Ích Của Storytelling Mang Lại Cho Doanh Nghiệp
4.1. Tạo Ý Tưởng Mới Cho Content Marketing
Việc xây dựng câu chuyện độc đáo và sâu sắc có thể mang lại những ý tưởng mới và khác biệt cho chiến lược content marketing của doanh nghiệp. Những câu chuyện đầy ý nghĩa, gần gũi với đối tượng mục tiêu có thể làm cho nội dung của doanh nghiệp trở nên hấp dẫn, giúp thu hút sự chú ý và tương tác từ khách hàng.
4.2. Thu Hút Sự Đồng Cảm Của Khách Hàng
Storytelling có khả năng tạo ra cảm xúc và kết nối sâu sắc với đối tượng mục tiêu. Bằng cách kể những câu chuyện chân thực và gần gũi, doanh nghiệp có thể tạo ra sự đồng cảm từ phía khách hàng. Khi khách hàng cảm thấy kết nối với câu chuyện của doanh nghiệp, họ sẽ dễ dàng hình thành một liên kết với thương hiệu và trở thành những đại sứ trung thành. Từ đó, họ có thể giúp tăng cường uy tín và sự tin cậy của doanh nghiệp trong cộng đồng.
4.3. Truyền Thông Và Quảng Bá Thương Hiệu
Bằng cách kể những câu chuyện về giá trị, tầm nhìn, sứ mệnh của mình, doanh nghiệp có thể tạo ra một ấn tượng sâu sắc và gây được sự chú ý của đối tượng mục tiêu. Đồng thời, việc chia sẻ những câu chuyện thành công về sản phẩm, dịch vụ của mình cũng giúp tăng cường nhận thức thương hiệu và thúc đẩy doanh số bán hàng.
4.4. Tạo Ưu Thế Cạnh Tranh Cho Doanh Nghiệp
Storytelling không chỉ giúp doanh nghiệp nổi bật trong đám đông mà còn tạo ra một ưu thế cạnh tranh trong ngành công nghiệp. Bằng cách kể những câu chuyện độc đáo và gần gũi với đối tượng mục tiêu, doanh nghiệp có thể tạo ra một hình ảnh độc đáo và khác biệt trong tâm trí của khách hàng. Sự kể chuyện sâu sắc và tạo cảm xúc có thể là yếu tố quyết định giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân khách hàng hơn các đối thủ cạnh tranh.
4.5. Giao Tiếp, Thấu Hiểu Và Nắm Bắt Tâm Lý Khách Hàng
Khi kể những câu chuyện liên quan với trải nghiệm của khách hàng, doanh nghiệp có thể nắm bắt được mong muốn, nhu cầu và những điều mà đối phương đang cảm thấy lo lắng. Việc này giúp tạo ra một môi trường giao tiếp chân thành, tích cực giữa doanh nghiệp và khách hàng.
4.6. Thu Hút Khách Hàng Trung Thành
Khi khách hàng cảm thấy kết nối với câu chuyện của doanh nghiệp, họ có xu hướng trở thành những khách hàng trung thành và đại sứ cho thương hiệu. Điều này giúp doanh nghiệp gia tăng số lượng khách hàng, cải thiện doanh số và thành công trong một thời gian dài.
4.7. Thúc Đẩy Năng Suất Làm Việc
Bằng cách chia sẻ các câu chuyện, doanh nghiệp có thể tạo ra một môi trường làm việc tích cực và truyền cảm hứng cho nhân viên. Một câu chuyện ý nghĩa cũng có thể kích thích sự sáng tạo và nâng cao năng suất của người lao động.
5. Có Những Dạng Storytelling Nào?
5.1. Brand Storytelling Là Gì?
Brand Storytelling tập trung vào việc kể câu chuyện liên quan đến thương hiệu. Bằng cách chia sẻ về nguồn gốc, dấu mốc lịch sử, sứ mệnh, giá trị cốt lõi,… của doanh nghiệp; brand Storytelling đã tạo ra một thương hiệu với hình ảnh độc đáo và thu hút sự chú ý từ khách hàng.
5.2. Digital Storytelling Là Gì?
Digital Storytelling sử dụng các phương tiện truyền thông số như video, blog và mạng xã hội để kể câu chuyện. Điều này giúp doanh nghiệp tạo ra nội dung đa dạng, thu hút sự chú ý từ đối tượng mục tiêu trên mạng Internet và các nền tảng trực tuyến.
5.3. Data Storytelling Là Gì?
Data Storytelling là việc sử dụng dữ liệu và thông tin số để kể câu chuyện. Bằng cách biến dữ liệu thành câu chuyện có ý nghĩa và dễ hiểu, data Storytelling giúp thông tin phức tạp trở nên sinh động, thu hút hơn.
5.4. Visual Storytelling Là Gì?
Visual Storytelling sử dụng hình ảnh, đồ họa và video để kể câu chuyện. Bằng cách này, doanh nghiệp tạo ra trải nghiệm trực quan và gây ấn tượng mạnh mẽ; qua đó thu hút sự chú ý, đồng thời tạo ra kết nối sâu sắc với khách hàng.
6. Nguyên Tắc Xây Dựng Storytelling Là Gì?
Tìm hiểu thêm: Mô tả công việc kỹ sư công trường
6.1. Glue (Kết Nối)
Storytelling cần có sự kết nối với đối tượng khách hàng mục tiêu. Điều này đòi hỏi bạn phải hiểu rõ về khách hàng của mình: họ là ai, họ quan tâm đến những gì, họ muốn gì,… Bằng cách này, bạn có thể tạo ra một câu chuyện mà khách hàng cảm thấy họ là một phần trong đó.
6.2. Reward (Phần Thưởng)
Nguyên tắc này tập trung vào việc tạo ra một kết cục tích cực, làm cho khách hàng cảm thấy họ sẽ có lợi ích và được đền đáp khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Điều này không chỉ thúc đẩy khách hàng thử nghiệm, mà còn khiến khách cảm thấy hài lòng và có động lực tiếp tục sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty.
6.3. Emotion (Cảm Xúc)
Nguyên tắc này nhấn mạnh sức mạnh của cảm xúc trong việc thu hút sự quan tâm và đồng cảm từ đối tượng mục tiêu. Bằng cách tạo ra một câu chuyện đầy cảm xúc, bạn có thể tạo ra một kết nối mạnh mẽ và gây ấn tượng sâu sắc với khách hàng.
6.4. Authentic (Chân Thật)
Nguyên tắc Authentic đề cao tính chân thực trong việc kể chuyện. Điều này bao gồm việc sử dụng các yếu tố thực tế, như trải nghiệm cá nhân, chứng minh khoa học, hoặc phản hồi từ khách hàng. Những yếu tố này sẽ giúp câu chuyện của bạn trở nên đáng tin cậy và gần gũi hơn với khách hàng.
6.5. Target (Mục Tiêu)
Khi xây dựng Storytelling, doanh nghiệp cần xác định rõ ràng khách hàng mục tiêu và điều chỉnh câu chuyện để phù hợp với nhu cầu, mong muốn của từng đối tượng. Khi thực hiện tốt điều này, bạn có thể tạo ra một câu chuyện có khả năng thu hút và giữ chân khách hàng.
7. Cách Viết Content Storytelling Thu Hút
7.1. Chọn Cốt Truyện Phù Hợp
Việc chọn loại cốt truyện phù hợp là bước quan trọng nhất trong việc xây dựng một câu chuyện hiệu quả. Các loại cốt truyện như “từ tồi tệ đến thành công” hay “vượt qua thử thách” có thể làm nổi bật thông điệp của bạn và kích thích sự quan tâm từ phía đối tượng mục tiêu. Bằng cách chọn một dạng cốt truyện phù hợp, bạn có thể tạo ra một câu chuyện có sức thuyết phục và đầy ấn tượng.
7.2. Xác Định Góc Nhìn Của Bạn
Trước khi bắt đầu viết, bạn hãy xác định rõ góc nhìn của mình trong câu chuyện. Bạn cần hiểu rõ về nhân vật chính và người nghe của câu chuyện để có thể viết nội dung phù hợp. Khi đó, bạn có thể tạo ra một câu chuyện có sự kết nối sâu sắc và đồng cảm từ phía đối tượng mục tiêu.
7.3. Phác Thảo Cốt Truyện
Việc phác thảo cốt truyện giúp bạn tổ chức ý tưởng và nội dung của câu chuyện một cách logic, mạch lạc. Bạn cần xác định rõ nội dung chính và thông điệp muốn truyền tải để câu chuyện đi đúng hướng. Bằng cách này, bạn có thể tạo ra một câu chuyện có cấu trúc rõ ràng và hấp dẫn đến từng chi tiết.
7.4. Đào Sâu Cảm Xúc, Đam Mê, Nỗi Sợ,… Của Khách Hàng
Khai thác những điều sâu xa từ đối tượng mục tiêu là chìa khóa để tạo ra một câu chuyện có sức lan tỏa mạnh mẽ. Bạn cần tìm hiểu và đào sâu vào những cảm xúc, mong muốn, nỗi lo sợ hay niềm đam mê sâu sắc của khách hàng. Điều này cho phép bạn tạo ra những nội dung có sức thuyết phục cao, đồng thời kích thích sự quan tâm và đồng cảm từ phía đối phương.
7.5. Đưa Ra Dẫn Chứng Thực Tế
Việc sử dụng chất liệu từ cuộc sống thực để minh họa cho câu chuyện là cách giúp tăng độ uy tín của nội dung. Bạn có thể sử dụng ví dụ, trải nghiệm cá nhân, hoặc dữ liệu thống kê để làm cho câu chuyện trở nên đáng tin hơn.
7.6. Tạo Ra “Anh Hùng” Cho Câu Chuyện
“Anh hùng” có thể là người đã vượt qua khó khăn, thách thức, hoặc đơn giản là người mang lại niềm vui và giúp đỡ người khác. Việc tạo ra nhân vật mà khách hàng mục tiêu có thể đồng cảm và hâm mộ sẽ tạo ra kết nối sâu sắc giữa khách hàng với câu chuyện của bạn.
>>>>>Xem thêm: Nhân Viên Thu Hồi Nợ: 5 Kỹ Năng Không Thể Thiếu Để Thành Công
8. Các Tips Giúp Storytelling Trở Nên Lôi Cuốn
- Dành thời gian để chuẩn bị: Sự chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp bạn hiểu rõ về đối tượng mục tiêu, đặc điểm thương hiệu và tâm lý của khách hàng.
- Có sự đồng nhất và cá nhân hóa cách kể chuyện: Kể chuyện theo một phong cách nhất quán và cá nhân hóa giúp tạo ra sự liên kết mạnh mẽ với đối tượng khách hàng mục tiêu.
- Tận dụng sức mạnh của multimedia: Sử dụng các nền tảng trực tuyến như Facebook, Youtube, TikTok,… để đa dạng hóa cách kể chuyện và thu hút sự chú ý từ khách hàng.
- Tăng yếu tố cảm xúc cho câu chuyện: Tạo điểm nhấn và cao trào trong câu chuyện để kích thích cảm xúc của người xem, giúp câu chuyện thêm phần ấn tượng và được ghi nhớ lâu dài.
- Tạo ra những rào cản cụ thể: Thêm vào câu chuyện những yếu tố rào cản và thách thức mà nhân vật phải vượt qua để tăng kịch tính.
- Kiểm soát nhịp điệu của câu chuyện: Đảm bảo câu chuyện diễn ra một cách hợp lý và không quá chậm hoặc quá nhanh để người xem có thể tiếp tục theo dõi mà không cảm thấy nhàm chán.
- Thêm yếu tố trực quan vào câu chuyện: Sử dụng hình ảnh, video, đồ họa để làm cho câu chuyện trở nên sinh động và thú vị hơn.
- Không kết thúc câu chuyện với những bài học răn dạy: Thay vì đưa ra bài học răn dạy, hãy gợi ý một cách tinh tế để người xem tự nhận ra ý nghĩa và bài học từ câu chuyện.
9. Ví Dụ Storytelling
Để hiểu rõ Storytelling là gì, Blogvieclam.edu.vn sẽ cùng các bạn khám phá những chiến dịch Storytelling nổi tiếng trên thế giới và tại Việt Nam:
- Dove – Real Beauty Campaign (Chiến dịch Vẻ Đẹp Thực Sự): Dove đã tạo ra một chiến dịch về vẻ đẹp đích thực của phụ nữ, khẳng định rằng mọi người đều đẹp theo cách riêng của họ. Chiến dịch này đã tạo ra sự kết nối mạnh mẽ với người tiêu dùng bằng cách khơi dậy sự tự tin và giá trị cá nhân.
- LEGO – Mỗi dòng sản phẩm là một câu chuyện: LEGO đã thành công trong việc xây dựng hệ thống câu chuyện logic cho mỗi sản phẩm của mình. Bằng cách này, họ không chỉ bán đồ chơi mà còn tạo ra trải nghiệm sáng tạo và giáo dục cho trẻ em.
- Google – Bộ phim The Internship: Google đã sử dụng bộ phim The Internship để quảng bá văn hóa doanh nghiệp và môi trường làm việc sáng tạo của họ. Bộ phim này đã giúp người xem hiểu rõ hơn về Google.
- Biti’s: Biti’s đã sử dụng Storytelling để kể về hành trình của mình và sự kết nối sâu sắc với người tiêu dùng. Những chiến dịch quảng cáo ngắn gọn nhưng cô đọng của Biti’s đã tạo ra ấn tượng mạnh mẽ và gắn bó với người tiêu dùng Việt Nam.
Bằng cách hiểu rõ Storytelling là gì, bạn sẽ biết cách biến việc kể chuyện thành một công cụ mạnh mẽ để tạo ra sức ảnh hưởng, sự kết nối,… từ đó thu hút khách hàng tiềm năng và xây dựng thương hiệu doanh nghiệp lớn mạnh.