Tạo động lực cho bản thân từ áp lực

Trong công việc, chúng ta khó thể nào kiểm soát để mọi việc đều diễn ra như ý. Nhưng phản ứng của bạn với những khó khăn, thử thách như thế nào hoàn toàn có thể do chính bạn tự làm chủ. Bạn sẽ lựa chọn vùi mình trong những xúc cảm tiêu cực hay biến chúng thành nguồn năng lượng tích cực tiến tới thành công? Tạo động lực cho bản thân từ áp lực với những bí quyết mà Blogvieclam.edu.vn sẽ mang đến dưới đây.

Bạn đang đọc: Tạo động lực cho bản thân từ áp lực

Áp lực có thực sự là “hố đen” như bạn nghĩ?

Tìm động lực trong những cảm xúc tiêu cực

Bất kể ai cũng sẽ có những áp lực của riêng mình. Áp lực có ở mọi ngành nghề, công việc, đến từ nhiều phía khác nhau. Một nhân viên công sở gặp áp lực từ sếp, người kinh doanh gặp áp lực từ các đối thủ cạnh tranh khác, hay nhiều người lại gặp áp lực đến từ trong gia đình mình. Khi rơi vào trạng thái áp lực, ta dễ có những cảm xúc tiêu cực như buồn bã, chán nản thậm chí có thể dẫn đến trầm cảm. 

Áp lực có thể khiến ta gục ngã, nhưng nó thực chất là một con dao hai lưỡi. Có thể bạn không biết, những tình huống áp lực lại chính là yếu tố giúp cho thần kinh chúng ta trở nên nhạy bén nhất. Mỗi khi lo lắng về sự thất bại sẽ kích thích cơ thể chúng ta hành động, như một phản ứng tự nhiên. Nhiều người chỉ thực sự bắt tay vào làm việc khi có áp lực đè lên đôi vai của họ. Lại có những người cảm thấy bản thân sẽ hoạt động hiệu quả hơn dưới áp lực. Như vậy, áp lực đôi khi lại tác động đến chúng ta theo hướng tích cực đến công việc. “Thuần phục” được áp lực để tạo động lực cho bản thân không phải dễ dàng, điều này phụ thuộc rất nhiều vào quyết tâm của bạn.

Bí quyết chuyển hóa áp lực thành động lực 

Tự “xốc” lại bản thân

Tìm hiểu thêm: 3 bước quan trọng giúp đăng tuyển dụng hiệu quả – Bước 1 nhiều người bỏ qua

Biến áp lực thành động lực chinh phục mục tiêu

Hãy luôn nhớ rằng, không ai có thể giải quyết được mọi áp lực của bạn một cách triệt để, ngoại trừ bạn. Những áp lực giúp ta một lần nữa nhìn lại và đối diện với bản thân. Bạn cần dành thời gian để “độc thoại” với chính mình, tự đặt cho mình những câu hỏi về nguyên nhân và tìm giải pháp cho tình trạng bạn đang gặp phải. 

Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi và mất cảm hứng với một công việc bất kì trong hiện tại, nghĩ về mục tiêu mà mình đã đặt ra là một cách hữu hiệu để tạo động lực cho bản thân. Khi bạn muốn bỏ cuộc, hãy nghĩ về lí do mình bắt đầu. Khao khát chinh phục mục tiêu sẽ tiếp sức mạnh để bạn vượt qua mọi áp lực. Bạn nên nhắc lại đam mê và khả năng của bản thân: Bạn theo đuổi công việc này vì sao và bạn có những yếu tố cần thiết nào để thành công với vị trí hiện tại? Nắm rõ được hai điều này, bạn sẽ gạt bỏ được áp lực và nỗi lo, mục tiêu trở nên rõ nét hơn trước mắt và bạn hiểu được cần phải làm gì để đạt được nó. 

“Đánh thức” nguồn năng lượng tích cực

Bên trong chúng ta, ai hẳn cũng có một “kho báu” những suy nghĩ và giá trị tích cực. Việc của chúng ta là lôi nó ra ngoài và khai thác triệt để. Tương tự như việc tự hỏi bản thân về áp lực bạn đang gặp phải, hãy nói với chính mình những điều tích cực như: “Tôi có thể làm được”, “Tôi sẽ làm tốt thôi” hay “Tôi sẽ vượt qua thất bại này”. Các “câu thần chú” này có thể tạo động lực cho bản thân bạn nhanh chóng để vượt qua căng thẳng và tiếp tục nỗ lực. 

Không ai đánh thuế cho giấc mơ của bạn, vậy nên một lúc nào đó bạn nên nhắm mắt lại và tưởng tượng về những gì bạn có thể có trong 5, 10 năm nữa. Về đất nước tuyệt đẹp mà bạn muốn đặt chân tới, hay về một văn phòng làm việc sang chảnh ở công ty lớn mà bạn ao ước. Đây là cách để bạn nạp năng lượng và duy trì niềm tin, hy vọng về một kết quả lạc quan trong tương lai.

Nếu bạn tạo ra được cho mình một môi trường làm việc tích cực thì hiệu quả tạo động lực từ áp lực sẽ càng nâng cao. Thêm vào giá sách của mình những cuốn sách truyền cảm hứng, gặp gỡ và giữ mối quan hệ với những người có lối sống tích cực để loại bỏ những điều tiêu cực không đáng có.

? Xem thêm: Làm thế nào để tạo nên nhiều mối quan hệ tích cực trong công việc?

Luôn sẵn sàng cho hành trình tiếp theo

Áp lực thường đến từ sự bất an về kết quả trong tương lai, vậy nên một bí quyết quan trọng để biến áp lực thành động lực là chuẩn bị sẵn sàng cho những gì sẽ diễn ra trong tương lai tới. Bạn cần lập kế hoạch nghề nghiệp để biết được từng bước cần làm từ khi bắt đầu cho đến khi đạt được kết quả. Có được kế hoạch, bạn sẽ có nhiều tinh thần quyết tâm với công việc hơn và dự trù được những rủi ro có thể xảy ra.

Mỗi khi không may thất bại, đừng để cho bản thân bạn buồn bã, u ám quá lâu. Hãy cố gắng lấy lại tinh thần, bình tĩnh phân tích vấn đề và rút ra bài học. Lấy những vấp ngã đó làm hành trang, tạo động lực cho bản thân làm tốt hơn vào những lần sau.

“SAD to ADS”: Công thức biến “cảm xúc tiêu cực” thành “sự nâng cấp”

>>>>>Xem thêm: Nhân viên thu cước là gì? Mô tả công việc nhân viên thu cước viettel

Tạo động lực cho bản thân nâng tầm sự nghiệp

Bà Kanika Tolver, CEO của Career Rehab đã đưa ra một công thức giúp hóa giải áp lực trở thành động lực. Bà diễn giải nỗi buồn do sự cố bất kỳ trong công việc theo từ SAD (buồn) với ba cảm giác: Stress (Căng thẳng), Anxiety (Lo âu) và Depression (Bệnh trầm cảm). Theo bà, bí quyết để thành công tự nâng tầm bản thân trên hành trình sự nghiệp là biến SAD thành ADS – viết tắt của “Advertising” (Quảng cáo). ADS được tạo thành bởi:

  • ACCOMPLISH (A): Chấp nhận âu lo để gặt hái thành tựu cụ thể 
  • DOMINATE (D): Chuyển hóa nỗi buồn thành động lực tiến tới thành công 
  • SUCCESS (S): Đạt được kết quả cuối cùng 

Lời khuyên từ công thức này là hãy chấp nhận và quản lý những cảm xúc tiêu cực của mình để tạo động lực cho bản thân phát triển sự nghiệp.

Kết

“Lửa thử vàng, gian nan thử sức”. Không có thành công nào là không có những khó khăn và áp lực, vượt qua được tất cả, bạn sẽ tỏa sáng trong công việc của mình. Chúc bạn áp dụng được những bí quyết phù hợp để luôn tạo động lực cho bản thân chinh phục ước mơ.

? Xem thêm: Phải làm gì khi thấy mình thiếu động lực?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *