Tháp nhu cầu – Ứng dụng mô hình quản lý nhân sự hiệu quả

Ảnh hưởng của đại dịch cùng xu thế mới đã đem lại sự tác động rất lớn tới nhu cầu tuyển dụng nhân sự. Nó không chỉ là cạnh tranh từ phía các ứng viên mà còn là vấn đề lựa chọn của nhà tuyển dụng nhân sự. Đáng chú ý trong quá trình quản lý, chọn lọc đó thì tháp nhu cầu chính là giải pháp hiệu quả thu hút và giữ chân nhân tài ở lại. 

Bạn đang đọc: Tháp nhu cầu – Ứng dụng mô hình quản lý nhân sự hiệu quả

Tháp nhu cầu Maslow là gì?

Chắc hẳn có rất nhiều bạn đang thắc mắc về tháp nhu cầu Maslow. Tháp nhu cầu Maslow thực chất là một lý thuyết nền tảng vô cùng quan trọng của nhà tâm lý Abraham Maslow. Lý thuyết Maslow được thiết lập dựa theo hình thức phân tầng các bậc kết hợp phát triển, hoàn thiện nội dung đem lại sự thuận lợi cho quá trình tiếp thu và vận dụng thực tế. 

Tháp nhu cầu Maslow là gì?

Đối với góc nhìn của tâm lý học thì Maslow chính là một lý thuyết có giá trị nhất. Vậy nên việc ứng dụng Maslow trong quản lý nhân sự cũng đem lại ý nghĩa đặc biệt. Tháp Maslow chính là công cụ hỗ trợ khai thác, điều chỉnh sử dụng nhân lực linh hoạt hiệu quả. Ngoài ra, tháp Maslow mở rộng còn có thể áp dụng tạo lợi ích cho một vài lĩnh vực tiêu biểu khác. 

  • Tháp nhu cầu Maslow trong giáo dục
  • Tháp nhu cầu Maslow trong du lịch

Cấu trúc và sự thay đổi của tháp nhu cầu

Dựa theo các nhu cầu, lĩnh vực khác nhau mà tháp maslow được phân chia thành các mức tương ứng. Tháp tính từ cấp độ thấp đến cao, yếu tố nào cao hơn sẽ được thỏa mãn còn nếu nhu cầu thấp hơn là đáp ứng. 

Tháp nhu cầu đã xuất hiện rất sớm với 5 mức độ. Tuy nhiên vào những năm 1970, 1990 thì tháp nhu cầu Maslow 8 bậc mới là công cụ hiệu chỉnh phân cấp. Tám bậc của thấp gồm có: 

Cấu trúc và sự thay đổi của tháp nhu cầu

  • Basic needs – nhu cầu cơ bản
  • Safety needs – nhu cầu an toàn
  • Social needs – nhu cầu xã hội
  • Esteem needs – nhu cầu được quý trọng
  • Cognitive needs – nhu cầu nhận thức
  • Aesthetic needs – nhu cầu thẩm mỹ
  • Self-actualizing needs – nhu cầu thể hiện mình
  • Transcendence – nhu cầu sự siêu nghiệm

Các nhà khoa học, học giả, chính trị đã nắm bắt và áp dụng tháp cho rất nhiều đề tài khác nhau nhưng hiệu quả thực sự chưa khả quan. Theo đó dần dần họ đã rút ngắn lại còn 5 tầng tháp nhu cầu của maslow. Nhu cầu liên quan thẩm mỹ và nhận thức được lồng ghép với các nhu cầu khác, còn về siêu nghiệm thì lại ít người vươn tới được. 

Mỗi cá nhân chúng ta sẽ luôn tồn tại các nhu cầu của tháp maslow. Bởi vậy mà khi muốn thay đổi hành vi thì bạn sẽ cần nhắm tới tác động vào nhu cầu cá nhân. 

Sử dụng tháp nhu cầu trong quản lý nhân sự

Tháp nhu cầu Maslow mở rộng chính là một công cụ đắc lực cho các nhà quản lý doanh nghiệp. Bởi khi nắm bắt rõ được tâm lý cá nhân cùng các chuyển biến đi kèm sẽ vạch ra được chiến lược thúc đẩy phù hợp. 

Sau đây sẽ là ví dụ về tháp nhu cầu Maslow cùng các bậc: 

Tìm hiểu thêm: Support Là Gì? 03 Vai Trò Của Support Trong Nghề Nghiệp

Sử dụng tháp nhu cầu trong quản lý nhân sự

Bậc nhu cầu sinh lý

Bất kể nhà quản lý nhân sự nào cũng vậy, họ sẽ luôn cần hiểu rõ được mong muốn của nhân viên đối với công việc thế nào. Mức lương, phúc lợi và chế độ thưởng là điều mà nhân viên thường chú ý nhất khi gắn bó. 

Lương, thưởng chính là yếu tố quyết định khả năng ứng viên liệu có duy trì cuộc sống ổn định hay không? Một khi cuộc sống của họ ổn định thì mới thực sự cống hiến cho công ty hết mình. 

Giải pháp cho nhà tuyển dụng đó là đưa ra các chính sách lương tốt hơn, đãi ngộ hàng tháng, cụ thể về KPI công việc, mở các cuộc thi có thưởng, du lịch hàng năm định kỳ,…

Bậc nhu cầu an toàn 

An toàn tức là việc nhân viên muốn nhận sự bảo vệ nhưng về vấn đề này sẽ chỉ đến trong 1 khoảng thời gian nào đó. Đơn giản hiểu là các khoản chế độ tại hợp đồng lao động với sự rõ ràng, minh bạch. 

Hợp đồng lao động chính là nơi là các nhân sự có thể gửi gắm việc đảm bảo cho bản thân. Kèm theo đó là quyền lợi họ xứng đáng được nhận ứng theo quy định pháp luật. 

Bậc nhu cầu an toàn 

Bậc nhu cầu về xã hội 

Nhu cầu xã hội của tháp Maslow được thể hiện qua vấn đề giao tiếp, mong muốn gắn bó, tình cảm đồng nghiệp. Tuy nhiên nhà quản lý cần làm gì để đáp ứng tốt về nhu cầu xã hội này? Có lẽ mấu chốt cần chú ý là sự tương tác. 

  • Chủ động giúp nhân viên xúc tiến giao lưu giữa các bộ phận.
  • Hãy giúp nhân viên có cơ hội bày tỏ suy nghĩ cá nhân.
  • Tạo môi trường làm việc tương tác gắn kết qua các buổi sinh hoạt.

Bậc nhu cầu tôn trọng 

Trong quá trình làm việc, gắn bó một thời gian dài và đủ lâu thì nhân viên sẽ luôn mong muốn được đóng góp tiếng nói và chia sẻ phát triển. Hay như việc doanh nghiệp đã công nhận năng lực của họ hay chưa? Có sự đề bạt thăng tiến nào đó không? 

Nhân viên luôn mong sự nỗ lực được ghi nhận vây nên nhà quản lý cũng cần nắm bắt: 

  • Chủ động quan tâm hơn xây dựng lộ trình phát triển ứng với khả năng của từng nhân viên. 
  • Đưa ra các chính sách đánh giá cũng như nhận xét dựa theo tiêu chí. 
  • Mở ra các chính sách về khen ngợi đối với các nhân viên có thành tích. 

Bậc nhu cầu thể hiện bản thân

>>>>>Xem thêm: 10 quy tắc trong kinh doanh bán hàng bạn không thể bỏ qua

Bậc nhu cầu thể hiện bản thân

Tất nhiên lương bổng cùng các chính sách đi kèm là quan trọng nhưng tại một thời điểm nào đó đây không phải là cách giúp nhân viên gắn bó lâu dài. Nếu sự nghiệp đã thực sự chín muồi thì điều họ cần lại là niềm vui và thỏa mãn đam mê. 

Vậy đâu sẽ là cách giữ chân họ đáp ứng nhu cầu thể hiện mình? 

  • Đó là việc tạo cơ hội phát triển sáng tạo, phân chia dự án cho nhân viên với sự kèm cặp. 
  • Khuyến khích nhân viên đưa ra đóng góp cho công ty.
  • Tạo nhiều cơ hội bộc lộ tiềm năng, đề cập ý tưởng. 

Tâm lý của nhân sự sẽ luôn là vấn đề thú vị và nhà tuyển dụng cần đánh giá nhiều chiều. Tháp nhu cầu Maslow chính là giải pháp tốt nhất để tìm hiểu và xây dựng chiến lược hỗ trợ doanh nghiệp chinh phục đỉnh cao.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *