GenZ được biết đến như những “người bản địa” trong thế giới kỹ thuật số cùng khả năng học tập cao. Nguồn nhân lực trẻ này luôn là đối tượng được mọi doanh nghiệp săn đón. Để thực sự tạo ra hiệu quả khi sử dụng GenZ, doanh nghiệp nên thấu hiểu họ và lập kế hoạch đào tạo phù hợp.
Bạn đang đọc: Thấu hiểu để đào tạo một GenZ đặc biệt trong và sau đại dịch
Hãy cùng Blogvieclam.edu.vn tìm hiểu những ý tưởng thiết kế lại quy trình đào tạo sao cho phù hợp một GenZ năng động. Những thông tin dưới đây được đề cập trong Hội nghị về thiết lập lại việc làm năm 2021 của Diễn đàn Kinh tế thế giới.
Tại sao cần thay đổi quy trình đào tạo dành cho GenZ?
GenZ được đánh giá là thế hệ trẻ đầy tài năng và tư duy hiện đại. Họ có nhiều tiềm năng tuyệt vời góp phần vào sự phát triển của doanh nghiệp, xã hội. Tuy nhiên thực trạng đại dịch đặt những tài năng trẻ vào nhiều tình huống đầy thách thức:
- GenZ chủ yếu đang là sinh viên hoặc mới ra trường. Giãn cách xã hội khiến họ bị mất đi nhiều cơ hội có kinh nghiệm thực tế.
- GenZ không được giao lưu nhiều với các bậc tiền bối, những người có chuyên môn cao để học tập.
- Quá trình học tập trên trường lớp bị ảnh hưởng dẫn đến những lỗ hổng kiến thức, kỹ năng.
Việc nâng cao kỹ năng cho nguồn lao động GenZ không chỉ là khó khăn thời đại dịch mà còn là vấn đề giữ chân người tài. Bởi lẽ như đã khẳng định, GenZ sở hữu nền móng phát triển tiên tiến từ nhỏ. Giới trẻ đối mặt với hàng loạt sự thay đổi không ngừng của thế giới về chính trị, xã hội và đặc biệt là khoa học kỹ thuật. Chính vì thế, thế hệ này đã sớm sở hữu khả năng thích nghi và học hỏi tuyệt vời. Để tận dụng những tố chất đặc biệt của GenZ, việc đào tạo ngay từ giai đoạn tuyển dụng đầu tiên là thực sự cần thiết.
So với thế hệ trước đây, GenZ đang bộc lộ mình là những ứng viên khác biệt. Chính cái danh xưng “người bản địa trong thế giới kỹ thuật số” đã thể hiện được phần nào chân dung GenZ. Họ có thói quen học tập, sử dụng công nghệ thông tin hoàn toàn khác.
Tìm hiểu thêm: C2C Là Gì? Ứng Dụng Mô Hình C2C Trong Kinh Doanh Như Thế Nào?
Những lời khuyên cho doanh nghiệp khi thay đổi quy trình đào tạo
Doanh nghiệp muốn khai thác tố chất đặc biệt của GenZ sẽ cần thấu hiểu được những người trẻ này. Vậy doanh nghiệp nên thay đổi quy trình đào tạo như thế nào để phù hợp với GenZ?
Thấu hiểu sự khác biệt trong cách GenZ tiếp thu kiến thức
GenZ là những chàng trai cô gái lớn lên với sự ra đời của các thiết bị điện tử hiện đại. Điện thoại, máy tính hay Internet gắn liền với cuộc sống của GenZ. Nhờ đó, họ có khả năng tìm kiếm, tiếp cận thông tin vô cùng mạnh mẽ. GenZ luôn không ngừng tìm kiếm sự kết nối, luôn mong muốn sự tích cực và độc lập. Đây cũng là thế hệ trẻ với khát vọng thể hiện cái tôi lớn.
Thay vì kìm hãm sự phụ thuộc vào thiết bị điện tử, chúng ta nên tạo cho GenZ cơ hội được phát triển cùng công nghệ. Cho phép sử dụng điện thoại, máy tính phù hợp trong quá trình học tập sẽ mang lại nhiều lợi ích và thành công.
Một đặc điểm khác là GenZ được chứng minh có sự chú ý ngắn – khoảng 8 giây so với 12 giây ở GenY. Điều này dẫn đến một sự thay đổi lớn trong việc lập kế hoạch đào tạo đối với GenZ. Doanh nghiệp không nên xây dựng những giáo trình đào tạo dài dòng và phức tạp. Thay vào đó là những nội dung trọng tâm có kết hợp với “case study” trực quan, dễ tiếp cận.
>>>>>Xem thêm: Top 12 trường Đại học Kế toán Hà Nội bạn nên học
Đào tạo đi đôi với thực chiến
Không giống như cách học cũ – chủ yếu là lý thuyết, GenZ khao khát được thực hành nhiều hơn. Phương pháp đào tạo với nhiều lý thuyết, khái niệm sẽ khiến GenZ dễ dàng nhàm chán và thiếu đi động lực. Một khảo sát cho thấy khoảng 51% GenZ học tập hiệu quả hơn nhờ vừa học vừa làm. Và chỉ có 12% GenZ học bằng cách lắng nghe.
Sự khác biệt đòi hỏi chính doanh nghiệp cũng phải thay đổi để giữ chân GenZ đầy tiềm năng này. Những khóa đào tạo nên kết hợp tích cực với công việc thực tế. Doanh nghiệp có thể cân nhắc sử dụng một số hình thức thực hành thú vị như: cuộc thi, xây dựng mô phỏng, thực hành nghiên cứu, giải quyết tình huống,…
Biến mạng xã hội thành công cụ đào tạo
Quy trình đào tạo nhân viên mới cũng giống như “marketing” về doanh nghiệp. Doanh nghiệp nên để GenZ mới vào có cơ hội gia tăng kết nối và được tìm hiểu nhiều hơn về nội bộ hay đồng nghiệp. Mạng xã hội là một công cụ giao tiếp tuyệt vời mà GenZ vô cùng ưa thích. Hãy cho GenZ được học tập từ những cuộc trò chuyện với đồng nghiệp hay với chính sếp của mình.
Nâng cao hiệu quả của đào tạo chéo
Những người trẻ GenZ không chỉ mong muốn hoàn thành công việc, họ đam mê được phát triển, được trải nghiệm. Theo báo cáo Xu hướng nguồn nhân lực toàn cầu năm 2021 của Deloitte, việc thiết kế lại quy trình làm việc cần dựa trên trải nghiệm thực tế của nhân viên. Do đó, doanh nghiệp buộc phải tìm hiểu GenZ tài năng thực sự khao khát điều gì.
Trong những kế hoạch đào tạo hiện tại, việc luân chuyển hay học hỏi chéo giữa các phòng ban sẽ kích thích sự tò mò của GenZ. Bản chất ham học hỏi sẽ giúp GenZ tiếp thu được nhiều kiến thức mới và tăng sức sáng tạo. Đào tạo chéo cũng nuôi dưỡng động lực làm việc và khơi dậy những ý tưởng mới trong GenZ.
Khả năng thăng tiến đem lại ham muốn được cống hiến
Không chỉ ham học hỏi, GenZ còn có đam mê được khẳng định mình rất mạnh mẽ. GenZ làm việc với tham vọng được phát triển, được đứng ở vị trí cao hơn trong tổ chức. Một khi doanh nghiệp cho những kẻ đầy tham vọng thấy được lộ trình thăng tiến hấp dẫn, họ sẽ có ham muốn cống hiến không ngừng.
Kết
GenZ đang trở thành nguồn nhân lực đông đảo nhất và đầy tiềm năng. Năng cao kiến thức, kỹ năng ngay từ những ngày đầu cho GenZ là vô cùng cần thiết. Hãy luôn tạo cho GenZ không gian được học tập, sáng tạo và trải nghiệm thực tế. Vì một GenZ khác biệt và sẽ luôn tạo ra nhiều ý tưởng tuyệt vời một cách bất ngờ.