Mới đây, Blogvieclam.edu.vn đã kết hợp cùng Mytour cho ra mắt báo cáo thị trường tuyển dụng ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn hậu COVID-19. Theo báo cáo, 49,5% doanh nghiệp (DN) bị ảnh hưởng và phải thu nhỏ quy mô hoạt động; 35,5% người lao động (NLĐ) ngành này rơi vào tình trạng thất nghiệp khi đại dịch COVID-19 xảy ra. Song, khác với dự đoán của nhiều chuyên gia, hầu hết các doanh nghiệp cũng như người lao động ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn đều có ý định sẽ quay trở lại sau khi đại dịch được kiểm soát.
Bạn đang đọc: Thị trường tuyển dụng ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn hậu COVID-19
Tác động của dịch COVID-19 với NLĐ và DN ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn
Làn sóng COVID-19 diễn ra suốt hơn 2 năm qua đã gây ảnh hưởng vô cùng lớn đến người lao động và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn.
Đối với NLĐ
Theo khảo sát từ Blogvieclam.edu.vn kết hợp với Mytour, trong 523 người lao động tham gia, có tới 35,5% người rơi vào tình trạng thất nghiệp và chỉ có 2,8% người không bị ảnh hưởng bởi tình trạng COVID-19. Một lượng không nhỏ lao động ngành này đã lựa chọn chuyển hẳn sang nghề khác trái ngành hoặc làm công việc tạm thời để đảm bảo thu nhập (tỷ lệ lần lượt là 18,4% và 19,5%).
Có những thời điểm ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn gần như đóng băng mọi hoạt động, chỉ có khoảng 21,4% người lao động tiếp tục được làm việc. Đồng thời, mức thu nhập của họ cũng đã bị ảnh hưởng khá nhiều.
Đối với DN
Về phía doanh nghiệp, 49,5% đơn vị ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn phải thu nhỏ quy mô, hoạt động một cách cầm chừng; 33,2% doanh nghiệp đóng cửa tạm thời & sẵn sàng mở lại khi có thể; 11,4% doanh nghiệp đóng cửa hoàn toàn. Các doanh nghiệp không chịu ảnh hưởng nhiều chỉ chiếm 5,4%, chủ yếu tập trung vào các đơn vị kinh doanh dịch vụ lữ hành với quy mô lớn.
NLĐ, DN ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn đã sẵn sàng quay trở lại?
Bước sang năm 2022, tình hình dịch bệnh COVID-19 đã phần nào được kiểm soát. Theo nhận định của một số chuyên gia, ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn đang có nhiều khởi sắc, sẵn sàng “hồi sinh” và trở lại hoạt động “bình thường mới”. Vậy kế hoạch trong tương lai của doanh nghiệp và người lao động trong ngành này như thế nào?
91,3% NLĐ cân nhắc quay trở lại làm việc sau dịch
Kết quả khảo sát của Blogvieclam.edu.vn cho thấy, hầu hết người lao động đều có ý định sẽ quay trở lại (91,3%), tuy nhiên trong đó vẫn có 16,5% người đang chần chừ, do dự vì những lo ngại liên quan đến dịch bệnh.
Trong khoảng thời gian các hoạt động ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn tạm dừng, có 19,5% người lao động lựa chọn làm việc trái ngành. Thế nhưng chỉ có 6,8% người cho biết đã quen với công việc mới và không có ý định quay trở lại. Thực tế, càng có ít kinh nghiệm, người lao động sẽ càng tỏ ra băn khoăn “liệu có nên tiếp tục với ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn hậu COVID-19 hay không?”.
Tìm hiểu thêm: Backdrop là gì? Những đặc trưng cơ bản của backdrop
Sự trở lại “đường đua” của các DN hậu COVID-19
65,2% doanh nghiệp trong lĩnh vực Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn đã hoạt động trở lại, bước đầu chuyển hướng sang khai thác, phát triển dịch vụ nội địa. 21,2% doanh nghiệp có kế hoạch sẽ phục hồi trong 1 – 2 tháng tới, khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn. Các doanh nghiệp còn lại đang hoạt động cầm chừng và chưa có kế hoạch cụ thể bởi vẫn lo ngại về ảnh hưởng của COVID-19.
Khó khăn của NLĐ và DN ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn hậu COVID-19
Tình hình COVID-19 dù vẫn chưa chấm dứt hoàn toàn, song bước sang đầu năm 2022, ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn Việt Nam có nhiều khởi sắc, lượng khách du lịch bắt đầu gia tăng.
Với tín hiệu tích cực này, ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn được kỳ vọng sẽ sớm sôi động trở lại. Theo đó, nhu cầu bổ sung nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp trong ngành cũng tăng cao. Một cuộc “đại tuyển dụng” quy mô lớn trên toàn quốc diễn ra khi hàng loạt các đơn vị trong ngành này ráo riết tìm kiếm lao động. Tuy nhiên, một nghịch lý diễn ra với ngành này hậu COVID-19 đó là “cung không cập cầu”, nhà tuyển dụng khó kiếm nhân viên, trong khi nhiều lao động vẫn thất nghiệp.
Theo kết quả khảo sát từ Blogvieclam.edu.vn, hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn cho biết, họ gặp khá nhiều khó khăn trong việc tuyển dụng nhân sự hậu COVID-19. 22,3% doanh nghiệp không không đảm bảo số lượng người lao động cho các vị trí. Nhưng nhìn trên góc độ của người lao động, 24,2% người tham gia khảo sát cho biết nhu cầu tuyển dụng không cao.
Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Một số doanh nghiệp đang hoạt động cầm chừng, chưa tuyển dụng rộng rãi vì vẫn còn lo ngại về ảnh hưởng của dịch COVID-19. Nhiều đơn vị muốn tuyển người có kinh nghiệm (52,2% doanh nghiệp không tuyển được nhân sự có chuyên môn),… Thế nhưng, càng có kinh nghiệm người lao động càng băn khoăn về chế độ đãi ngộ sau dịch. Trong khi chỉ có 14,9% người lao động 5 năm kinh nghiệm lần lượt là 27%, 32,3% và 24,8%.
Giải pháp cho vấn đề “cung không cập cầu”
Để có thể khắc phục được các vấn đề khó khăn trong tuyển dụng và tìm việc làm ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn hậu COVID-19, cả phía doanh nghiệp, người lao động hay Chính phủ đều cần có những thay đổi nhất định:
- Chính phủ cần tránh đưa ra các chính sách mở cửa du lịch không rõ ràng để người lao động, doanh nghiệp không bị hoang mang, lo lắng.
- Doanh nghiệp trong ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn cần đưa ra các cam kết cụ thể về chế độ phúc lợi, nhằm tạo niềm tin cho người lao động có kinh nghiệm. Đặc biệt, các đơn vị nên tuyển dụng sớm, ổn định hoạt động để bứt phá khi du lịch mở cửa hoàn toàn.
- Người lao động cần cố gắng trau dồi, phát triển thêm các kỹ năng, kiến thức để đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng từ các doanh nghiệp ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn.
- Các đơn vị tuyển dụng tiếp tục hỗ trợ kết nối người lao động và doanh nghiệp trong lĩnh vực Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn.
>>>>>Xem thêm: Nhân Viên Telesales Là Gì? 5 Công Việc Telesale Hot Nhất Hiện Nay
Giải pháp cho vấn đề “cung không cập cầu”
Khó khăn đối với ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn vẫn còn chồng chất. Tuy nhiên, sự nỗ lực thích ứng trong thời gian gần đây của Việt Nam là những tín hiệu lạc quan, được kỳ vọng sẽ góp phần làm “tan băng” các hoạt động trong ngành, mở ra cơ hội mới dành cho người lao động cũng như doanh nghiệp trong tương lai. Để tham khảo bản đầy đủ, mời các bạn click ngay báo cáo dưới đây!
TẢI BÁO CÁO ĐẦY ĐỦ