Thương thuyết là gì? Cách thương thuyết thành công

Thương thuyết là một trong những kỹ năng cần có đối với mỗi người. Nó giúp chúng ta hoàn thành và đạt được những mục tiêu đặt ra. Vậy bạn có biết thương thuyết là gì không? Hãy cùng Blogvieclam.edu.vn tìm hiểu ở bài viết sau.

Bạn đang đọc: Thương thuyết là gì? Cách thương thuyết thành công

Thương thuyết là gì?

Thương thuyết được biết đến là một kỹ năng đặc biệt. Vì nó tổng hợp cả khả năng đàm phán, thương lượng, đọc vị, phân tích hành vi đối phương và đưa ra kết quả cuối cùng. Thương thuyết cũng được cho là nghệ thuật giao tiếp đỉnh cao. Nó còn đặc biệt quan trọng với người lãnh đạo và người kinh doanh. 

Thương thuyết là gì?

Thương thuyết là kỹ năng khó, không phải ai cũng có và thực hiện thành thục được. Tuy nhiên nó không được xếp vào khả năng thiên bẩm, chính vì thế mà bạn hoàn toàn có thể học, trau dồi thêm hàng ngày.

Người thương thuyết là gì? Đây là người vận dụng mọi kỹ năng liên quan đến thương thuyết để giải quyết vấn đề. Họ còn được cho là “bậc thầy” trong vấn đề thuyết phục, hoá giải mâu thuẫn.

Vai trò của thương thuyết

Thương thuyết có một vai trò rất quan trọng, nó giúp bạn đạt được mục tiêu công việc một cách tối đa nhất.

Thương trường thường được ví như chiến trường. Mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp ngày càng gia tăng. Làm một người lãnh đạo sẽ thường xuyên phải tham gia vào các cuộc họp, đàm phán với đối tác. Họ sử dụng thương thuyết để giải quyết xung đột, làm vừa lòng đôi bên mà vẫn có lợi ích cho mình. Lúc này vai trò của người thương thuyết sẽ thể hiện rõ nhất.

Bên cạnh đó, việc thương thuyết giỏi còn giúp cho bạn có thiện cảm, xây dựng lòng tin của mình với mọi người xung quanh.

Vai trò của thương thuyết

Cách thương thuyết thành công

Xây dựng lòng tin với đối phương

Để có được thành công khi thương thuyết bạn phải xây dựng cho bản thân một bức tường kiên cố về uy tín. Vì khi giao tiếp với những người tin tưởng mình sẽ dễ dàng hơn với một người xa lạ, họ sẽ có hoài nghi về lời nói, hành động của mình.

Để làm được điều đó, bạn cần tìm điểm tương đồng của mình với đối phương. Ngoài ra, trong quá trình giao tiếp mọi lời nói phải có căn cứ được xác minh rõ ràng. Đối với những người có kiến thức sâu rộng ở mọi lĩnh vực sẽ dễ cung cấp thông tin hơn khi đối phương đặt câu hỏi. Đây chính là lợi thế của họ khi xây dựng lòng tin.

Duy trì mục tiêu thương thuyết

Trong quá trình thương thuyết bạn luôn luôn phải thể hiện được rõ mục tiêu của mình, đến khi nhận kết quả thì bạn mới thực sự thỏa mãn về điều đó. Nếu bạn không xây dựng mục tiêu từ trước mà chỉ vội vàng lao vào cuộc đàm phán thì sẽ rất dễ hoang mang, gặp nhiều vấn đề, thậm chí là xung đột đôi bên. Chính vì thế, kỹ năng thương thuyết thành công là ghi nhớ và duy trì mục tiêu từ đầu đến cuối.

Thế nhưng điều này cũng phải tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể để có chiến lược phù hợp. Bạn cần phải phân tích vấn đề từ nhiều hướng để đưa ra mục tiêu sát thực.

Tìm hiểu thêm: [Bật mí] Kinh nghiệm phỏng vấn tại các công ty đa quốc gia

Cách thương thuyết thành công

Quan tâm đến lợi ích của đối phương

Thương thuyết là kỹ năng giúp chúng ta chinh phục mọi đàm phán, đem về lợi ích. Thế nhưng Win – Win (Đôi bên cùng có thắng lợi) mới chính là cái đích cuối cùng mà nhà kinh doanh hướng đến sau một cuộc thương thảo.

Để thực hiện được mong muốn đó, bạn phải nắm rõ lợi ích mà đối phương mong muốn là gì để đưa ra phương án thích hợp. Chính về thế mà hãy lắng nghe đối phương thật nhiều, hãy đặt mình vào vị trí của họ để hiểu rõ.

Nắm chắc nội dung công việc trước chi chuyển sang chủ đề khác

Kinh nghiệm của người thành công chia sẻ về cách thương thuyết, đó là bạn phải nắm chắc nội dung công việc, làm chủ được buổi thương thảo. Đặc biệt, bạn còn phải hướng được đối phương đi theo cái đích mà bạn đã đặt ra từ trước. Chỉ có như vậy bạn mới khiến cho người đối diện lung lay về sự kiên quyết của họ và có thể làm nội dung đàm phán thống nhất.

Cách tốt nhất để rèn luyện kỹ năng này đó là ghi chú lại vấn đề quan trọng, tóm tắt công việc trước khi nói sang một chủ đề mới.

Tạo tính khẩn cấp, khan hiếm rồi dùng đòn bẩy thuyết phục

Bên cạnh việc vận dụng tốt kỹ năng thương thuyết, bạn còn phải biết cách đánh vào tâm lý khách hàng, đối tác bằng việc tăng tính quan trọng, khẩn cấp của vấn đề. Cuối cùng, nghệ thuật đòn bẩy thuyết phục sẽ giúp bạn chinh phục đối phương.

>>>>>Xem thêm: Chứng chỉ CPA là gì? Địa điểm học & những thông tin cần biết về chứng chỉ CPA

Tạo tính khẩn cấp, khan hiếm rồi dùng đòn bẩy thuyết phục

Là một người thương thuyết giỏi bạn phải biết lựa chọn thời điểm để tung chiêu chứ không phải trường hợp nào cũng sử dụng kỹ năng này.

Thương thuyết là gì? Chắc chắn với nội dung bài viết trên đây bạn đã có câu trả lời cho mình. Có thể nhận thấy nó là một trong những kỹ năng quan trọng giúp bạn có được thành công. Rất mong rằng chia sẻ của Blogvieclam.edu.vn sẽ giúp bạn nắm được các bước của quá trình thương thuyết.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *