Nhiều người thường cho rằng khi xin việc, chỉ năng lực thôi là đủ để đánh bại tất cả các đối thủ. Tuy nhiên, trên thực tế, nhà tuyển dụng thường đánh giá ứng viên qua cả thái độ và năng lực. Nếu bạn chưa biết các công ty đánh giá thái độ ứng viên thông qua yếu tố nào thì hãy theo dõi trọn vẹn bài viết dưới đây nhé. Chúng tôi sẽ đem đến top 5 câu hỏi phỏng vấn về thái độ thường gặp để bạn có sự chuẩn bị tốt nhất cho các kỳ phỏng vấn nhé.
Bạn đang đọc: Tổng hợp 5 câu hỏi phỏng vấn về thái độ thường gặp
Nếu bạn trúng tuyển ở hai công ty cùng một lúc, bạn sẽ lựa chọn công ty nào?
Trên thực tế, đây không chỉ là câu hỏi phỏng vấn về thái độ thường gặp mà còn là căn cứ để nhà tuyển dụng đánh giá sự nhanh nhạy cũng như kỹ năng xử lý tình huống của bạn. Theo đó, với câu hỏi về thái độ này, bạn không thể đưa ra câu trả lời là: “Em chọn Công ty A vì mức lương cao hơn” hay “Em chọn công ty B vì công việc đơn giản hơn nên không bị áp lực”.
Đó chỉ là một ví dụ nhỏ của chúng tôi để bạn thấy rằng việc đưa ra câu trả lời ngay với các câu hỏi thái độ là điều hoàn toàn không nên. Thay vì trực tiếp đề cập đến câu trả lời, bạn có thể xin thêm các dữ kiện cụ thể về cả hai công ty này hoặc trả lời chung chung rằng bản thân đánh giá một công việc dựa trên nhiều yếu tố như công việc, khả năng phát triển, môi trường làm việc, định hướng phát triển, mức lương,… nên công ty nào đáp ứng đủ sẽ là lựa chọn phù hợp.
Bạn sẽ làm như thế nào khi hết giờ làm nhưng nhân viên cũ vẫn không ra về?
Đây cũng là một trong những câu hỏi phỏng vấn về thái độ ứng xử trong tổ chức bạn có thể gặp khi tham gia phỏng vấn xin việc. Mới nghe qua, chúng ta có thể nghĩ đây là câu hỏi khó để trả lời ấn tượng. Tuy nhiên, sự thật lại hoàn toàn ngược lại.
Theo đó, nếu bạn tỏ rõ thái độ sợ sệt hoặc muốn nương theo thời gian của đồng nghiệp thì thực sự nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ không đánh giá cao bạn một chút nào bởi ra về khi hết giờ là chuyện vô cùng bình thường.
Vì vậy, để đưa ra câu trả lời phù hợp nhất, hãy trả lời rằng trước tiên, bạn muốn tìm hiểu lý do họ về muộn. Nói như vậy bởi có rất nhiều nguyên nhân khiến một nhân viên tán làm muộn hơn giờ quy định. Đó có thể do chậm deadline, công việc giao đột xuất, hoặc đôi khi chỉ là đợi bớt tắc đường, tâm sự nốt câu chuyện đang dang dở cùng đồng nghiệp. Do đó, việc cố nán lại trong trường hợp này là hoàn toàn vô nghĩa.
Để có cách giải quyết tốt nhất, bạn cần biết mấu chốt của vấn đề để tháo gỡ sao cho hợp lý.
Bạn thích làm việc một mình hay theo nhóm?
Tìm hiểu thêm: Biểu đồ Gantt là gì? Cách vẽ sơ đồ Gantt trong lập kế hoạch
Có thể nói, đây là câu hỏi chúng ta có thể bắt gặp trong mọi cuộc phỏng vấn xin việc tại các công ty lớn nhỏ khác nhau. Một câu hỏi tưởng chừng như đơn giản nhưng lại tương đối đánh đố, đặc biệt là đối với những ai vội vàng đưa ra câu trả lời ngay. Theo đó, khi nhận được các câu hỏi tương tự, bạn cần lưu ý không đưa ra câu trả lời ngay là thích làm việc một mình hay theo nhóm. Nói như vậy bởi đây là hai kỹ năng cần thiết ngang nhau trong công việc nên chúng ta không có quyền lựa chọn cái nào thích nhiều, cái nào thích ít.
Vì vậy, bạn có thể đưa ra những câu hỏi khéo léo hơn như: “Em sẽ không lựa chọn riêng hình thức làm việc nào bởi cả hai đều đem đến cho bản thân em những kỹ năng và kinh nghiệm. Không những vậy, chỉ khi kết hợp nhuần nhuyễn hai hình thức làm việc này thì kết quả công việc mới tốt nhất được. Mà khi làm việc, nguyên tắc của em là ưu tiên công việc hàng đầu chứ không phải sở thích cá nhân”.
Bạn có chấp nhận nói dối khi được yêu cầu không?
Riêng với câu hỏi phỏng vấn về thái độ làm việc này, chúng ta không cần lựa chọn cách khéo léo. Theo đó, hãy đưa ra câu trả lời thẳng thắn nhất rằng bạn sẽ không làm theo. Đây là môi trường làm việc, bạn được trả lương để hoàn thành nhiệm vụ chứ không phải để thực hiện yêu cầu hay mục đích riêng của bất kỳ ai cả. Không những vậy, việc nói dối tưởng chừng như vô hại ấy đôi khi còn có thể gây tổn thương, ảnh hưởng mối quan hệ đồng nghiệp trong công ty.
Điều gì ở đồng nghiệp có thể làm bạn khó chịu?
>>>>>Xem thêm: Phân tích Marketing plan của Coca – Cola
“Điều gì ở đồng nghiệp có thể làm bạn khó chịu?” cũng là một trong những câu hỏi về thái độ làm việc bạn dễ gặp ở các cuộc phỏng vấn xin việc. Với câu hỏi này, việc chăm chăm kể ra những khuyết điểm của họ khiến bạn không hài lòng là một lựa chọn sai lầm. Theo đó, hãy trả lời rằng bạn làm việc dựa vào những ưu thế của họ chứ không phải những điều khó chịu. Tuy nhiên, nếu điều đó làm ảnh hưởng đến công việc thì bạn sẽ nhắc nhở nhẹ nhàng thay vì để bụng khó chịu hoặc nói xấu với người khác.
Hy vọng các thông tin chia sẻ xoay quanh các câu hỏi phỏng vấn về thái độ thường gặp có thể hữu ích với bạn. Đừng quên chia sẻ bài viết cũng như theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ các thông tin bổ ích tiếp theo.