Tổng hợp các kỹ năng cần có của người phỏng vấn tuyển dụng

Bài viết dưới đây của Blogvieclam.edu.vn sẽ giúp bạn tổng hợp các kỹ năng cần có của người phỏng vấn tuyển dụng. Việc vận dụng tốt kỹ năng sẽ giúp bạn đánh giá chính xác ứng viên, đưa ra quyết định đúng đắn nhất.

Bạn đang đọc: Tổng hợp các kỹ năng cần có của người phỏng vấn tuyển dụng

Liệt kê toàn bộ yêu cầu trong mô tả công việc với vị trí đó

Hầu hết các doanh nghiệp đều muốn tuyển dụng đúng người, đúng việc để đem lại hiệu quả tốt nhất. Muốn làm được điều đó, trước tiên phải xây dựng mô tả công việc chính xác, chi tiết. Yêu cầu không nên xuất hiện trong JD đó là “có kỹ năng sử dụng phần mềm tin học”, “giao tiếp tốt”,… vì nó khá chung chung. Bạn nên tập trung với vào JD cụ thể, giúp ứng viên nắm được “nếu có đủ kỹ năng đó thì họ sẽ hoàn thành công việc được giao”.

Liệt kê toàn bộ yêu cầu trong mô tả công việc với vị trí đó

Ví dụ: Với vị trí nhân viên content, nên đưa ra các yêu cầu, phẩm chất như:

  • Có kỹ năng xây dựng dàn ý, triển khai nội dung cụ thể.
  • Tích cực đóng góp phát triển chiến lược xây dựng nội dung.
  • Sử dụng thành thạo phần mềm sửa ảnh như: Photoshop, canva,… (ở một số tính năng như: Chèn chữ, sửa ảnh, dựng bố cục, chèn logo,…)

Nhìn chung, ở một người phỏng vấn tuyển dụng, bạn cần phải có kỹ năng xây dựng cũng như liệt kê đầy đủ yêu cầu trong mô tả công việc. Như vậy sẽ giúp ứng viên nắm được ngay từ đầu.

Biết sử dụng JD để đặt câu hỏi dành cho ứng viên

Như đã nói trong phần trên, mục đích của tuyển dụng là tìm nhân lực phù hợp, đáp ứng được các yêu cầu mà doanh nghiệp đưa ra. Vì thế mà các ứng viên tham gia phần nào phải có kỹ năng, phẩm chất có trong JD.

Ví dụ nhiệm vụ của nhà phỏng vấn tuyển dụng là tìm chuyên viên pháp lý. Đương nhiên ứng viên đó phải đáp ứng các kỹ năng như: Hiểu luật doanh nghiệp, thương mại, có khả năng tư vấn luật, có khả năng soạn thảo hợp đồng, đưa ra lời khuyên cho doanh nghiệp, có kỹ năng tranh tục, có khả năng làm việc độc lập.

Chính vì thế, mọi câu hỏi mà nhà phỏng vấn tuyển dụng đặt ra phải bám chặt vào yêu cầu liệt kê trong JD để tìm ra người phù hợp. Kỹ năng này giúp nhà tuyển dụng đi nhanh, đi sâu, đi trực tiếp vào khả năng của ứng viên, từ đó có thể đưa ra nhận xét, đánh giá khách quan nhất.

Viết câu hỏi dành cho ứng viên ra giấy

Bạn đang nghĩ rằng bạn có thể nhớ hết công việc, câu hỏi đặt ra cho ứng viên trong buổi phỏng vấn thì liệu bạn có đang quá tự tin? Trên thực tế, ngay cả nhà tuyển dụng chuyên nghiệp, có kinh nghiệm lâu năm cũng phải chuẩn bị câu hỏi ra giấy trước vì trong buổi phỏng vấn sẽ có nhiều yếu tố bất ngờ khiến họ khó kiểm soát.

Tìm hiểu thêm: Tha Thứ Là Gì? Học Cách Tha Thứ Để Cuộc Sống Hạnh Phúc Hơn

Viết câu hỏi dành cho ứng viên ra giấy

Nếu không viết các câu hỏi ra giấy trước sẽ rất có thể cuộc phỏng vấn đi xa hơn so với dự tính ban đầu. Bởi lẽ, câu hỏi đặt ra chưa đạt mục tiêu mà cuộc trao đổi hướng đến. Bạn sẽ không biết mình đã đi đến đâu và nên đi tiếp như thế nào? Bên cạnh đó, đôi khi câu trả lời của ứng viên sẽ khiến bạn chệch nhịp với kế hoạch.

Cách hiệu quả nhất để ngăn điều này đó là viết sẵn câu hỏi ra giấy. Đảm bảo rằng mọi ngẫu hứng đều có thể quay trở về đúng quỹ đạo ban đầu.

Không quên ghi chú trong suốt quá trình diễn ra phỏng vấn

Ghi chú là một yêu cầu đối với người phỏng vấn cần phải có, nhất là khi có lượng lớn ứng viên tham gia. Bạn có thể nhớ thế mạnh, hạn chế của người A, người B, nhưng nếu con số lên đến hàng chục người thì nó không còn đơn giản nữa.

Lời khuyên của Blogvieclam.edu.vn dành cho người phỏng vấn đó là note lại những điểm nổi bật, điểm cần lưu ý của ứng viên khi đang diễn ra phỏng vấn hoặc ngay sau khi kết thúc cuộc trao đổi. Điều này sẽ giúp bạn có thêm căn cứ để xét duyệt ứng viên đạt yêu cầu.

Đặt câu hỏi cụ thể liên quan đến số liệu ứng viên cung cấp

Có không ít ứng viên để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng họ thường phóng đại về kết quả, thành tựu đạt được. Để không rơi vào bẫy của họ, bạn cần phải có kỹ năng đặt câu hỏi cụ thể, đi trực diện vào những con số, kết quả đó.

Ví dụ: Khi hỏi về doanh số cao nhất trong năm vừa qua, bạn nên hỏi cụ thể hơn như: Bán được bao nhiêu sản phẩm? Bán cho bao nhiêu khách hàng? Thời gian bán chạy nhất là khi nào? Bán về sản phẩm gì?,…

>>>>>Xem thêm: Chief Financial Officer Là Gì? So Sánh CFO, CEO, CPO, CHRO, CCO, CMO

Đặt câu hỏi cụ thể liên quan đến số liệu ứng viên cung cấp

Tiếp theo, để kiểm tra độ xác thực của câu trả lời, bạn hãy đề cập đến con số này một lần nữa trong câu hỏi. Vì nếu đó không phải sự thật ứng viên sẽ dễ dàng quên đi mình đã đề cập đến con số nào trước đó.

Đề cập đến vấn đề lương thưởng với ứng viên

Là một nhà phỏng vấn tuyển dụng bạn cần biết vấn đề lương thưởng luôn nhận được nhiều quan tâm từ ứng viên. Đặc biệt đây còn là vấn đề khá nhạy cảm trong cuộc phỏng vấn. Nếu như bạn đặt mức lương mập mờ, không rõ ràng thì hệ lụy về sau rất phức tạp.

Vì thế, trong buổi phỏng vấn, dù muốn dù không thì bạn vẫn nên nói rõ về mức lương, thưởng để ứng viên suy nghĩ với lời đề nghị.

Hiện nay, những người tham gia phỏng vấn tuyển dụng bao gồm: Quản lý tuyển dụng, giám đốc nhân sự, trưởng phòng, quản lý dự án,… Cho dù là ai thì cũng cần phải trang bị cho mình kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng tốt.

Một nhà tuyển dụng cần nhiều kỹ năng khác nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tìm kiếm nhân lực dồi dào cho công ty. Qua bài viết này, Blogvieclam.edu.vn mong rằng bạn đã nắm được kỹ năng cần có của người phỏng vấn tuyển dụng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *