TVC là gì? 8 yếu tố ảnh hưởng đến thành công của TVC quảng cáo

TVC đang được xem là một vũ khí lợi hại giúp các doanh nghiệp trong mọi chiến lược Marketing của mình. Vậy bạn có biết TVC là gì? Yếu tố ảnh hưởng đến thành công của TVC quảng cáo là gì? Cùng JobsGo tìm hiểu ở bài viết này nhé.

Bạn đang đọc: TVC là gì? 8 yếu tố ảnh hưởng đến thành công của TVC quảng cáo

1. TVC là gì? TVC có từ khi nào?

TVC là gì? TVC là tên viết tắt của cụm từ Television Video Commercials hay Television Advertisement. Đây là loại hình quảng cáo sử dụng hình ảnh với mục đích giới thiệu sản phẩm thương mại của doanh nghiệp. TVC quảng cáo thường được phát trên truyền hình, các nền tảng xã hội khác. Nó được phát xen kẽ vào một chương trình chính của nhà đài.

Loại hình quảng cáo này được sử dụng nhiều bởi nó có sự lan tỏa rộng rãi, tạo được ấn tượng và thu hút người xem. Đặc biệt nó còn không bị ràng buộc bởi không gian, thời gian.

Ngoài ra, một TVC có thể là câu chuyện về người nào đó (thường là người có ảnh hưởng trong xã hội, được công chúng quan tâm đến) hoặc là trải nghiệm về sản phẩm, dịch vụ,… Nhìn chung, nội dung của TVC tương đối đa dạng, thể hiện ở mọi khía cạnh khác nhau.

TVC là gì? TVC có từ khi nào?

TVC quảng cáo xuất hiện lần đầu tiên vào ngày 1/7/1941 tại New York, trên kênh 4 của Đài truyền hình NBC. Nội dung của TVC xoay quanh việc giới thiệu dòng sản phẩm đồng hồ Bulova.

Khu vực châu Á ghi nhận TVC quảng cáo đầu tiên xuất hiện là vào ngày 28/8/1953 ở Nhật Bản. TVC quảng cáo chiếu trên kênh truyền hình Nippon TV và cũng giới thiệu về một loại đồng hồ (hiện tại loại đồng hồ này là thương hiệu đồng hồ Seiko nổi tiếng).

2. Tầm quan trọng của VTC quảng cáo

TVC quảng cáo đóng vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp, cụ thể là:

  • Giúp doanh nghiệp quảng bá các sản phẩm tới khách hàng, từ đó kích thích hành vi mua của họ.
  • Giúp doanh nghiệp lan tỏa hình ảnh thương hiệu rộng rãi trong tâm trí khách hàng.
  • Giúp doanh nghiệp tạo ra thị trường tiềm năng rộng lớn thông qua các thông điệp quảng cáo truyền tải.

3. Các loại TVC quảng cáo thông dụng

Hiện nay, có các loại TVC quảng cáo thông dụng sau đây:

3.1. TVC Ads

TVC Ads là một hình thức quảng cáo trên tivi, nó được phát ở các khung giờ khác nhau trong ngày. Chi phí cho loại hình này vô cùng cao, vì thế mà chỉ có doanh nghiệp lớn mới áp dụng.

Khác với các loại hình quảng cáo online, TVC Ads bị kiểm duyệt chặt chẽ về nội dung và thời lượng phát sóng. Điều này là để đảm bảo không gây ảnh hưởng xấu đến khán giả nhà đài. Để áp dụng TVC Ads thành công đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược Marketing cụ thể, hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, họ còn phải để quảng cáo chạy với tần suất thường xuyên, giúp khán giả ghi nhớ tốt hơn.

3.2. TVC online

Các loại TVC quảng cáo thông dụng

TVC online chính là các video, phim xuất hiện ở các website, trang mạng xã hội. Với loại hình này sẽ không bị giới hạn thời lượng, chi phí cũng thấp hơn nhiều so với TVC Ads. Với quảng cáo online, doanh nghiệp còn có thể lựa chọn được nhóm đối tượng mà mình mong muốn truyền tải thông điệp đến họ. Đây là cách rất hiệu quả mà nhiều công ty đã áp dụng trong giới thiệu sản phẩm.

3.3. TVC tuyển dụng

Quảng cáo tuyển dụng sẽ là những video chứa nội dung giới thiệu doanh nghiệp, những lợi ích khi làm tại môi trường đó. Mục đích của TVC này chính là thu hút ứng viên tham gia ứng tuyển, giúp công ty chọn nhân tài tiềm năng.

3.4. TVC truyền thông nội bộ

Loại hình quảng cáo này giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp, làm nổi bật giá trị của họ với nhân viên. Thông thường TVC truyền thông nội bộ là bài phát biểu, chia sẻ của lãnh đạo, nhân viên để tăng độ uy tín, lòng tin từ mọi người.

3.5. TVC 3D

Quảng cáo 3D sẽ giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp một cách hiệu quả nhất. Bởi nó thu hút người xem bằng hình ảnh, thước phim sống động, chân thực và đẹp mắt. Nội dung của quảng cáo này thường là đánh giá của khách hàng hay giới thiệu phim ảnh.

4. Cấu trúc của TVC quảng cáo

Tìm hiểu thêm: Binomo hay Binary Option – Giao dịch nhị phân hoàn toàn là đánh bạc!

Cấu trúc của VTC quảng cáo

Một TVC quảng cáo thông thường có thời gian khoảng 10-30 giây, thế nhưng cũng có một số TVC có thời lượng 60 giây. Thời gian dài ngắn sẽ phụ thuộc vào thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải.

TVC quảng cáo cũng gần giống với sản xuất phim. Nó phải trải qua các khâu như: Tiền kỳ, sản xuất, hậu kỳ, phát hành. Nhưng so với phim thì TVC lại tốn ít công sức, thời gian, chi phí hơn.

5. Quy trình sản xuất TVC quảng cáo

Để một quảng cáo hiệu quả, độ phủ sóng lớn thì người thực hiện sẽ phải trải qua các bước như sau:

5.1 Khảo sát và thu thập dữ liệu khách hàng (Client)

Mỗi TVC được sản xuất đều hướng tới những đối tượng khác nhau và phục vụ mục đích khác nhau. Chính vì thế, để tạo nên những sản phẩm TVC truyền đạt đủ nội dung như mong muốn, người làm cần phải khảo sát và thu thập dữ liệu khách hàng. Chỉ khi hiểu rõ người xem TVC muốn gì, thích gì thì doanh nghiệp mới có thể mang đến cho khách hàng những giá trị thiết thực nhất, kích thích sự quan tâm và hành vi mua hàng của họ.

5.2 Phác thảo ý tưởng kịch bản

Sau khi đã thu thập được những thông tin về khách hàng, người phụ trách nội dung sẽ cần xây dựng kịch bản TVC. Trước tiên, người làm cần lên ý tưởng TVC, phác thảo những nội dung căn bản cần có. Đây chính là mạch truyện, là nền móng để sáng tạo những chi tiết cụ thể cho TVC.

5.3 Xây dựng nội dung kịch bản TVC chi tiết

Sau khi đã phác thảo xong ý tưởng, người làm cần triển khai thành một kịch bản với nội dung chi tiết, đầy đủ. Có thể coi kịch bản chính là “linh hồn” của TVC. Kịch bản càng cụ thể thì bộ phận sản xuất càng dễ nắm bắt câu chuyện và có thể chuyển hóa nó thành sản phẩm TVC một cách sinh động, hấp dẫn nhất.

5.4 Lựa chọn diễn viên

Lựa chọn diễn viên cũng là bước quan trọng giúp tạo nên sự thành công của TVC. Người phụ trách xây dựng kịch bản cần có trách nhiệm tìm kiếm những diễn viên phù hợp nhất với kịch bản về ngoại hình, tính cách…

5.6 Sản xuất tiền kỳ

Sản xuất tiền kỳ là công đoạn quay sản phẩm. Quá trình này cần sự tham gia của đạo diện hình ảnh, biên đạo, quay phim… để đảm bảo các set quay chỉn chu và bài bản nhất. Các cảnh quay trong giai đoạn này sẽ là tư liệu quan trọng tạo nên sản phẩm TVC hoàn chỉnh nhất cho doanh nghiệp.

5.7 Sản xuất hậu kỳ

Sau khi đã có tư liệu sau giai đoạn sản xuất tiền kỳ, doanh nghiệp sẽ bắt tay sản xuất hậu kỳ. Người phụ trách chính của giai đoạn này là các editor. Tuy nhiên, vẫn cần có sự tham gia của biên tập để đảm bảo các cảnh dựng bám sát ý tưởng đưa ra. Người dựng phim trong quá trình sản xuất hậu kỳ cần thêm các hiệu ứng, nhạc hiệu… nhằm giúp TVC lôi cuốn, hấp dẫn hơn.

5.8 Đưa sản phẩm TVC đến với khách hàng

Cuối cùng, TVC cần được tiếp cận tới khách hàng để giúp lan tỏa những thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải. Doanh nghiệp có thể đăng tải trên các kênh truyền thông của mình, cùng với đó là liên hệ hợp tác với các đơn vị quảng cáo để thuê các vị trí phát TVC, nhằm gia tăng mức độ tiếp cận đến khách hàng.

6. Yếu tố nào ảnh hưởng đến thành công của TVC quảng cáo?

Vậy đâu là những yếu tố ảnh hưởng đến thành công của một TVC quảng cáo? Tham khảo ngay qua nội dung sau đây:

6.1. Thông điệp hay, ấn tượng

Nếu muốn người xem ghi nhớ nhanh, sâu thông điệp mà bạn muốn truyền tải thì nội dung, câu slogan phải hay, dễ hiểu, dễ nhớ. Thông thường các doanh nghiệp sẽ hướng đến câu thoại chứa ẩn ý sâu sắc hoặc thông điệp ấn tượng buộc người nghe phải nhớ.

6.2. Đối tượng mà TVC hướng đến

Đối tượng quảng cáo hướng đến thường là khách hàng mục tiêu, đối tác, nhà đầu tư,… Chính vì thế mà nội dung TVC phải phù hợp, thu hút. Ví dụ: Đối tượng hướng đến là giới trẻ thì cần nhạc sôi động, nhịp điệu nhanh. Đối tượng hướng đến là trẻ con thì quảng cáo phải có màu sắc bắt mắt, hình ảnh ngây thơ.

6.3. Tạo được sự gần gũi, thân thiện với người xem

>>>>>Xem thêm: Mô tả công việc Chuyên viên quản lý nhãn hàng

Yếu tố nào ảnh hưởng đến thành công của TVC quảng cáo?

Để khách hàng lưu vào trí nhớ và có thiện cảm với thương hiệu thì doanh nghiệp phải sản xuất được các quảng cáo gần gũi, thân thiện. Chính yếu tố này sẽ giúp bạn lấy lòng khách hàng rất tốt, tạo uy tín, thương hiệu vững chắc. Nó cũng là kim chỉ nam giúp Marketer “tấn công” đến khách hàng tiềm năng.

6.4. Thông tin chính xác, trung thực

Sự trung thực của doanh nghiệp là thước đo lòng tin của khách hàng. Với sự cạnh tranh trên thị trường, có được sự tin tưởng của khách hàng là vô cùng khó. Vì thế mà với các quảng cáo, doanh nghiệp không nên “treo đầu dê bán thịt chó”, điều này chỉ giúp kích doanh số ngay tại thời điểm đó nhưng không lâu dài, bền vững. Mọi thông tin quảng cáo đưa ra cần trung thực, đảm bảo tính khách quan. Một số trường hợp có thể phóng đại thông tin nhưng nó chỉ vừa đủ để thu hút và không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

6.5. Đa dạng

Để đạt được hiệu quả tốt nhất, doanh nghiệp không những phải đa dạng về kênh truyền thông mà còn phải đa dạng về nội dung. Như vậy sẽ giúp công ty thu hút khách hàng nhiều hơn và chất lượng hơn. Với thời đại công nghệ phát triển thì doanh nghiệp lại càng cần nắm bắt xu hướng nhanh hơn để kịp với thị yếu khách hàng.

6.6 Đảm bảo đúng thời lượng của TVC

Mỗi TVC có một thời lượng riêng tuỳ thuộc vào nội dung, thông điệp, mục đích truyền tải. Nhưng nhìn chung, độ dài TVC thường là 10s, 20s, 30s hoặc tối đa là 1 phút. Vậy nên, doanh nghiệp cần đảm bảo đúng thời lượng TVC để có thể tối ưu nội dung cũng như thu hút khách hàng và giữ chân khách hàng xem hết TVC của doanh nghiệp.

6.7 Sử dụng CTA (Call To Action) trong TVC

Trong TVC của doanh nghiệp cần phải lồng ghép CTA. CTA (Call To Action) được hiểu là lời kêu gọi hành động, được đưa ra để kích thích người xem thực hiện một hành vi cụ thể nào đó như: Mua hàng, Inbox, Dùng thử… CTA cần đảm bảo dễ hiểu, dễ nhớ, tránh lan man và dài dòng.

6.8 Lựa chọn khung giờ phát sóng TVC hợp lý

Để tiếp cận tới đối tượng khách hàng mục tiêu một cách rộng rãi nhất, khung giờ phát sóng cũng là yếu tố cần được quan tâm. Doanh nghiệp cần dựa trên đối tượng hướng đến để nghiên cứu về hành vi của họ, từ đó lựa chọn khung giờ phát sóng hợp lý giúp đem lại tỷ lệ chuyển đổi cao.

7. Chi phí làm TVC quảng cáo như thế nào?

Chi phí làm TVC quảng cáo không cố định mà phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, cụ thể như:

  • Chi phí sản xuất
  • Thời lượng TVC quảng cáo
  • Tần suất phát TVC quảng cáo
  • Kênh phát sóng
  • Khung giờ phát TVC quảng cáo

Nhìn chung, khi tham khảo bảng giá làm TVC quảng cáo của một số đơn vị uy tín, có thể thấy chi phí trung bình cho một dự án nhỏ là khoảng từ 100 – 200 triệu VND và dao động từ 200 – 500 triệu đồng đối với dự án vừa. Con số này hoàn toàn có thể lên tới hơn 500 triệu VND với các TVC quảng cáo cho các tập đoàn lớn với sự chuyên nghiệp cao, đồng thời TVC có sự tham gia của nhiều KOLs, Celeb…

Có thể thấy, TVC là công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp quảng bá hình ảnh của mình đến khách hàng, giúp họ đạt được những mục tiêu đã đặt trước. Qua bài viết này, Blogvieclam.edu.vn mong rằng bạn đã hiểu rõ hơn quảng cáo TVC là gì.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *