Viên Chức Là Gì? Phân Biệt Viên Chức Với Cán Bộ Công Chức

5/5 – (1 vote)

Bạn đang đọc: Viên Chức Là Gì? Phân Biệt Viên Chức Với Cán Bộ Công Chức

Viên chức là khái niệm phổ biến trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là pháp lý nhưng những người thực sự hiểu viên chức là gì lại không nhiều. Không những vậy, trên thực tế còn có rất nhiều người nhầm lẫn viên chức với cán bộ hay công chức. Nếu bạn quan tâm đến viên chức và những vấn đề liên quan, hãy theo dõi toàn bộ bài viết dưới đây để được giải đáp toàn bộ thắc mắc.

1. Viên Chức Là Gì?

Viên chức là gì? Hiểu một cách đơn giản họ là công dân của Việt Nam và được nhà nước tuyển dụng theo từng vị trí làm việc. Môi trường làm việc của viên chức sẽ là các đơn vị sự nghiệp công lập và nhận lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập.

Viên chức là gì?

Cụ thể về vị trí việc làm, họ sẽ phải làm các công việc gắn liền với chức danh hoặc chức vụ quản lý. Đây cũng là căn cứ để xác định số người làm việc, cơ cấu viên chức để tuyển dụng quản lý trong cơ quan.

Đơn vị sự nghiệp công lập được hiểu là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền, tổ chức chính trị – xã hội thành lập. Đơn vị này có tư cách pháp nhân bình thường và cung cấp dịch vụ công để phục vụ quản lý nhà nước.

Chế độ hợp đồng của viên chức có thể là hợp đồng xác định thời hạn (12 – 60 tháng) hoặc hợp đồng không xác định thời hạn.

2. Phân Loại Viên Chức Theo Những Tiêu Chí Nào?

Căn cứ theo Nghị định 115 của Chính phủ ban hành, việc phân loại viên chức sẽ dựa vào các tiêu chí như sau:

  • Phân loại theo tiêu chí chức trách, nhiệm vụ sẽ có viên chức quản lý và viên chức không nắm giữ chức vụ quản lý.
  • Phân loại theo tiêu chí trình độ đào tạo sẽ có viên chức giữ chức danh nghề nghiệp yêu cầu bằng tiến sĩ/thạc sĩ/đại học/cao đẳng/trung cấp.

3. Điều Kiện Tuyển Dụng Viên Chức

Hiện nay tuyển dụng viên chức vẫn diễn ra theo hai hình thức phổ biến là: Xét tuyển và thi tuyển. Tuy nhiên vấn đề tuyển dụng sẽ phụ thuộc vào nhu cầu công việc, vị trí, tiêu chuẩn chức danh và quỹ tiền lương.

Tìm hiểu thêm: BDM Là Gì? Tổng Quan Về Vị Trí BDM Trong Doanh Nghiệp

Điều kiện tuyển dụng viên chức

Để tham gia vào kỳ tuyển dụng viên chức của nhà nước, bạn cần phải đảm bảo các điều kiện sau:

  • Là người có quốc tịch Việt Nam, đang sinh sống, làm việc tại Việt Nam.
  • Có đủ từ 18 tuổi trở lên (lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể thao thì đủ từ 15 tuổi trở lên và phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện pháp luật).
  • Có đơn đăng ký dự tuyển.
  • Có lý lịch trong sạch, rõ ràng.
  • Có đầy đủ bằng cấp, chứng chỉ hoặc có năng khiếu phù hợp với vị trí công việc theo quy định.
  • Có đủ sức khỏe để hoàn thành công việc, nhiệm vụ được giao.

Ngoài ra, bạn còn phải đáp ứng các yêu cầu khác theo yêu cầu của đơn vị sự nghiệp công lập. Tuy nhiên các yêu cầu này không được phép thấp hơn tiêu chuẩn chung, không trái pháp luật, không phân biệt hình thức đào tạo.

4. Khi Nào Viên Chức Chuyển Sang Công Chức?

Nhiều người thắc mắc không biết viên chức có chuyển sang công chức được hay không? Điều kiện để được sang công chức là gì?

Khoản 5 Điều 1 của Luật Cán bộ công chức thì viên chức hoàn toàn có thể được tiếp nhận vào làm công chức nếu như đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện của công việc. Cụ thể như sau:

  • Viên chức không trong thời gian xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện quy định liên quan đến kỷ luật.
  • Viên chức phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên. Đồng thời bạn còn phải có 5 năm kinh nghiệm trở lên bắt đầu tính từ lúc được tuyển dụng (không bao gồm thời gian tập sự).
  • Viên chức ở đơn vị sự nghiệp công lập phải đóng bảo hiểm xã hội. Trường hợp viên chức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội 1 lần sẽ được cộng dồn.

Như vậy, khi đáp ứng các điều kiện trên thì viên chức sẽ được chuyển sang công chức.

5. Công Chức Có Được Xét Chuyển Sang Viên Chức Không?

Công chức cũng có thể chuyển sang viên chức nếu như đáp ứng các điều kiện tuyển dụng của viên chức, đồng thời phải đảm bảo:

>>>>>Xem thêm: Infographic Là Gì? 99+ Mẫu Infographic Đẹp Mắt, Chuyên Nghiệp

Công chức có được chuyển sang viên chức không?

  • Trường hợp đang là công chức cấp xã thì:
  • Phải có tối thiểu 5 năm làm việc ở vị trí có yêu cầu trình độ đại học trở lên và phù hợp với công việc đang làm.
  • Cần phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (không tính thời gian thử việc, tập sự). Nếu như công chức có thời gian đóng bảo hiểm xã hội không liên tục mà chưa nhận trợ cấp 1 lần thì được cộng dồn.
  • Từng là công chức và sau lại được chuyển sang làm lực lượng vũ trang, cơ yếu, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, các tổ chức xã hội nghề nghiệp hoặc doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Sau đó công chức sẽ phải chuẩn bị một số giấy tờ sau:

  • Sơ yếu lý lịch viên chức có xác nhận của cơ quan, đơn vị công tác.
  • Bản sao công chứng văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của đơn vị.
  • Giấy khám sức khỏe.
  • Bản tự nhận xét, đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ và quá trình công tác tại đơn vị.

Lưu ý: Khi tiếp nhận công chức sang làm viên chức sẽ nếu không giữ chức vụ quản lý thì sẽ lập hội đồng kiểm tra, sát hạch. Trường hợp tiếp nhận công chức vào làm quản lý thì không cần kiểm tra sát hạch như cần đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện để bổ nhiệm.

6. Phân Biệt Viên Chức Với Cán Bộ, Công Chức

Cán bộ, công chức và viên chức là những khái niệm hoàn toàn khác biệt nhưng thường bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt rõ ràng từng khái niệm, chúng tôi đã tổng hợp nội dung theo bảng dưới đây:

Tiêu chí phân biệt Cán bộ Công chức Viên chức
Cơ sở pháp lý Luật cán bộ, công chức sửa đổi 2019. Luật cán bộ, công chức 2008, sửa đổi 2019 và Nghị định 138/2020/NĐ-CP. Luật viên chức 2010 sửa đổi 2019 và Nghị định 115/2020/NĐ-CP.
Khái niệm Cán bộ là công dân Việt Nam được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng, Nhà nước,… theo nhiệm kỳ. Công chức là toàn bộ công dân Việt Nam được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch tương ứng với vị trí trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Viên chức là công dân Việt Nam tham gia thi tuyển, xét tuyển tại vị trí việc làm của các đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng lao động.
Nơi công tác Trong các cơ quan trực thuộc Đảng, Nhà nước, Tổ chức chính trị – xã hội Trung ương hoặc địa phương.
  • Trong cơ quan Nhà nước và Tổ chức chính trị – xã hội các cấp.
  • Trong các cơ quan, đơn vị trực thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.
  • Trong các đơn vị, cơ quan Công an nhân dân Việt Nam.
Trong tất cả các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các lĩnh vực khác nhau.
Biên chế Trong biên chế Trong biên chế Không được biên chế suốt đời nếu tuyển dụng sau 1/7/2020 trừ trường hợp người được tuyển dụng làm việc tại vùng kinh tế đặc biệt khó khăn; người luân chuyển từ cán bộ, công chức và viên chức được tuyển dụng trước ngày 1/7/2020 theo quy định pháp luật.
Hình thức tuyển dụng, giữ chức vụ,… Được bầu cử, bổ nhiệm,… Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào chức danh trong biên chế. Tuyển dụng theo vị trí và làm việc theo chế độ hợp đồng lao động.
Hợp đồng làm việc Không tuân theo chế độ hợp đồng làm việc. Không làm việc theo hợp đồng lao động. Làm việc theo cả hai chế độ hợp đồng của luật lao động.
Tiền lương Được hưởng 100% từ Ngân sách Nhà nước theo quy định pháp luật. Tương tự như cán bộ. Viên chức được hưởng lương từ quỹ lương của các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định pháp luật.
Bảo hiểm thất nghiệp Không cần đóng và thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Tương tự như cán bộ. Bắt buộc phải đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Như vậy, với các thông tin tham vấn từ chuyên gia pháp lý, chúng tôi đã giúp bạn đọc giải đáp được câu hỏi viên chức là gì cùng các thắc mắc liên quan. Nếu có ý kiến chia sẻ, hãy để lại bình luận phía bên dưới để mọi người cùng tham khảo.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *