Tìm hiểu thêm: Infographic Là Gì? 99+ Mẫu Infographic Đẹp Mắt, Chuyên Nghiệp
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn cách nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động
Bạn đang đọc: “XIN VIỆC” – liệu có nên hay không?
Tôi vẫn nhớ câu nói của người Nhật: khi bạn cúi chào khách hàng càng thấp, tức là bạn sẽ có khả năng kiếm được nhiều tiền hơn. Vì bạn đã cho khách hàng cảm giác được chào đón, được phục vụ. Cúi chào còn thể hiện sự tôn trọng, sự khiêm nhường đối với khách hàng.
Gần đây, có nhiều bạn chia sẻ rằng nên từ bỏ từ “XIN” trong Đơn Xin việc mà thay vào đó là Đơn ứng tuyển, Thư dự tuyển. Tôi đồng ý với quan điểm này. Đó là sự bình đẳng trong quan hệ lao động và tôn trọng nhau giữa nhà tuyển dụng và ứng viên.
Thực tế, trong biểu mẫu tuyển dụng, nhân sự, tôi cũng đã bỏ từ “XIN”. Ví dụ: Đơn ứng tuyển, Thông báo chấm dứt HĐLĐ hoặc Đề nghị chấm dứt HĐLĐ, thông báo nghỉ hàng năm,…
Tuy nhiên, bạn cần hiểu rõ việc “Xin” ở đây không hẳn là cơ chế xin cho, rồi cảm thấy bất công, bực mình, lên án. Vấn đề là tâm thế của bạn, ai cần ai hơn chứ không hẳn chỉ nằm ở từ “Xin”, ở tên gọi trên giấy tờ.
Tôi vẫn luôn xưng hô “Anh/Chị” và nói lời cảm ơn với những bạn làm tuyển dụng, chủ doanh nghiệp ứng tuyển… dù nhỏ tuổi hơn. Đó là sự trân trọng, biết ơn vì đã giúp mình có cơ hội.
Khi làm việc với cơ quan hành chính, tôi vẫn tuân thủ các quy định của họ dù cảm thấy bị đối xử khác với một khách hàng. Nhưng để cho được việc mình cần làm, để làm cho xong việc… thì vẫn phải làm theo chỉ dẫn. Vừa là để giúp mình, vừa cũng là giúp họ.
Khi bạn thật sự mong cầu công việc, muốn được làm việc ở công ty đó… thì việc khiêm nhường, hoặc bỏ cái tôi của mình xuống là điều nên làm để đạt được mục đích.
Vì một vài câu hỏi khó mà bạn cảm thấy không muốn ứng tuyển và hỗ trợ… nhà tuyển dụng dù bạn rất thích công việc thì cơ hội cũng đã đóng với bạn. Đôi khi, đó cũng là một phép thử của nhà tuyển dụng xem bạn có thật sự muốn ứng tuyển hay không.
“Xin” việc hay ứng tuyển về bản chất không khác nhau mà chẳng qua là việc chúng ta đang ở vị thế, tâm thế nào. Đôi khi, vì không muốn chúng ta thường tìm cớ, tìm đủ lý do để từ chối. Nhưng khi đã muốn làm, chúng ta sẽ tìm cách để được làm và chấp nhận.
Nhiều bạn ứng viên sợ mức lương thấp khi đi phỏng vấn, hay đi làm xa… Nhưng tôi vẫn khuyên rằng, cứ thể hiện tốt trong buổi phỏng vấn trước đã. Nếu bạn thật sự xuất sắc, chuyện lương thưởng kia sẽ không đáng phải bận tâm nữa, sẽ luôn có cách để giải quyết. Và lương và thu nhập là do chính bạn.
Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng: Những bài học đó chưa bao giờ mất đi giá trị. Đừng tự ái, quá tự cao khi chưa hiểu rõ mình, biết mình là ai và sẽ làm được điều gì.
Do vậy, bạn nên xác định đâu là vấn đề quan trọng nhất cần phải làm, cần phải đạt được. Mỗi thời điểm cần ưu tiên cho một vài điều quan trọng nhất. Đừng vì một chữ “xin” hoặc không muốn ở tâm thế “đi xin” mà tự đánh mất đi cơ hội phỏng vấn, chứng minh năng lực. Bạn sẽ chưa là ai nếu bạn chưa thật sự tạo ra giá trị.
Và tôi tin rằng một ứng viên khiêm nhường, biết mình, biết người… luôn là người mà nhà Tuyển dụng tìm kiếm.
Tác giả: Bùi Đoàn Chung