3 bài học “vào đời” dành cho sinh viên mới ra trường khi đi làm

Môi trường công việc có thể bỏ qua hết tất cả những kiến thức bạn học trong 4 năm đại học. Thế nhưng, ở đây, sinh viên mới ra trường cũng được dạy những bài học vô cùng quý giá.

Bạn đang đọc: 3 bài học “vào đời” dành cho sinh viên mới ra trường khi đi làm

Sinh viên mới ra trường cần lưu ý gì khi đi làm?

1. Đừng bao giờ ngừng đặt câu hỏi

Bạn biết là mình không nên đặt những câu hỏi quá đơn giản đúng chứ? Thế nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc bạn không đặt câu hỏi nào hết. Một thực tế là, đối với tiền bối nhiều kinh nghiệm thì bất kỳ câu hỏi nào của một người mới luôn là thiếu sót mà thôi. Thế nhưng tùy thuộc vào tính chất và mục đích câu hỏi, đánh giá của công ty dành cho bạn cũng tất nhiên là khác nhau.

Những câu hỏi nên tránh

Những câu hỏi nên tránh bao gồm những câu hỏi về kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên ngành hay thậm chí là những câu hỏi chả liên quan gì đến chuyên ngành như “cái máy photo này dùng thế nào ạ?”. Bạn nên nhớ, với những kiến thức và kỹ năng đã được học hoặc có thể dễ dàng hỏi bác Gúc gồ thì đừng nên hỏi các tiền bối hoặc các sếp nhé. Hãy tự hỏi hỏi và trau dồi thêm kỹ năng mềm. Bất ngờ một lúc nào đấy, sếp có thể đột xuất kiểm tra và bạn phải sẵn sàng cho điều đó đúng không nào.

Những câu hỏi ghi điểm

Ngược lại, có những câu hỏi có thể hỏi càng nhiều càng tốt. Từ những câu hỏi đơn giản như văn hóa làm việc tại phòng ban, công ty, các quy định hay những điều cần hạn chế,… Đến những câu hỏi đầy tính “học thuật” như kinh nghiệm xử lý một vấn đề nào đó, cách giao tiếp trước lãnh đạo, khách hàng hay nhờ vả sự hướng dẫn kỹ năng chuyên môn từ tiền bối,… Không chỉ thế, có vô vàn các câu hỏi bạn có thể dùng để hoàn thiện bản thân và ghi điểm khi mới vào làm. Nói chung, các câu hỏi về kinh nghiệm chuyên ngành, kỹ năng làm việc thêm tính chuyên nghiệp và những câu hỏi về quy định đặc thù của phòng, ban, đồng nghiệp,… đều là những câu hỏi bạn nên hỏi.

Mỗi câu hỏi không chỉ là từng bậc thang để bạn thêm chuyên nghiệp hơn mà còn là từng bước giúp bạn mạnh dạn và trưởng thành hơn. Từng câu hỏi là từng trải nghiệm giúp bạn tự tin hơn. Nhờ đó bạn sẽ dễ dàng thể hiện sự nỗ lực và không ngừng học hỏi của mình. Một cách khác, bạn cũng đồng thời gắn kết mối quan hệ của bản thân với đồng nghiệp, tiền bối. Hỏi đúng lúc, đúng chỗ, đúng cách cũng là một bí kíp thành công đúng không nào?

Tìm hiểu thêm: Quy Trình Xử Lý Kỷ Luật Lao Động Mới Nhất 2024

Khi bắt đầu một công việc, bạn cần sẵn sàng đối mặt với thách thức

Xem thêm: Kỹ năng lắng nghe chủ động – Bí quyết của người giỏi giao tiếp

2. Đừng sợ vấp ngã hay “ăn chửi”

Đừng cảm thấy tủi thân khi sếp hoặc các anh/chị đồng nghiệp khiển trách. Cũng đừng cho rằng mình vô dụng chỉ vì hôm nay mắc nhiều lỗi. Nói một cách chính xác hơn là bạn đừng sợ. 

Không một sinh viên mới ra trường nào là không  thiếu sót. Dù bạn có giỏi đến thế nào, sự non nớt vẫn là điều khó có thể che giấu. Vậy nên, hãy nhìn nhận những lời khiển trách hay những lỗi lầm như một bài học thành công thay vì thất bại. Sự thành công đến từ việc bạn sẽ vượt qua và đứng lên sau thất bại như thế nào. Bài học ở đây chính là bạn không nên để nỗi sợ sai, sợ bị mắng khiến bạn ngày càng tự ti và yếu kém hơn.

Nên làm gì khi bị khiển trách?

Khi sếp hoặc tiền bối trong công ty khiển trách bạn, đừng quá chú tâm vào cảm xúc của bản thân. Hãy chấn chỉnh lại tinh thần và tìm hiểu lý do mình bị khiển trách. Bạn cần biết lý do thì mới có thể tìm được cách sửa sai và làm tốt hơn. Kể cả khi mọi người không vừa lòng về thái độ hay cách ứng xử của bạn thì cũng đừng vội cãi lý. Bạn nên hòa nhập với văn hóa doanh nghiệp thay vì quá đề cao cái tôi. Đây là môi trường tập thể và bạn là người mới. Đây cũng là công việc bạn phải khó khăn mới có được. Bạn không nên bỏ qua bao công sức chỉ vì nhất thời xúc động đúng chứ?

Trong trường hợp lỗi của bạn phát sinh từ vấn đề kỹ năng và chuyên môn thì hiển nhiên là phải nhanh chóng sửa sai rồi. Hãy xin lỗi vì những thiếu sót của bạn, nhanh chóng lấy giấy bút ghi lại cách giải quyết và cam đoan về việc không lặp lại sai lầm trong tương lai. Dù thế, không phải xin lỗi là xong. Đừng quên bổ sung những kiến thức còn thiếu, kỹ năng còn thiếu sót và ghi chép lại những bài học bạn đã học được hôm nay. Tiến bộ là không ngừng hoàn thiện thiếu sót của mình. Vậy nên đừng quên nỗ lực kể cả khi vấp ngã nhé.

Tâm lý là yếu tố khó kiểm soát. Hãy duy trì sự tích cực và đừng để nỗi buồn, sự tự ti kìm chân bạn. Chỉ khi mạnh mẽ tiến lên và lạc quan vào cuộc sống mới là khi bạn chính thức trưởng thành.

 

>>>>>Xem thêm: 15 ngân hàng top đầu Việt Nam hiện nay

3. Bạn không có thời gian để lãng phí

Bạn đang nghĩ rằng cuộc sống nhân viên mới là địa ngục đúng không nào? Bị sai vặt suốt ngày và chẳng có thời gian mà thở. Thế nhưng, bài học này không có nghĩa như vậy. Khi đi làm, bạn thỉnh thoảng sẽ tự hỏi bản thân rằng:”Rốt cuộc 4 năm đại học mình đã làm những gì?” Bạn chợt nhận ra mỗi lần được giao việc gì đó là phải lên mạng tìm kiến thức. Đôi khi bạn sẽ chả thể hiểu những thuật ngữ “trên trời” mà các anh chị đồng nghiệp dùng mỗi ngày. Thậm chí là cả những kỹ năng ứng xử cơ bản, bạn thiếu sót không chỉ là kỹ năng công việc mà kỹ năng mềm cũng không biết nhiều.

Nhiều sinh viên sẽ chẳng nhận ra giá trị của thời gian khi còn đang đi học. Chỉ khi phải lật tung sách vở và google hay không thể chạy deadline trong một ngày, thì bạn mới hiểu rằng bạn đã bỏ lỡ quá nhiều cơ hội và thời gian. Từ việc học đến các trải nghiệm, bạn đã bỏ lỡ khoảng thời gian thoải mái nhất để thực hiện chúng.

Xem thêm: 5 kỹ năng giao tiếp khiến ai cũng thích bạn

Kết: 

Cũng chính vì đã bỏ lỡ một khoảng thời gian hợp lý mà bây giờ bạn phải bận bù đầu dù chỉ là người mới. Và bây giờ, theo đúng nghĩa đen, bạn còn chả có thời gian để lãng phí. Những áp lực vì thế cũng đè nặng tâm lý của bạn hơn. Có lẽ chính vì vậy nên lời khuyên của thầy cô luôn có giá trị riêng của kinh nghiệm sống:”Hãy tận hưởng và tận dụng thời đại học của chúng ta.”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *