4.5/5 – (7 votes)
Bạn đang đọc: 3 bước đơn giản giúp bạn đạt được mục tiêu trong cuộc sống
“Bạn dự định sẽ ở đâu trong 5, 10 năm tới?”. Một số người có thể trả lời vanh vách khi nghe thấy câu hỏi này, số khác thì không. Việc xác định mình muốn ở đâu không phải lúc nào cũng dễ dàng. Đôi khi, điều duy nhất chúng ta có thể chắc chắn về tương lai chỉ đơn giản là… không muốn đứng cùng một vị trí với hiện tại nữa.
Xác định điều mình muốn trong tương lai là việc ai cũng phải suy nghĩ cẩn thận. Mục tiêu đặt ra phải cụ thể, rõ ràng, không thể mơ hồ như “Muốn thành công, nổi tiếng, được nhiều người biết đến”. Đặt mục tiêu như vậy thì có trời mới biết bạn phải làm gì để đạt được. Sau đây, Blogvieclam.edu.vn sẽ giới thiệu với bạn các bước đơn giản giúp đạt được mục tiêu trong cuộc sống.
Tham khảo: 7 việc làm đơn giản giúp bạn thiết lập và chinh phục mục tiêu
Lên danh sách các mục tiêu
“Thành công” hay “Nổi tiếng” có thể là điều bạn thực sự mong muốn, nhưng chúng nghe quá xa vời. Thay vì theo đuổi những điều viển vông, hãy có một mục tiêu cụ thể. Bạn muốn đạt được điều gì trong cuộc sống ở thời điểm hiện tại? Ví dụ: Bạn muốn phát triển khả năng tiếng Anh? Bạn cần có tầm bằng Ielts để chứng minh khả năng của mình? Vậy hãy gạch đầu dòng: Có tấm bằng Ielts 6.5.
Xác định rõ ràng mục tiêu của bạn thuộc phạm trù gì: Giáo dục, tài chính, kỹ năng sống hay nghề nghiệp. Giả sử mai là ngày tận thế, điều gì khiến bạn tiếc đứt ruột vì đến hôm nay vẫn chưa đạt được? Điều gì khiến bạn ghen tị mỗi khi so sánh bản thân với bạn bè xung quanh? Liệu đấy có phải là ngoại hình thu hút, danh tiếng lẫy lừng hay hiểu biết chuyên môn? Một khi đã hoàn thành danh sách các đầu việc lớn, bạn sẽ nhận ra còn rất nhiều các đầu việc nhỏ mình cần làm. Khi ấy, bạn sẽ không còn thời gian để ngồi lướt Instagram mà “cà khịa” một hai đứa bạn nữa đâu.
Đặt ra khung thời gian cho từng mục tiêu
Một mục tiêu không thể hoàn thành nếu không có khung thời gian cụ thể. Bạn phải là người tự quản lí tốc độ hoàn thành nhiệm vụ của mình. Tốt nhất, bạn nên có một quyển sổ ghi chép để theo dõi sát sao tiến trình ấy. Sau khi đã lên danh sách các mục tiêu lớn, hãy bắt đầu phân chia khung thời gian phù hợp. Bạn nên đánh dấu kí hiệu đặc biệt trước những mốc thời gian quan trọng, cân nhắc xem từ thời điểm hiện tại tới tháng trọng điểm cần chuẩn bị những gì.
VD:
Tháng 1: Học 500 từ vựng mới
Tháng 2: Học 500 từ vựng mới
(*) Tháng 3: Có bằng Ielts 6.5
Trong mỗi tháng, bạn tiếp tục kiểm soát lượng công việc phải làm làm theo ngày. Khi mỗi ngày sắp kết thúc, bạn ghi trước việc phải làm cho ngày hôm sau:
VD:
Tháng 1: Học 500 từ vựng mới
Ngày 1/1:
☐ Học nhóm với Khánh và Phương
☐ Mua tài liệu Ielts Cambridge
☐ Tham gia buổi workshop kỹ năng giao tiếp tiếng Anh gần trường
Ngày 2/1
☐ Hoàn thành Unit 1-2 của Ielts Cambridge
☐ Dành 2 tiếng luyện Speaking Ielts
☐ Học thêm 20 từ vựng mới
Liên tục quản lí giờ giấc như vậy, bạn sẽ không còn phải trải qua cảm giác “Đã hết 24 giờ mà mình vẫn chẳng làm được gì” nữa. Đây cũng chính là bí quyết sống và làm việc của những người thành công nhất: Họ nắm chắc ý nghĩa từng phút giây trong cuộc đời mình.
Tìm hiểu thêm: 8 bí quyết bảo vệ đời tư và thoát khỏi thị phi chốn công sở
>>>>>Xem thêm: Kinh nghiệm phỏng vấn MB Bank gia tăng tỷ lệ thành công
Đánh giá lại quá trình hoàn thành mục tiêu
Sau một khoảng thời gian nhất định, bạn nên nhìn lại và đánh giá hiệu quả làm việc của mình. Khoảng thời gian lí tưởng nhất mà Blogvieclam.edu.vn đề xuất là 1 tháng/1 lần. Nếu khối lượng công việc nhiều, bạn nên kiểm tra 1 ngày/1 lần.
Bạn hãy kiểm tra xem mình đã hoàn thành điều gì, những kế hoạch nào chưa hoàn thành, so với dự định đặt ra ban đầu thì tiến độ hiện tại là nhanh, chậm hay trung bình? Nếu tiến độ chậm thì phải cân nhắc lại. Nếu công việc còn dư không quá quan trọng, bạn có thể gạch bỏ. Trái lại, bạn bắt buộc phải gộp vào tháng tiếp theo và hoàn thành để không chậm tiến độ.
Bất cứ chuyện gì xảy ra, cũng đừng đi chệch khỏi mục tiêu của mình. Kiên trì hoàn thành những đầu mục nhỏ, việc đạt được mục tiêu lớn chắc chắn sẽ nằm trong tầm tay.
Có lẽ phải mất thêm một quãng thời gian nữa để bạn đạt được vị trí mong muốn trong sự nghiệp. Nhưng đừng lo lắng, không điều gì có ý nghĩa lại có thể đạt được nhanh chóng cả. Nếu biết lập kế hoạch và áp dụng triệt để 3 bước đơn giản trên thì câu hỏi không phải: “Liệu bạn có thể thành công hay không” – vấn đề chỉ còn là “Khi nào?” mà thôi.