Sau bao ngày chờ đợi bạn đã nhận được thư mời nhận việc từ nhà tuyển dụng? Tiếp theo làm thế nào để trả lời thư mời nhận việc một cách khéo léo và nói lên được nguyện vọng của bạn? Tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: 3 mẫu trả lời thư mời nhận việc khéo léo nhất
3 bước trả lời thư mời nhận việc
Bạn đã mất rất nhiều công sức để có được công việc này, đừng để bước cuối cùng tạo ấn tượng không tốt. Trả lời thư mời nhận việc không phức tạp, nhưng trả lời sao cho hợp lý mới là điều bạn cần lưu tâm. 3 bước đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết thư trả lời nhận việc vừa đúng vừa đủ.
Bước 1: Nhận thư và cân nhắc về lời mời
Chắc hẳn trước lúc ứng tuyển bạn đã có nhiều tìm hiểu để quyết định lựa chọn công việc này. Tuy nhiên có rất nhiều yếu tố phát sinh trong quá trình trao đổi/ phỏng vấn làm bạn suy nghĩ lại. Do đó để trả lời thư mời nhận việc, bạn cũng nên suy nghĩ kỹ về các vấn đề liên quan đến vị trí ứng tuyển. Một số khía cạnh công việc có thể phát sinh mà bạn nên cân nhắc:
- Thời gian làm việc: Kể cả với vị trí fulltime hay partime thì mỗi công ty sẽ có quy định riêng. Thông thường trong lúc phỏng vấn bạn sẽ nhận được thông tin chính xác. Nếu còn chưa rõ bạn nên “note” lại để tới bước 2.
- Mức lương, phụ cấp, thưởng,…: Đây cũng là yếu tố quan trọng khi xin việc. Đôi khi mức lương không như bạn mong đợi hoặc không minh bạch.
- Môi trường làm việc: Bạn có thể đã có cơ hội đến văn phòng công ty và tham quan môi trường làm việc. Môi trường sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình làm việc của bạn. Nên hãy cân nhắc cẩn thận để xác định xem mình có phù hợp hay không trước khi trả lời thư mời nhận việc.
? Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cách viết email xin việc chi tiết kèm mẫu tham khảo
Bước 2: Thương lượng (có thể có hoặc không)
Tìm hiểu thêm: Mô tả công việc Lập trình Web
Sau bước 1, bạn đã có cho mình những câu hỏi, thắc mắc hay mong muốn nhất định. Đây là cơ hội để giãi bày và chia sẻ kỹ hơn. Đừng ngại chia sẻ yêu cầu của bạn khi trả lời thư mời nhận việc. Hai bên phải đi tới thống nhất thì công việc sau này mới thuận lợi.
Hãy đưa ra suy nghĩ hay đề nghị một cách tích cực, thái độ tôn trọng và lịch sự. Đặc biệt khi lương thượng bằng văn bản, bạn không nên dùng ngôn ngữ nói. Ngoài ra cũng cần tránh đặt nhiều cảm xúc vào câu văn, trực tiếp đi vào vấn đề.
Phần dưới chúng tôi sẽ đưa ra một mẫu thư thương lượng cụ thể, hãy tiếp tục theo dõi bạn nhé.
Bước 3: Chấp nhận hoặc từ chối thư mời nhận việc
Tới đây, bạn đã xác định được rằng có thực sự nhận công việc này hay không. Dù chấp nhận hay từ chối bạn đều phải trả lời thư mời nhận việc của nhà tuyển dụng. Có thể xảy ra 2 trường hợp dưới đây:
Chính thức nhận việc
Đầu tiên, chúc mừng vì bạn đã có được công việc mong muốn. Bạn chuẩn bị bước vào một môi trường mới cùng với những mục tiêu nhiệm vụ mới. Hãy xác nhận nhận việc với sự vui vẻ, lạc quan và tràn đầy năng lượng nhé.
Các phần mà bạn nên có trong thư nhận việc như:
- Lời cảm ơn: Hãy bày tỏ niềm vui, lời cảm ơn tới công ty vì đã quyết định lựa chọn bạn.
- Quyết tâm với công việc: Bạn không cần dài dòng trong phần này. Hãy nói ngắn gọn về quyết tâm hoàn thành công việc và đảm bảo khả năng tạo giá trị cho công ty.
- Xác nhận ngày giờ đi làm: Bạn sẽ nhận được thông tin về buổi đi làm đầu tiên. Đây là cơ hội để bạn làm quen môi trường và đồng nghiệp, sếp. Nhớ chuẩn bị kỹ và sẵn sàng tạo ấn tượng đầu thật tốt.
>>>>>Xem thêm: [Cập nhật] Quy định làm thêm giờ mới nhất người lao động cần biết
? Có thể bạn quan tâm: [TỔNG HỢP] 7 mẫu thư cảm ơn thông dụng nhất 2021
Từ chối nhận việc
Như đã chia sẻ bên trên, có nhiều yếu tố phát sinh khiến bạn thay đổi mong muốn với công việc này. Những vấn đề xảy ra không thể giải quyết dù đã thương lượng, đàm phán. Do đó, bạn quyết định từ chối thư mời nhận việc. Vậy làm sao để từ chối một cách lịch sự, “được lòng” cả đôi bên?
Lời cảm ơn là không thể bỏ qua kể cả bạn có gặp rắc rối và không hài lòng với công ty. Hãy thể hiện sự tôn trọng vì họ đã dành thời gian cho bạn. Sau đó nói ngắn gọn về lý do từ chối nhận việc, bạn cũng nên cân nhắc về lý do:
- Bạn đã chấp nhận lời mời nhận việc từ công ty khác.
- Bạn cảm thấy môi trường công ty không phù hợp.
Mẫu trả lời thư nhận việc
Nếu còn phân vân về hình thức trả lời thư mời nhận việc, bạn có thể tham khảo một số mẫu thư điện tử dưới đây:
Mẫu 1: Thương lượng
Tiêu đề: Thương lượng nhận việc – Nguyễn Văn A – Nhân viên Marketing
Dear Mr./Ms., Đầu tiên tôi xin cảm ơn quý công ty vì đã cho tôi cơ hội làm việc tại vị trí nhân viên Marketing. Tuy nhiên, trước khi chấp nhận, tôi muốn được thay đổi một chi tiết trong đề nghị mà công ty đưa ra. Trong thư mời làm việc mà bạn gửi, tôi được yêu cầu bắt đầu làm việc vào ngày 15 tháng 1. Tuy nhiên, do quá trình nghỉ việc tại công ty cũ chưa thực sự hoàn thiện. Tôi hy vọng có thể bắt đầu đi làm từ đầu tháng 2. Rất mong quý công ty xem xét và giải quyết giúp tôi. Một lần nữa cảm ơn quý công ty về lời mời nhận việc và tôi mong sớm nhận được phản hồi! Trân trọng, Nguyễn Văn A |
Mẫu 2: Chính thức nhận việc
Tiêu đề: Thư xác nhận chính thức nhận việc – Nguyễn Văn A – Nhân viên Marketing
Dear Mr./Ms., Tôi rất vui vì nhận được thư mời nhận việc từ quý công ty. Tôi vô cùng cảm ơn công ty đã cho tôi cơ hội làm việc tại vị trí nhân viên Marketing. Đây là vị trí mong muốn của tôi và tôi chắc chắn sẽ hoàn thành thật tốt công việc sắp tới. Cùng với đó là hết mình đem lại giá trị cho thành công của công ty trong tương lai. Như thông tin trong thư mời nhận việc, tôi sẽ đi làm ngày đầu tiên vào … và sẽ tuân thủ những quy định chung. Một lần nữa xin cảm ơn quý công ty! Trân trọng, Nguyễn Văn A |
Mẫu 3: Từ chối nhận việc
Tiêu đề: Thư từ chối nhận việc – Nguyễn Văn A – Nhân viên Marketing
Dear Mr./Ms., Đầu tiên tôi xin cảm ơn quý công ty vì đã cho tôi cơ hội làm việc tại vị trí nhân viên Marketing. Tuy nhiên, sau nhiều cân nhắc và suy nghĩ tôi cảm thấy môi trường làm việc tại công ty không thực sự phù hợp. Do đó tôi cho rằng bản thân sẽ khó lòng dốc sức vì công ty. Tôi rất tiếc phải từ chối thư mời nhận việc từ quý công ty. Chúc quý công ty thành công và hy vọng có cơ hội hợp tác trong tương lai. Một lần nữa xin cảm ơn vì đã dành thời gian cho tôi. Trân trọng, Nguyễn Văn A |
? Có thể bạn quan tâm: 3 nguyên tắc trả lời email mời phỏng vấn ấn tượng
Kết
Hy vọng bài viết đã giúp bạn dễ dàng hơn trong việc trả lời thư mời nhận việc. Chúc bạn có được công việc như ý!