5 gạch đầu dòng cho việc đi hay ở?

5/5 – (1 vote)

Bạn đang đọc: 5 gạch đầu dòng cho việc đi hay ở?

Đôi khi, việc đi hay ở, gắn bó với một tổ chức không hoàn toàn là việc của những người làm Nhân sự. Bộ phận vốn được xem trung tâm của sự gắn kết hay vai trò giữ chân Người lao động.

Việc đi hay ở của mỗi người cũng không phải là do bị tác động hay môi trường, bối cảnh xung quanh. Đó chẳng qua là việc bản thân chúng ta đang cảm thấy, là những việc chúng ta nghĩ nên làm và phải làm. Nhiều lúc, chỉ là chúng ta không dám nhìn thẳng vào sự thật hoặc đang không thực sự hiểu bản thân muốn gì. Tất cả, các quyết định vẫn nên là của chính chúng ta, cho chúng ta và vì chúng ta.

Tìm hiểu thêm: [Góc bàn luận] Email có phải là một “gánh nặng” trong công sở?

>>>>>Xem thêm: Thuyên chuyển công tác là gì? Những thông tin bạn cần nắm rõ

Mình cũng từng chứng kiến nhiều cuộc chia ly chóng vánh trong các tổ chức. Lúc đầu mình cũng cố gắng để níu kéo, để thuyết phục nhân viên ở lại. Có nhiều trường hợp thành công nhưng cũng không ít những trường hợp thất bại. Một phần, vì chúng ta không phải là họ. Chúng ta không thể hiểu họ hơn họ, biết họ đang cần gì hơn họ. Đôi khi, lý do cũng từ chính chúng ta tự suy luận thôi.

Vai trò là người làm Tuyển dụng, Nhân sự lâu năm, mình đã không còn cố gắng để thuyết phục ai đó ở lại hay hứa hẹn về một tương lai màu hồng, xán lạn ở tổ chức nào đó. Mình chỉ đặt câu hỏi để bản thân họ tự tìm ra câu trả lời, phân tích, chia sẻ một số góc nhìn để tự họ có thể tự đưa ra lựa chọn. Cho dù thế nào, quyết định vẫn nên ở chính bản thân họ.

Lớp học Nghề Tuyển dụng, mình dành ra hơn 60 phút để cùng với từng bạn phân tích các điểm mạnh, lợi thế hay các khả năng tiềm ẩn hoặc đang hoài nghi về bản thân. Ngoài việc sử dụng bài test năng lực toàn diện để làm cơ sở đánh giá, mình còn dùng kinh nghiệm sàng lọc và đánh giá ứng viên nhiều năm, kết hợp với khả năng hiểu, đọc vị ứng viên và tâm lý học, nhân tướng học, hiểu bối cảnh… để đưa ra các gợi ý…

Tuy nhiên, điều mà mình vẫn luôn hỏi các bạn và mong muốn ở các bạn nên tìm ra là các bạn đang hiểu bản thân mình đến đâu. Chỉ có việc hiểu rõ mình là ai, mình đang cần gì, mình đang tìm kiếm điều gì, mình có thể làm gì, hay quan điểm sống và giá trị mà bản thân mình đang muốn là gì… Đó mới là điều tối quan trọng.

Nếu sau khi cân nhắc, bạn vẫn đắn đo hay băn khoăn việc ĐI hay Ở thì đây là 5 gạch đầu dòng:

1 – Mục tiêu sắp tới trong lộ trình phát triển nghề nghiệp là gì? Học hỏi phát triển, thăng tiến hay tài chính?

2 – Đã chuẩn Tài chính đủ trong bao lâu (3-6 tháng) hay chưa? Nếu có nhiều người phụ thuộc thì cũng cân nhắc kỹ hơn.

3 – Hiểu thị trường lao động, công việc –> Khả năng tìm việc hoặc có được công việc sớm hay muộn (3-6 tháng).

4 – Những vấn đề đang gặp phải ở hiện tại do mình hay do người khác và cách giải quyết triệt để hoặc buông xuôi.

5 – Trung thực với bản thân, hiểu mình trước và xem mình thể tự thay đổi trước hay không?

Và thực tế là, người khác thường không quan tâm đến chúng ta như chúng ta vẫn nghĩ. Cho nên nên việc của mình thì mình vẫn phải làm, vẫn phải tự đưa ra quyết định, chọn lựa nhưng cần sáng suốt và tỉnh táo.

Chúc mọi thành công!

Tác giả: Bùi Đoàn Chung

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *