Tìm kiếm, chiêu mộ nhân tài là điều mà bất kỳ công ty nào cũng mong muốn. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng làm được và có những lý do khiến họ khó có thể tuyển dụng người giỏi. Vậy lý do đó là gì? Cùng Blogvieclam.edu.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: 8 lý do khiến công ty không thể tuyển dụng người tài
Tuyển dụng “người nhà”
Có rất nhiều nhân viên tuyển dụng vì không thể tìm kiếm người mới mà có xu hướng “cầu cứu” bạn bè, người thân vào làm việc. Tất nhiên, khi đã có quan hệ thì quá trình ứng tuyển, phỏng vấn sẽ dễ dàng hơn. Song, xét về năng lực chuyên môn thì có thể chưa thực sự tốt, đảm bảo được yêu cầu công việc. Còn những người tài giỏi vào công ty thì lại bị những mối quan hệ gia đình chèn ép, mọi thứ không công bằng nên sẽ nhanh chóng rời đi.
Mục tiêu tuyển dụng không rõ ràng
Lý do đầu tiên và quan trọng nhất có lẽ liên quan đến mục tiêu tuyển dụng của công ty. Nếu một công ty hoạt động mà không đặt ra mục tiêu cụ thể, không biết tuyển nhân viên về để làm những gì thì chắc chắn sẽ khó tuyển được người tài. Vì những người có năng lực sẽ muốn được làm việc ở môi trường phát triển, có định hướng rõ ràng chứ không phải mất thời gian ở những nơi kìm hãm tài năng của họ.
Không xác định được ứng viên mục tiêu
Việc tuyển dụng tràn lan, không xác định được đối tượng ứng viên theo vị trí công việc, yêu cầu tuyển dụng cũng là một lý do khiến cho doanh nghiệp không thể chiêu mộ được người tài giỏi. Bởi tùy vào từng vị trí sẽ đặt ra các tiêu chí nhất định và cần bản mô tả công việc riêng.
Ví dụ trưởng phòng kinh doanh thì sẽ cần có ít nhất 2 – 3 năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương, còn nhân viên kinh doanh thì chỉ cần ít kinh nghiệm, thậm chí có những nơi chấp nhận đào tạo. Và việc nhiều nơi tuyển dụng gộp chung các vị trí để đăng tin sẽ khó thu hút được ứng viên tiềm năng.
Không xây dựng thương hiệu tuyển dụng
Hiện nay, những ứng viên tài năng sẽ có xu hướng muốn làm việc ở môi trường chuyên nghiệp, có tiếng tăm, có thương hiệu riêng. Đối với họ, những công ty không có thương hiệu tuyển dụng hoặc là hoạt động kém thì sẽ không có hoạt động gì nổi bật, khó phát triển mạnh. Do đó, họ chắc chắn sẽ lựa chọn những công ty khác có tương lai hơn.
“Hời hợt” trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu thêm: 10+ Phần Mềm Kế Toán Thông Dụng Và Tốt Nhất 2024
Trước khi tham gia phỏng vấn, các ứng viên đã phải chuẩn bị rất kỹ lưỡng về kiến thức, tâm lý,… sẵn sàng để trao đổi với nhà tuyển dụng về những điều liên quan đến vị trí việc làm. Tuy nhiên, một số người lại tỏ ra khá hời hợt, không mấy quan tâm đến ứng viên, thậm chí họ còn không đọc CV trước đó, đến lúc phỏng vấn mới tranh thủ lướt qua. Đây có thể xem là một hành động thiếu tôn trọng ứng viên, để lại ấn tượng khá xấu và chắc chắn không thể thu hút, chiêu mộ được những người tài giỏi vào làm việc.
Không thể hiện được sức hấp dẫn của doanh nghiệp
Các ứng viên tài giỏi, có năng lực sẽ có nhiều sự lựa chọn khác nhau. Bởi vậy, nếu doanh nghiệp không thể hiện được sức hấp dẫn, điểm nổi bật thì sẽ khó thu hút được họ. Cùng 1 vị trí, công ty A đưa ra các chế độ phúc lợi tốt, công khai, minh bạch, còn công ty B luôn úp mở, thể hiện sự mập mờ về lương thưởng thì chắc chắn ứng viên sẽ không ngần ngại mà chọn công ty A để làm việc.
Đưa ra quyết định tuyển dụng theo cảm tính
“Trông mặt mà bắt hình dong”, tuyển dụng theo cảm tính là điều tối kỵ nhất khiến doanh nghiệp không thể tìm kiếm được người tài. Vì thực tế, không phải ai nhìn hướng ngoại, tự tin, xinh đẹp là sẽ đồng nghĩa với có năng lực. Ngược lại, những người hướng nội, trầm tính đôi khi lại là một “kho tàng tri thức lớn”. Để có cái nhìn khách quan nhất, nhà tuyển dụng cần phải đánh giá toàn diện ở tất cả các tiêu chí, yếu tố khác nhau.
>>>>>Xem thêm: Tuyển tập các câu hỏi SQL thường gặp trong phỏng vấn
Không quan tâm ứng viên sau tuyển dụng
Nhiều doanh nghiệp khi phỏng vấn thường đưa ra lời hứa hẹn là sẽ hỗ trợ đào tạo, giúp đỡ ứng viên phát triển trong công việc. Tuy nhiên, sau khi nhận việc, điều họ nhận được lại là sự thờ ơ, lạnh nhạt, không quan tâm. Các nhân viên mới nhưng lại phải làm đó là tự mày mò, tìm hiểu, thậm chí là không có bất kỳ kế hoạch nào cho công việc của họ. Điều này sẽ khiến cho những “tân binh” cảm thấy chán nản, không có động lực để làm việc. Dù họ là người có năng lực, tài giỏi, thế nhưng họ vẫn cần có người định hướng công việc ban đầu để làm quen và dần dần phát triển.
Tuyển dụng người tài chắc chắn là điều không đơn giản, dễ dàng với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi thường sẽ nằm ở bản thân các đơn vị, tổ chức này. Hy vọng rằng với 8 lý do khiến công ty không thể tuyển dụng người tài nêu trên, những người làm nhân sự trong doanh nghiệp sẽ nắm bắt và tìm cách khắc phục, từ đó chiêu mộ được đội ngũ nhân sự giỏi, tài năng nhé.