8C – Mô hình tuyển dụng hiệu quả mà doanh nghiệp cần biết

8C- Mô hình tuyển dụng hiệu quả sẽ giúp cho các doanh nghiệp đảm bảo được chất lượng nhân viên đầu vào, từ đó tiết kiệm được chi phí. Để nắm được mô hình này và ứng dụng dễ dàng, hãy cùng Blogvieclam.edu.vn tham khảo ngay bài viết sau.

Bạn đang đọc: 8C – Mô hình tuyển dụng hiệu quả mà doanh nghiệp cần biết

Một vài thông tin về mô hình 8C

Đối với những nhà tuyển dụng chắc chắn không còn xa lạ với mô hình 8C nữa. Mô hình này giúp cho doanh nghiệp lựa chọn được ứng viên phù hợp nhất trong quá trình tuyển dụng. Mục tiêu của mô hình này là đảm bảo hiệu quả khi ứng viên trở thành nhân viên chính thức của doanh nghiệp.

Mô hình tuyển dụng 8C

Những yếu tố hình thành nên mô hình 8C

Compensation – Cost (bồi thường – chi phí)

Công ty sẽ bỏ ra bao nhiêu tiền để nhận lại một ứng viên tiềm năng? Chữ cost thể hiện cho các chi phí mà công ty chi trả cho ứng viên làm việc tức thời. Thông thường mức chi phí này xảy ra với ứng viên bậc cao. Compensation sẽ phản ánh mức lương mà công ty trả cho nhân viên trong thời gian dài. Như vậy có thể thấy được chữ C đầu tiên trong 8C rất quan trọng.

Compensation – Cost (bồi thường – chi phí)

Contribution (đóng góp)

Chữ C thứ hai thể hiện kinh nghiệm của nhân viên đối với vị trí trước đó mà họ từng làm việc. Một số nhà tuyển dụng còn quan tâm đến những đóng góp công việc trước của họ ra sao? Bởi đây là yếu tố căn cứ xem ứng viên đó có phải người tâm huyết cho công việc hay không?

Capabilities (năng lực)

Năng lực là một yếu tố vô cùng quan trọng mà bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng sẽ chú ý đến. Đây cũng là khả năng của mỗi ứng viên có thể đáp ứng được yêu cầu công việc đề ra, từ đó hoàn thành được nhiệm vụ mà công ty đưa ra. Hầu hết, các nhà tuyển dụng đều đưa ra những tiêu chí nhất định để sàng lọc ứng viên. Doanh nghiệp càng lớn thì yêu cầu đặt ra càng cao, buộc người tham gia phải có năng lực thật sự.

Characteristics (tính cách)

Trong tuyển dụng rất ít doanh nghiệp chú ý đến tính cách của ứng viên, cái họ đặt nhiều quan tâm đó là khả năng, sự hoàn thành nhiệm vụ. Thế nhưng, tính cách lại là một phần quan trọng giúp ứng viên đó gắn bó với công việc lâu dài. Tính cách cũng phần nào phản ánh sự phù hợp của ứng viên và môi trường làm việc, khả năng thích nghi với công việc và đồng nghiệp. Để ươm mầm chính xác, ngay trong khâu tuyển dụng cần phải chọn lọc ra nhân tố sáng giá nhất, họ là người hòa đồng và dễ dàng thích nghi với văn hóa làm việc công ty.

Hiện nay có một số nhà tuyển dụng còn đưa ra bài test đánh giá độ phù hợp với văn hóa doanh nghiệp trước khi có quyết định tuyển dụng.

Tìm hiểu thêm: Cán Cân Xuất Nhập Khẩu Là Gì? Vai Trò & Cách Tính Chuẩn Nhất 2024

Characteristics (tính cách ứng viên)

Commitment (cam kết)

Ứng viên phải cam kết gắn bó lâu dài với công ty và cố gắng vì sự phát triển chung. Bởi doanh nghiệp không thể đầu tư quá nhiều chi phí cho tuyển dụng được. Ở mỗi lần tuyển dụng, họ cần lựa chọn người thích hợp để gắn bó nhất. Sự gắn bó của một nhân viên còn thể hiện ở hòa nhập, chấp nhận văn hóa công ty.

Career Development (phương hướng phát triển nghề nghiệp)

Để phát triển tổ chức của mình, bạn cần đưa ra những định hướng phát triển cá nhân, lộ trình thăng tiến rõ ràng cho họ. Đây là một cách thúc đẩy nhân viên cố gắng cống hiến hơn, được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Trên thực tế cho thấy, nếu nhân viên không có tham vọng phát triển, lâu dần sẽ không còn phù hợp với định hướng của công ty.

Connection (liên kết)

Trong xã hội hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều yêu cầu ứng viên có khả năng thay đổi, thích ứng để hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn, đặc biệt là hoàn thiện kỹ năng thiếu sót. Sự liên kết, mối quan hệ của mỗi nhân viên còn giúp công ty tận dụng nguồn lực tối đa.

Conveniences (thuận tiện)

Sự thuận tiện cũng là yếu tố quan trọng mà một người tuyển dụng cần chú ý đến. Thuận tiện ở đây phải kể đến đó là: Kinh tế, nơi ở, gia đình, quan niệm sống,… Bạn đừng nghĩ rằng những yếu tố này không ảnh hưởng đến tuyển dụng hiệu quả bởi vì nó chỉ là yếu tố phụ, nhỏ. Thế nhưng chính yếu tố phụ này lại quyết định khá nhiều đến sự gắn bó của nhân viên.

>>>>>Xem thêm: Giờ hành chính là gì? Những thông tin cần biết về giờ hành chính

Conveniences (sự thuận tiện khi đi làm)

Một ví dụ điển hình cho thấy: Doanh nghiệp tuyển dụng được vị trí trưởng phòng có tài năng, gắn kết được trong công việc. Thế nhưng sau một khoảng thời gian dài di chuyển 16km đến công ty thì người trưởng phòng đó xin nghỉ để làm tại công ty gần nhà. Mặc dù công ty đó điều kiện và mức lương thấp hơn. Điều này cho thấy yếu tố thuận tiện, cụ thể khoảng cách là vô cùng quan trọng.

Như vậy, bài viết trên đây Blogvieclam.edu.vn đã giúp bạn hiểu rõ hơn về 8C – Mô hình tuyển dụng hiệu quả trong doanh nghiệp. Rất hy vọng rằng các nhà tuyển dụng sẽ áp dụng thành công!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *