4P trong Marketing là gì? Ví dụ về 4P trog Marketing của thương hiệu nổi tiếng

4P là một trong những mô hình Marketing Mix được áp dụng khá phổ biến trong các doanh nghiệp hiện nay. Đây được xem như một công cụ để thực hiện các chiến lược tiếp thị thương hiệu. Vậy bạn đã hiểu 4P trong Marketing là gì chưa? Làm sao để ứng dụng chiến lược này một cách hiệu quả? Cùng theo dõi ngay bài viết sau để có câu trả lời nhé!

Bạn đang đọc: 4P trong Marketing là gì? Ví dụ về 4P trog Marketing của thương hiệu nổi tiếng

4P trong Marketing là gì? Ví dụ về 4P trog Marketing của thương hiệu nổi tiếng

4P trong marketing được biết đến là mô hình đầu tiên của Marketing Mix (Marketing hỗn hợp). Đây là tập hợp các công cụ tiếp thị với 4 yếu tố cơ bản bao gồm: Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (phân phối) và Promotion (xúc tiến). 4P Marketing được áp dụng khá nhiều, nhằm đạt được những mục tiêu lớn trong ra mắt sản phẩm

. Và để hiểu rõ hơn về các yếu tố 4P trong Marketing, mời các bạn theo dõi những thông tin chi tiết dưới đây.

4P trong Marketing là gì?

Product (sản phẩm)

Với chiến lược 4P trong Marketing thì sản phẩm chính là yếu tố trung tâm. Toàn bộ những hoạt động tiếp thị sẽ đều được bắt đầu với sản phẩm. Nếu như thiếu đi yếu tố này thì chúng ta sẽ không thể định giá, quảng bá hay kích thích người tiêu dùng đặt hàng.

Nó không chỉ là một thực thể vật chất đơn thuần mà còn nắm toàn bộ những khía cạnh vô hình, hữu hình khác. Ví dụ như là các dịch vụ, tính cách, ý tưởng hay tổ chức,…

Khi thiết kế các sản phẩm, doanh nghiệp sẽ cần phải lưu ý một số vấn đề quan trọng sau để đảm bảo mang lại hiệu quả tốt nhất:

  • Thứ nhất, sản phẩm sẽ được sản xuất hàng hoạt hay theo đơn đặt hàng?
  • Thứ hai, sản phẩm ra mắt là hàng tiện dụng, hàng mua sắm, hàng đặt biệt hay là thụ động?
  • Thứ ba, sản phẩm mới hoàn toàn hay đã tồn tại trên thị trường?
  • Thứ tư, hãy chắc chắn rằng sản phẩm của bạn khi ra mắt sẽ không mắc phải sai sót nào và nhận được phản hồi tốt từ khách hàng.

Price (giá cả) 

Giá cả hay còn được biết đến là giá trị tiền tệ. Đây là số tiền mà khách hàng sẽ phải trả cho doanh nghiệp để có thể sở hữu sản phẩm. Yếu tố này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra doanh thu khi áp dụng mô hình 4P Marketing.

Đối với các quyết định liên quan đến giá cả, doanh nghiệp sẽ cần phải hết sức cẩn trọng. Bởi đây chính là con dao 2 lưỡi trong 4P Marketing. Nếu như sản phẩm bạn đưa ra với giá quá cao thì sẽ có thể mang đến cảm giác chất lượng tốt cho khách hàng.

Tuy nhiên, điều này lại gây bất lợi cho doanh nghiệp khi đưa sản phẩm vào các cửa hàng. Do đó, các nhà tiếp thị khi áp dụng chiến lược này sẽ cần hiểu rõ nghệ thuật sử dụng thanh kiếm định giá và áp dụng sao cho khéo léo.

Place (phân phối)

Địa điểm phân phối các sản phẩm giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến chuyển giao quyền sở hữu từ nhà sản xuất cho khách hàng. Theo đó, tỷ số lợi nhuận của bạn sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc hàng hóa chuyển nhanh hay chậm. Sản phẩm đến điểm bán càng sớm thì khả năng làm hài lòng khách hàng sẽ càng cao. Từ đây, số lượng khách hàng trung thành với thương hiệu cũng gia tăng nhanh chóng.

Bởi vậy, đây là yếu tố mà doanh nghiệp cần hết sức quan tâm khi áp dụng chiến lược 4P trong Marketing, đảm bảo sự cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Promotion (quảng cáo, xúc tiến) 

Chiến lược quảng cáo, xúc tiến trong Marketing

Promotion là hình thức quảng bá sản phẩm giúp nhiều người biết đến thương hiệu hơn. Đây cũng là yếu tố quan trọng trong mô hình 4P Marketing và quyết định đến doanh thu của doanh nghiệp.

Tùy vào loại sản phẩm, mục tiêu của doanh nghiệp mà có thể lựa chọn nhiều hình thức để quảng cáo, làm sao cho sản phẩm nhanh chóng được người tiêu dùng tiếp cận.

Vai trò của chiến lược 4P trong Marketing

Thúc đẩy doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm mới chất lượng hơn 

Chiến lược 4P Marketing giúp cho doanh nghiệp, nghiên cứu và hiểu rõ hơn về thị trường, nhu cầu của khách hàng. Thông qua đó, họ sẽ đưa ra những ý tưởng sáng tạo hơn, mang đến những sản phẩm phù hợp, đáp ứng mong muốn đến từ người tiêu dùng.

Cụ thể, các sản phẩm ra sau sẽ được tiêu chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng tốt hơn, mang đến những lợi ích lớn hay thậm chí là vượt quá sự mong đợi của khách hàng.

Nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường 

Mục tiêu áp dụng các chiến lược Marketing của doanh nghiệp đó là đưa thương hiệu phát triển hơn, phổ biến rộng khắp quốc gia, khu vực,… Và khi áp dụng chiến lược này, doanh nghiệp sẽ thường xuyên có các hoạt động quảng cáo, giới thiệu sản phẩm. Điều này sẽ giúp cho hiệu quả kinh doanh được cao hơn, sản phẩm được bán nhanh, nhiều hơn. Đồng thời, việc quảng bá hình ảnh sản phẩm, doanh nghiệp cũng giúp khẳng định thương hiệu tốt hơn trên thị trường.

Vai trò của chiến lược 4P trong Marketing

Tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh và công bằng 

Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một lĩnh vực. Chính điều này đã và đang đòi hỏi các đơn vị cần thường xuyên đổi mới, ra mắt các sản phẩm tốt, chất lượng hơn, có những tính năng ưu việt hơn.

Bên cạnh đó, vấn đề giá cả cũng có sự cạnh tranh khá lớn và doanh nghiệp sẽ cần không ngừng giải quyết các vấn đề để tạo ra lợi thế cho mình. Việc cạnh tranh công bằng cũng là điều kiện để doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn.

4P Marketing giúp gia tăng lợi ích cho người tiêu dùng

Không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà chiến lược 4P này còn có vai trò quan trọng với người tiêu dùng. Cụ thể đó là các sản phẩm mới, chất lượng các tính năng tốt, giá cả cạnh tranh sẽ đáp ứng được nhu cầu của họ. Việc bỏ ra một số tiền phù hợp để sở hữu sản phẩm tốt chắc chắn là điều mà bất kỳ khách hàng nào cũng mong muốn.

Do đó, khi áp dụng chiến lược 4P Marketing, doanh nghiệp còn giúp gia tăng lợi ích cho khách hàng của mình, thu hẹp khả năng tiếp cận của họ với sản phẩm.

Ưu, nhược điểm của mô hình 4P Marketing

Hầu hết các chiến lược Marketing đều mang những ưu điểm, nhược điểm nhất định. Vậy bạn hãy cùng Blogvieclam.edu.vn tìm hiểu xem những ưu – nhược điểm của mô hình 4P trong Marketing là gì nhé!

Tìm hiểu thêm: 10 LỜI KHUYÊN VÀNG VỀ DINH DƯỠNG CHO DÂN VĂN PHÒNG

4p trong marketing

Ưu điểm

Tương tác với khách hàng dễ dàng

Thông qua mạng xã hội, doanh nghiệp sẽ có thể biết được những phản hồi của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ hay suy nghĩ của họ về chiến lược Marketing.

Bên cạnh những bài đăng liên quan đến thương hiệu được chia sẻ rộng rãi, doanh nghiệp cũng sẽ tiếp cận được nhiều khách hàng nhờ các bình luận tích cực. Nếu điều đó xảy ra thì chứng tỏ chiến lược của doanh nghiệp đang đi đúng hướng và tiếp cận đúng mục tiêu.

Đo lường các thông số một cách đơn giản

Thực tế, có rất nhiều công cụ khác nhau hỗ trợ cho việc đo lường thông số của hoạt động Marketing. Tuy nhiên, nếu áp dụng mô hình 4P, quá trình này sẽ được thực hiện một cách nhanh chóng, dễ dàng hơn rất nhiều.

Dù doanh nghiệp triển khai chiến lược Marketing trên bất kỳ kênh truyền thông đại chúng nào thì đều có thể thu thập số liệu rõ ràng, chi tiết. Theo đó, doanh nghiệp sẽ biết được kết quả tiếp cận khách hàng hiệu quả như thế nào để có những điều chỉnh phù hợp cho chiến lược tiếp theo.

Tiếp cận được công chúng mục tiêu một cách thông minh

Nhờ các kênh, công cụ Marketing hiện đại, mô hình 4P này giúp cho doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng mục tiêu nhanh chóng, hiệu quả.

Chẳng hạn như dịch vụ chạy quảng cáo sẽ thu hút được nhiều người quan tâm đến sản phẩm của doanh nghiệp và đây là những người có nhu cầu thực sự.

Nhược điểm

Dễ gây phiền nhiễu

4P Marketing giúp doanh nghiệp có thể biết được nhu cầu khách hàng qua nhiều kênh như Facebook, Instagram,…, từ đó đưa ra gợi ý. Tuy nhiên, điều này đôi khi cũng gây ra phiền toái, thậm chí là khó chịu cho người dùng bởi sự xuất hiện của quá nhiều thông tin, quảng cáo không phù hợp.

Dễ bị bỏ qua

Việc tiếp cận khách hàng bằng 4P Marketing hiện đại nhưng lại rất dễ bị bỏ qua. Chẳng hạn như bạn quảng cáo trên Facebook, người dùng chỉ cần lướt xuống hoặc bấm vào ẩn/bỏ qua là quảng cáo đó sẽ lập tức biến mất.

Cạnh tranh lớn

Thị trường Marketing phát triển rất mạnh mẽ, vì vậy mà rất nhiều người đua nhau “nhảy” vào. Điều này tạo ra cuộc cạnh tranh đầy khốc liệt, đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải sáng tạo, đổi mới thường xuyên để không bị lạc hậu so với đối thủ.

Bên cạnh đó, chiến lược vững vàng cùng tiềm lực tài chính cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong các cuộc đua này.

Các bước phát triển 4P marketing hiệu quả cho doanh nghiệp

Các bước phát triển 4P Marketing

 

Để chiến lược 4P Marketing đạt được hiệu quả tốt, doanh nghiệp cần biết cách triển khai theo 6 bước sau:

Xác định điểm bán hàng độc nhất

Điểm bán hàng độc nhất hay còn được biết đến là những giá trị mà chỉ riêng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mới có được. Đây chính là điểm khác biệt giúp cho đơn vị của bạn nổi bật hơn so với đối thủ.

Để có thể xác định được yếu tố này, doanh nghiệp sẽ cần:

  • Đặt mình vào vị trí của khách hàng để biết được mong muốn thực sự của họ.
  • Nắm được điều gì thúc đẩy khách hàng quyết định mua sản phẩm, dịch vụ.
  • Tìm lý do chính xác tại sao khách hàng mua sản phẩm của bạn thay vì mua của đối thủ.

Thấu hiểu khách hàng

Bước tiếp theo, doanh nghiệp bạn sẽ phải tìm hiểu để biết nhu cầu khách hàng là gì qua một số câu hỏi sau:

  • Ai là người sẽ mua sản phẩm/dịch vụ?
  • Những vấn đề mà khách hàng đang gặp phải là gì?
  • Khách hàng mong muốn có một sản phẩm/dịch vụ như thế nào?

Chỉ khi có được câu trả lời cho những câu hỏi trên, bạn mới có thể đưa ra phương án phù hợp, đúng với insight của đối tượng mà doanh nghiệp hướng tới. Từ đây, hiệu quả Marketing cũng sẽ tăng lên.

Tìm hiểu đối thủ

Hiểu về đối thủ cũng là bước rất quan trọng, giúp doanh nghiệp biết được những gì cần thực hiện. Ví dụ như các vấn đề liên quan đến chi phí, lợi ích đi kèm (giảm giá, ưu đãi đặc biệt, bảo hành,…) của đối thủ, bạn đều phải nắm được. Thông qua đó, doanh nghiệp sẽ tiến hành phân tích kỹ lưỡng và đặt ra các phương án tối ưu hơn.

Bước này sẽ giúp cho doanh nghiệp bạn xác định mức giá cho sản phẩm, dịch vụ một cách thực tế, khách quan, phù hợp với người tiêu dùng.

Đánh giá các kênh phân phối và địa điểm mua hàng

Để hoạt động Marketing đạt hiệu quả tốt, các kênh phân phối, địa điểm mua hàng cũng cần phải được xem xét, tính toán cẩn thận. Cụ thể, doanh nghiệp sẽ phải tìm hiểu các thông tin:

  • Khách hàng tiềm năng thường mua hàng ở những đâu?
  • Khách hàng thường sử dụng các kênh social nào để tìm kiếm, tiếp cận sản phẩm/dịch vụ?

Bên cạnh đó, việc lựa chọn kênh, hình thức Marketing cũng cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng. Bởi có nhiều kênh online như Facebook, website, Youtube,… có thể tiếp cận số lượng khách hàng trên phạm vi khá rộng. Nếu sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp chỉ phục vụ một thị trường nhất định thì bạn nên tập trung đẩy mạnh các kênh hoặc khu vực địa lý cụ thể.

Phát triển chiến lược truyền thông (Promotion)

Sau khi đã xác định được đối tượng khách hàng tiềm năng cũng như thiết lập mức giá cho sản phẩm, bạn sẽ tiến hành chạy chiến lược truyền thông.

Một điều cần lưu ý là dù doanh nghiệp bạn đang sử dụng phương thức quảng cáo nào thì cũng cần đảm bảo tính thu hút đối tượng khách hàng tiềm năng. Đồng thời, các tính năng, lợi ích của sản phẩm sẽ phải được làm nổi bật và dễ hiểu nhất.

Kết hợp các yếu tố và kiểm tra tổng thể

Cuối cùng, doanh nghiệp sẽ kết hợp các yếu tố và kiểm tra tổng thể chiến lược Marketing. Vì cả 4 yếu tố trong 4P Marketing đều phụ thuộc, có liên quan mật thiết với nhau nên việc kết hợp là điều chắc chắn cần thực hiện.

Ngoài ra, bạn cũng cần cân nhắc một số vấn đề như:

  • Các kênh phân phối, kênh Marketing có củng cố được giá trị của sản phẩm/dịch vụ không?
  • Các tài liệu quảng cáo có phù hợp với các kênh phân phối được đề xuất không?

Ví dụ về chiến lược 4P trong Marketing của các thương hiệu nổi tiếng

Hiện nay, chiến lược 4P trong Marketing đang được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng. Hãy cùng Blogvieclam.edu.vn tìm hiểu về chiến lược này của 3 đơn vị nổi tiếng là Starbucks, Coca Cola và KFC bạn nhé.

Starbucks

Chiến lược 4P của Starbucks

Tập đoàn Starbucks đã áp dụng chiến lược Marketing mix vô cùng khôn ngoan, giúp thương hiệu của họ có được vị thế lớn trên thị trường.

Cụ thể, chiến lược này đã xác định rõ các thành phần chính trong kế hoạch phát triển của công ty bao gồm sản phẩm, địa điểm, khuyến mại, giá cả. Starbucks thay đổi phong cách tiếp thị của mình theo thời gian như một phản ứng với những thách thức chiến lược, cạnh tranh từ các công ty khác.

Coca Cola

Là một trong những “Ông lớn” ngành nước giải khát và đồ uống có gas, Coca Cola luôn không ngừng đổi mới, tạo ra những chiến dịch quảng cáo độc đáo, hiệu quả. Nổi bật nhất phải kể đến chính là chiến lược 4P Marketing. Cụ thể, doanh nghiệp này đã áp dụng như sau:

  • Đặt trọng tâm vào các thị trường lớn và tiềm năng thay vì dàn trải ra nhiều quốc gia khác nhau.
  • Cải thiện chất lượng sản phẩm kết hợp với việc đẩy mạnh các chiến lược Marketing truyền thống.
  • Đầu tư chỉn chu cho các dự án lớn để có thể tác động tới và gây ấn tượng với khách hàng.
  • Đặt mục tiêu phát triển vào các thị trường truyền thống và đẩy mạnh cung ứng sản phẩm vào các thị trường này.
  • Cạnh tranh với các đối thủ có tiềm lực tương đương trên thị trường như Pepsi bằng các chiến dịch quảng cáo, dòng sản phẩm mới,…

KFC

KFC là một trong những thương hiệu rất quen thuộc với người Việt Nam, đặc biệt là các bạn trẻ. Để đạt được thành công như ngày hôm nay, KFC đã sử dụng Marketing mix “Bản địa hóa để chinh phục khách hàng” đó là:

  • Chiến lược về sản phẩm: Ngoài sự pha trộn của 30 phương thức tẩm ướp gia vị với 11 hương vị thảo mộc, KFC còn thường xuyên thay đổi khẩu vị, mẫu mã, kích thước món ăn,… để cho phù hợp với ẩm thực của Việt Nam.
  • Chiến lược về giá: KFC luôn tối giản về giá để đảm bảo phù hợp với chi tiêu của người Việt kết hợp với nhiều chương trình khuyến mại, ưu đãi lớn.
  • Chiến lược phân phối: KFC luôn không ngừng mở rộng các cơ sở bán hàng, nhằm mang đến những món ăn ngon cho tất cả người dân trên toàn quốc.
  • Chiến lược quảng cáo: KFC cũng tận dụng tối đa các kênh quảng cáo để phát triển thương hiệu, thu hút khách hàng như là các nền tảng mạng xã hội, kênh truyền thông, truyền hình, quảng cáo ngoài trời,…

>>>>>Xem thêm: Để áp lực không biến thành stress

Chiến lược 4P của KFC

Với những chia sẻ trên đây, hy vọng rằng các bạn đã hiểu rõ về 4P trong Marketing là gì cũng như cách áp dụng hiệu quả cho doanh nghiệp. Để biết thêm thông tin về chiến lược Marketing, các bạn hãy thường xuyên truy cập vào website jobsgo.vn nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *