Công chứng viên là gì? Điều kiện và tiêu chuẩn cần có theo quy định nhà nước

4.5/5 – (3 votes)

Công chứng viên là một trong những nghề đang gây sốt hiện nay khi nhận được đông đảo sự quan tâm của các bạn trẻ. Vậy công chứng viên là gì? Điều gì giúp nghề này trở nên hấp dẫn như vậy? Và làm sao để trở thành công chứng viên? Cùng JobsGO tìm hiểu ngay nhé!

1. Công chứng viên là gì?

Công chứng viên là gì?

Công chứng viên là gì? Công chứng viên là những người làm việc tại các văn phòng công chứng. Họ có đầy đủ  bằng cấp, giấy chứng nhận hành nghề do Bộ Tư Pháp cấp. Các công chứng viên có trình độ chuyên môn cao, am hiểu sâu rộng về toàn bộ các lĩnh vực, vấn đề liên quan đến pháp luật (Theo Luật công chứng số 53/2014/QH13).

Công việc chính của họ là tiếp nhận yêu cầu và chứng thực tính xác thực, hợp pháp của các loại văn bản, giấy tờ,… Ví dụ như là chứng thực hợp đồng, giao dịch, bản sao hộ khẩu, bản sao căn cước công dân, sơ yếu lý lịch,…

Việc làm này rất cần thiết, giúp họ có thể đảm bảo được quyền lợi, lợi ích hợp pháp của các cá nhân hay tổ chức, đơn vị.

Vậy vai trò của công chứng viên là gì? Cùng tiếp tục tìm hiểu ở phần tiếp theo bạn nhé!

2. Vai trò của công chứng viên

Công chứng viên là những người đóng vai trò vô cùng quan trọng. Với sự can thiệp của họ, các giấy tờ, văn bản, thủ tục tư pháp sẽ được giải quyết nhanh chóng, chính xác, phòng ngừa tình trạng tranh chấp hay những rủi ro, hạn chế cho cá nhân, tổ chức.

Bên cạnh đó, họ còn có vai trò trong việc bảo vệ quyền lợi của mọi người khi tham gia ký kết hợp đồng, văn bản. Hiện nay, công chứng viên chịu sự quản lý nghiêm ngặt của Bộ Tư Pháp, được nhà nước bổ nhiệm và cũng được xem là công chức nhưng dưới hình thức tự do.

3. Tiêu chuẩn công chứng viên theo quy định

Tiêu chuẩn công chứng viên theo quy định

Trở thành công chứng viên là mơ ước, mục tiêu phấn đấu của rất nhiều người. Tuy nhiên, đây không phải là công việc mà ai muốn cũng có thể ứng tuyển. Các điều kiện, tiêu chí bắt buộc dành cho nghề này bao gồm:

  • Là công dân Việt Nam, đang có hộ khẩu thường trú tại nước Việt Nam.
  • Là người có nhân cách, phẩm chất đạo đức tốt.
  • Tốt nghiệp ngành Luật với tấm bằng cử nhân.
  • Đã từng công tác với thời gian thực thi theo pháp luật đúng quy định từ 5 năm trở lên, có bằng luật tại các cơ quan thực thi pháp luật.
  • Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật công chứng hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật công chứng.
  • Đối với các trường hợp được miễn đào tạo nghề công chứng thì cần hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng 03 tháng.
  • Đối với các trường hợp không được miễn đào tạo nghề công chứng thì cần tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng kéo dài trong 12 tháng sau khi có bằng cử nhân luật.
  • Cần đảm bảo các yêu cầu liên quan đến kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng.
  • Có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh nan y, khó chữa.

4. Quy định về đào tạo và miễn đào tạo nghề công chứng

Dưới đây là một số quy định về đào tạo và miễn đào tạo nghề công chứng bạn nên biết:

4.1 Về đào tạo nghề công chứng

Cơ sở đào tạo nghề công chứng, chương trình khung đào tạo nghề công chứng

  • Theo Điều 9 của Luật Công chứng, cơ sở đào tạo nghề công chứng là Học viện Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp.
  • Khung chương trình đào tạo nghề công chứng sẽ được xây dựng bởi chủ trì là Học viện Tư pháp phối hợp với Cục Bổ trợ tư pháp. Chương trình sẽ được trình lên Bộ trưởng Bộ Tư pháp duyệt và ban hành.

Công nhận tương đương đối với người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài

Quy định về đào tạo và miễn đào tạo nghề công chứng 

Trường hợp đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài được công nhận tương đương trong các trường hợp sau đây:

  • Có văn bằng đào tạo nghề công chứng được cấp bởi cơ sở đào tạo ở nước ngoài thuộc phạm vi áp dụng của Hiệp định về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng hoặc Điều ước quốc tế có liên quan đến văn bằng mà Việt Nam là thành viên.
  • Có văn bằng đào tạo nghề công chứng được cấp bởi cơ sở đào tạo ở nước ngoài mà nước đó hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước đó đã công nhận chương trình đào tạo nghề công chứng.

Người đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài nếu muốn được công nhận tương đương văn bằng thì cần nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến Bộ Tư pháp. Các tài liệu trong hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đề nghị công nhận tương đương đào tạo nghề công chứng (mẫu TP-CC-01).
  • Bản sao văn bằng và bản sao kết quả đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài. Bản sao này đã được dịch và bản dịch cần được công chứng theo quy định của pháp luật.

4.2 Các trường hợp miễn đào tạo nghề công chứng

Người được miễn đào tạo nghề công chứng sẽ thuộc các trường hợp sau đây:

  • Người đã đảm nhiệm các vị trí thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên.
  • Người đã làm việc trong vai trò luật sư từ 05 năm trở lên.
  • Người đã làm giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật.
  • Người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.

Theo quy định tại khoản 1 điều 10 của Luật công chứng, các đối tượng được miễn đào tạo nghề công chứng cần phải tham gia khóa bồi dưỡng kỹ năng hành nghề công chứng và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng. Khóa đào tạo kéo dài 3 tháng tại các cơ sở đào tạo nghề công chứng trước. Hoàn thành khóa học này, học viên sẽ được cấp chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng và đủ tiêu chuẩn trở thành công chứng viên.

5. Quyền và nghĩa vụ của công chứng viên

Quyền và nghĩa vụ của công chứng viên

Công chứng viên sở hữu các quyền và nghĩa vụ sau đây:

5.1 Quyền của công chứng viên

  • Công chứng viên được pháp luật bảo đảm quyền hành nghề công chứng.
  • Công chứng viên được tham gia thành lập văn phòng công chứng hoặc làm việc theo chế độ hợp đồng cho tổ chức hành nghề công chứng.
  • Công chứng viên có thể công chứng hợp đồng, các giao dịch, bản dịch theo quy định của Luật.
  • Công chứng viên có quyền đề nghị cá nhân, tổ chức, cơ quan cung cấp những thông tin, tài liên liên quan để phục vụ cho quá trình công chứng.
  • Trong các trường hợp hợp đồng, giao dịch, bản dịch có dấu hiệu trái đạo đức hay vi phạm pháp luật, công chứng viên có quyền từ chối công chứng.
  • Một số quyền khác theo quy định của Luật.

5.2  Nghĩa vụ của công chứng viên

Bên cạnh các quyền nêu trên, công chứng viên cần thực hiện những nghĩa vụ sau đây:

  • Tuân thủ và chấp hành chính xác các nguyên tắc hành nghề công chứng.
  • Cần hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng.
  • Trong quá trình hành nghề, công chứng viên có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng.
  • Giải thích cho người yêu cầu công chứng về quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ một cách rõ ràng, cụ thể, chi tiết.
  • Trong trường hợp từ chối công chứng, công chứng viên phải giải thích đầy đủ lý do.
  • Công chứng viên có nghĩa vụ giữ bí mật về nội dung công chứng.

6. Những trường hợp không được làm nghề công chứng

Ngoài những tiêu chuẩn trên thì nhà nước cũng đưa ra một số quy định về trường hợp không được phép làm nghề công chứng viên đó là:

  • Những đối tượng đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tòa án kết tội bằng bả án. Những tội này có thể là do vô ý hay cố ý, dù thực hiện xong nhưng vẫn để lại án tích, chưa được xóa án.
  • Đối tượng đang bị áp dụng các biện pháp xử lý liên quan đến hành chính, xử phạt án treo hoặc theo quy định của pháp luật.
  • Trường hợp người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không được hành nghề công chứng.
  • Những cán bộ, công nhân viên chức đã hay đang bị bãi nhiệm, bị kỷ luật (thôi việc, cách chức), người làm sĩ quan, quân nhân, làm trong quân đội bị kỷ luật cũng không được làm công chứng viên.
  • Đối tượng đã từng làm luật sư nhưng bị thu hồi chứng chỉ hành nghề, bị xóa tên khỏi danh sách đoàn luật sư, người có thẩm quyền bị hạ hoặc bãi quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề, đang bị thi hành án 3 năm kể từ khi bị tịch thu chứng chỉ.

Với những chia sẻ trên đây, chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ về nghề công chứng viên là gì cũng các thông tin liên quan rồi phải không? Nếu bạn đang yêu thích, muốn theo đuổi nghề này thì hãy cố gắng học tập, trau dồi kiến thức và theo đuổi ước mơ của mình nhé. Chúc các bạn may mắn và thành công trên con đường mình lựa chọn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *